[Kết Nối Tri Thức] Giáo án Thể Dục 6 Chủ đề 4 - Kenhgiaovien

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 4: BÀI TẬP THỂ DỤC

  1. NỘI DUNG VÀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
  2. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Bài thể dục liên hoàn

- Từ nhịp 1 đến nhịp 11

- Trò chơi phát triển khéo léo

2

2

Bài thể dục liên hoàn

- Từ nhịp 12 đến nhịp 23

- Trò chơi phát triển khéo léo

2

3

Bài thể dục liên hoàn

- Từ nhịp 24 đến nhịp 30

- Trò chơi phát triển khéo léo

3

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TT

Tên bài

Kế hoạch dạy học

Tiết 1-2

Tiết 3- 4

Tiết 5-7

1

Bài thể dục liên hoàn

Từ nhịp 1 đến nhịp 11

x

2

Bài thể dục liên hoàn

Từ nhịp 12 đến nhịp 23

x

3

Bài thể dục liên hoàn

Từ nhịp 24 đến nhịp 30

x

  1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
  2. MỤC TIÊU

- Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng thực hành bài tập thể dục liên hoàn.

- Rèn luyện tư thế, phát triển năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng trong không gian và nhịp điệu.

II - YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

- Nhận biết được mục đích, tác dụng luyện tập bài tập thể dục.

- Nhận biết và ghi nhớ được hình thái biểu hiện, tên gọi các động tác.

- Biết cách đếm nhịp, cách thực hiện các động tác.

- Nhận biết được một số sai sót đơn giản trong luyện tập, cách sửa chữa.

- Nhận biết yêu cầu và cách hoạt động nhóm, biết hợp tác với bạn để luyện tập.

- Biết cách vận dụng bài tập để tự rèn luyện thân thể.

  1. Kĩ năng

- Thực hiện cơ bản đúng các động tác theo nhịp.

- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.

- Thực hành được bài tập theo nhịp tự hô để rèn luyện thân thể.

  1. Thế lực

- Có sự phát triển về năng lực liên kết động tác, năng lực định hướng và nhịp điệu.

  1. Thái độ

- Tích cực, chủ động trong phối hợp nhóm, tổ để luyện tập.

- Bước đầu có thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

BÀI 1: BÀI THỂ DỤC LIÊN HOÀN

(Từ nhịp 1 đến nhip 11)

(Thời lượng 2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Luyện tập từ nhịp 1 đến nhịp 11 bài tập thể dục liên hoàn

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
  • Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
  1. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV Sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về hoạt động luyện tập hoặc trình diễn các loại hình bài tập thể dục, yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Bài tập thể dục 8 động tác.

+ Bài tập thể dục nhịp điệu, bài tập thể dục dưỡng sinh.

+ Đồng diễn thể dục, bài tập thẻ dục liên hoàn,...

- Sử dụng phương tiện trực quan, động tác mẫu để HS nhận biết về hình ảnh của các động tác nhịp 1 — 11. Đặt câu hỏi về bài tập thể dục đã học ở Tiểu học để thu hút sự chú ý của HS đối với nội dung học tập:

+ Kể tên các động tác của bài tập thể dục đã học ở Tiểu học.

+ Nêu cách thực hiện các động tác của bài tập thể dục đã học ở Tiểu học.

+ Mỗi bài tập thể dục đã học ở Tiểu học gồm mấy nhịp?

- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài thể dục liên hoàn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 1 đến nhịp 11)

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các động tác từ nhịp 1 đến nhịp 11

  1. Mục tiêu: HS biết động tác từ nhịp 1 đến nhịp 11 và luyện tập
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác từ nhịp 1 đến nhịp 11.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:

+ Nhằm lẫn giữa bên phải, bên trái.

+ Chưa chính xác về hướng của động tác.

+ Thực hiện động tác không đúng nhịp hô, thiếu tính nhịp điệu.

+ Thiếu đồng bộ giữa chuyển động của tay, chân, thân người.

+ Thực hiện động tác thiếu lực.

+ Nhịn thở khi thực hiện động tác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

+ Tập từng nhịp, từng tư thế

+ Tập theo nhịp hô chậm kết hợp dừng và tư thế từ 3 – 5 giây.

+ HS ghi nhớ cảm nhận về tư thế.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm.

- Nhịp 1: Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.

- Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, tay thẳng, lòng bản tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.

- Nhịp 3: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay sắp. đầu thẳng. mắt nhìn phía trước.

- Nhịp 4: Khuyu gối, hai tay hạ chéo trước bụng (tay trái bên ngoài, tay phải bên trong),

đầu cúi, mắt nhìn theo tay.

- Nhịp 5: Duỗi thẳng khớp gối, hai tay đưa sang ngang. lên cao chếch hình chữ V, lòng

bàn tay hướng vào nhau, đầu ngửa, mắt nhìn theo tay.

- Nhịp 6: Hai cánh tay hạ ngang vai, các đầu ngón tay chạm mỏm vai, đầu thẳng, mắt

nhìn phía trước.

- Nhịp 7: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, đầu thẳng. mắt nhìn phía trước.

- Nhịp 8: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, cẳng tay gập trước ngực, lòng

bàn tay sắp.

- Nhịp 9: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, xoay người sang trái.

- Nhịp 10: Trở về nhịp 8.

- Nhịp 11: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, xoay người snag phải.

(Hình ảnh miêu tả từ nhịp 1 đến nhịp 11 bên dưới)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
  4. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

  1. a) Luyện tập cá nhân

- Tập đếm nhịp †o, rõ ràng.

- Tập từng nhịp, phối hợp 3 — 4 nhịp trong mỗi lần thực hiện.

- Phối hợp 11 nhịp (từ nhịp 1 đến 11) từ chậm đến nhanh.

  1. b) Luyện tập theo cặp đôi

- Luân phiên đếm nhịp cho bạn luyện tập theo thứ tự: Từ từng nhịp đến phối hợp nhiều nhịp, từ chậm đên nhanh.

- Tự đánh giá và đánh giá kết quả luyện tập của bạn.

  1. c) Luyện tập nhóm

- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập liên hoàn 11 nhịp từ chậm đến nhanh.

- Quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn trong nhóm.

  1. Trò chơi bỏ trợ khéo léo.

Từ khóa » Bài Td Liên Hoàn Lớp 6