[Kết Nối Tri Thức] Giáo án Toán 2 Bài 17: Thực Hành Và Rải Nghiệm Với ...

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 17 : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI CÁC ĐƠN VỊ KI - LÔ – GAM, LÍT ( 2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Biết sử dụng được một số loại cân thông dụng để đo cân nặng một số đồ vật.

- Biết dùng ca 1l, chai 1l để đon, đo lượng nước ( dung tích) chưa trong một số đồ vật.

- Vận dụng thực hành và trải nghiệm, HS nắm được các thao tác cơ bản sử dụng công cụ để cân, đong với đơn vị đo khối lượng (kg) và đơn vị đo dung tích lít.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận

- Năng lực mô hình hóa toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn toán và các môn học khác, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng các công cụ, phương tiện học toán đơn giản ( bộ đồ dùng Toán 2…) để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

Năng lực riêng:

Qua hoạt động thực hành sử dụng công cụ để cân một số đồ vật hoặc đong, đo khối lượng nước, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán và năng lực giải quyết vấn đề.

  1. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cần thận, chính xác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:

- SGK, tài liệu dạy học, tranh ảnh liên quan.

- Các loại cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ, ca 1l, chai 1l.

  1. Đối với học sinh

- Một số đồ vật thực hành cân theo cân ( theo kg), lượng nước ca một lí

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: THỰC HÀNH VÀ TRẢ NGHIỆM VỚI CÁC ĐƠN VỊ KG, LÍT

I. KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu

- Giới thiệu các loại cân thông dụng (như SGK) và cách sử đụng mỗi loại cân đó để cân các đồ vật theo đơn vị ki-lô-gam (kg); giới thiệu ca 1l, chai 1l và cách sử dụng để đong, đo dung tích (lượng nước) ở các đồ vật theo đơn vị lít.

b.Cách tiến hành:

- GV giới thiệu cần đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ (vật thật) và cách sử dụng mỗi loại cân đó để cân một số đồ vật hoặc cân sức khoẻ một số bạn nào đó.

- Cần hướng dẫn sử dụng cản để cân các đồ vật một cách cụ thể để HS quan sát cách đứng lên cân bàn đồng hồ, đặt đồ vật lên đĩa cân, bàn cân; cách xem, đọc số ở kim trên cân đĩa hoặc kim trên cân đồng hồ,...).

- Những hình ảnh trong SGK là gợi ý, tuỳ điều kiện thực tế trường, lớp, GV có thể lựa chọn đồ vật cho phù hợp với mỗi loại cản.

b) GV nhắc lại các ca 1l, chai 1l, hoặc các cốc nhỏ dùng để đong, đo lượng nước

(dung tích) của một số đồ vật. (Cách thực hành đo, đong lượng nước bằng các chai 1l hoặc các cốc,...).

- GV có thao tác cụ thế đong, đo lượng nước bằng ca 1l hoặc chai 1l từ một bình hoặc ở can, xô nào đó (tranh ở SGK chỉ là gợi ý).

II. HOẠT ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Vận dụng thực hành cân nặng, đong, đolượng nước vào một số bài toán thực tế.

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

- Ở câu a và b, HS có thể quan sát tranh, bằng cảm nhận, kinh nghiệm đã có trong thực tế, có thể nhận biết, đoán được vật nào nhẹ hơn, vật nào nặng hơn.

- GV để cho HS cầm vật thật trên tay, ước lượng, cảm nhận rồi chia sẻ với bạn sau đó trình bày trước lớp.

- GV chọn những đồ vật khác gần gũi, sẵn có ở địa phương để thay thế các đồ vật trong SGK để dạy học.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

- Câu a: Yêu cầu như bài 1.

- Câu b: Quan sát cân (cân thăng bằng), nhận biết quả bưởi cân nặng bao nhiêu kg.

- Câu c: Từ hai câu trên, HS suy luận (bắc cầu) để biết quả cam nặng hơn hay nhẹ hơn 1 kg.

+ GV cho HS tập “ước lượng” (quả cam nhẹ hơn quả bưởi), sau đó dùng cân đo chuẩn (đặt hai quả lên hai đĩa cân, thấy rõ kim chỉ lệch, kết quả chính xác là quả cam nhẹ hơn quả bưởi).

+ Nên dùng quả bưởi, quả cam (vật thật) để HS tự thao tác, thực hành (GV hướng dẫn nếu cần).

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, trao đổi và kiểm tra chéo đáp án.

- GV mời 2 HS trình bày đáp án (GV hỏi tại sao biết được như vậy để HS giải thích).

- GV chữa bài, đánh giá.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề thông qua yêu cầu HS quan sát tranh, đọc đề, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.

- Câu a: Yêu cầu HS quan sát cân, đọc số đo trên đồng hồ, rồi cho biết mỗi túi cân

nặng bao nhiêu ki-lô-gam (chẳng hạn, túi muối cân nặng 2 kg. túi gạo cân nặng 5 kg).

- Câu b: Yêu cầu HS thực hiện các bước như giải bài toán có lời văn, trình bày được

bài giải

- GV cho HS hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo nhau.

- GV yêu cầu 2 HS trình bày bài giải.

- GV chữa bài, lưu ý HS lỗi sai.

Lưu ý: Cuối tiết học, GV cho HS củng cố bài học

- HS trình bày câu trả lời của mình.

- HS chú ý nghe, thực hành thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.

- HS lưu ý thực hiện các thao tác chính xác.

- HS chú ý quan sát, lắng nghe để nhận biết dung tích của can nước.

- HS chú ý nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS tự thực hiện thao tác, hoàn thành bài.

- HS trao đổi cặp đôi, nói cho nhau nghe ước lượng của mình và thống nhất đáp án.

- HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả.

- HS kiểm tra lại đáp án của mình và chỉnh sửa.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS quan sát tranh, hoàn thành câu a.

- HS tự ước lượng.

- HS thảo luận cặp đôi, nói cho nhau nghe ước lượng của mình.

- HS giơ tay trình bày câu trả lời.

- HS thực hiện cân đo kiểm tra dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS chữa bài.

- HS chú ý lắng nghe và hoàn thành bài.

- HS suy nghĩ lời giải và phép tính.

- HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe bài làm của mình.

Kết quả:

a) Túi muối cân nặng 2kg.

Túi gạo nặng 5kg.

b)

Túi gạo nặng hơn túi muối số ki - lô - gam là:

5 - 2= 3 (kg)

Đáp số: 3 kg.

- HS chỉnh sửa.

Từ khóa » Giáo án Bài Gam Lớp 3