Kết Quả Dự án Nuôi Tôm Sú Moana Thâm Canh Hai Giai đoạn Theo Quy ...

1. Mở đầu

Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, có 3 mặt giáp biển cùng với chế độ thủy, hải văn rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển, đặc biệt là nuôi thủy sản nước lợ. Nuôi tôm được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năm 2019, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh đạt 278.000 ha, chiếm 40% diện tích nuôi tôm của cả nước, với nhiều hình thức từ quảng canh đến siêu thâm canh. Giá trị tôm nuôi hàng năm chiếm đến 33% tống giá trị tôm nuôi trong cả nước.

Trong bối cảnh nuôi tôm sú thâm canh chịu nhiều tổn thất bởi do nhiều tác động từ dịch bệnh và nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng, chưa đổi mới quy trình công nghệ; năng suất sản lượng còn thấp; dịch bệnh thường xuyên xảy ra; sử dụng thuốc, kháng sinh phòng trị bệnh không đảm bảo an toàn thực phẩm; vật tư đầu vào giá thành cao thì việc tiếp cận con giống tốt, có khả năng kháng bệnh, nhanh lớn và áp dụng quy trình nuôi theo công nghệ Semi-biofloc là hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh vừa giảm giá thành để nâng cao hiệu quả.

Tôm giống Moana là sản phẩm của chương trình lai tạo giống tôm sú đầu não của Moana đặt tại Hawai, Mỹ. Tôm sú Moana là tôm được gia hóa nhằm tăng sản lượng và kháng bệnh tốt hơn. Tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF), kháng bệnh (SPR) qua nhiều công đoạn (sàng lọc từ tự nhiên, kiểm dịch, nhân giống chọn lọc, xây dựng trung tâm giống hạt nhân…), không mang mầm bệnh WSSV, YHV, TSV, HPV, IHHNV, MBV, IMNV ( Virus gây hoại tử cơ), NHPB, AHPNS/EMS và nhanh lớn.

Công nghệ Semi-biofloc được áp dụng để nâng cao khả năng kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Semi-biofloc là quy trình nuôi tôm ít thay nước nên chủ động được nguồn nước, không thải quá nhiều nước trong một vụ nuôi, không sử dụng kháng sinh, các hạt floc vừa làm sạch môi trường vừa làm thức ăn cho tôm nên giảm được chỉ số FCR trong vụ nuôi; đồng thời được áp dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi thông qua việc hạn chế trao đổi nước. Ở những vùng nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh với nhiều trang trại nuôi tôm, dịch bệnh dễ dàng lây lan thông qua nguồn nước. Do đó, giảm thay nước là một biện pháp để đảm bảo an toàn sinh học trong ao nuôi tôm, cá. Mặt khác, nuôi tôm ngày càng được thâm canh hóa và vấn đề chất thải và xử lý chất thải trở nên cấp thiết.

Từ những lý do trên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ngọc Hiển đăng ký thực hiện dự án: Nuôi tôm sú Moana thâm canh hai giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2. Đối tượng, tính khả thi và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ứng dụng công nghệ Semi Biofloc tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2.2. Tính khả thi

Tôm sú Moana là đối tượng tôm được gia hóa, tôm bố mẹ gia hóa và cải tiến di truyền với đặc điểm lớn nhanh so với tôm sú bản địa như sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao và thích ứng với các yếu tố môi trường. Chính vì vậy sú Moana đang là đối tượng nuôi dần được phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Tuy nhiên việc chạy đua theo lợi nhuận, thiếu quy hoạch và không tuân thủ các quy trình kỹ thuật (chất lượng con giống, mật độ, quy trình chuẩn bị ao, các biện pháp phòng trị bệnh, xả thải và quy hoạch) đã làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh xảy ra trong thời gian gần đây ở nhiều vùng và gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Áp dụng Nuôi tôm sú Moana thâm canh theo quy trình công nghệ Semi-biofloc nhằm giảm giá thành, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và phòng ngừa dịch bệnh sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nghề nuôi tôm, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Sản phẩm tôm nuôi của Dự án đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm, có tính cạnh tranh do quy trình nuôi tôm không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh để phòng trị bệnh; sản phẩm đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công nghệ Semi-biofloc mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn so với việc nuôi trong điều kiện bình thường bởi công nghệ này có thể nuôi với mật độ cao, mang lại năng suất cao, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp và môi trường nuôi ổn định. Hơn thế nữa, với những rủi ro về dịch bệnh do virus và sự gia tăng chi phí năng lượng trong các hệ thống nuôi truyền thống, thì công nghệ Semi-biofloc là giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm hiệu quả, bền vững và chi phí thấp hơn.

Dự án thành công sẽ mở ra một giải pháp mới trong việc hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là việc ứng dụng quy trình xử lý bằng sinh học, cân bằng hệ sinh thái trong ao, giảm tác động đối với môi trường, hạn chế dịch bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng thu nhập cho người nuôi tôm, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế ổn định và bền vững.

Dự án thành công sẽ mở ra cơ hội cho Cà Mau khắc phục tình hình khó khăn do dịch bệnh, mô hình nhân rộng sẽ góp phần phát triển nuôi tôm thâm canh đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

2.3. Phương pháp triển khai

2.4. Phân tích thống kê và đánh giá số liệu

Số liệu được nhập vào máy tính và xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 18, Microsoft Excel.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Kết quả giai đoạn ương tôm (pha 1):

3.1.1 Độ mặn:

Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày theo Biểu đồ 1:

Qua biểu đồ 1 cho thấy độ mặn của các ao ở giai đoạn ương tại 02 điểm nuôi tương đối giống nhau. Ao có độ mặn thấp nhất là ao 1 (hộ Huỳnh Hoàng Anh) 21‰ và cao nhất là ao 1, ao 2 (hộ ông Nguyễn Văn Thuấn) 25‰. Theo Chalor Limsuwan (1999), độ muối tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm là 18 – 25‰. Kết quả theo dõi độ mặn tại 02 điểm ương dao động từ 21 – 25‰ thích hợp cho tôm sú Moana tăng trưởng và phát triển.

3.1.2. pH:

Kết quả theo dõi pH được trình bày theo Biểu đồ 2:

Qua biểu đồ có thể thấy pH của các ao ở giai đoạn ương tại 02 điểm nuôi biến động không đáng kể trong suốt quá trình ương, và sự biến động này có khuynh hướng giảm dần ở cuối vụ ương. Nhìn chung tất cả các ao, pH biến động không lớn (7,7 - 8,6) không vượt quá 0,5 đơn vị pH trong suốt quá trình ương. Giá trị pH thấp nhất là ao 2 (hộ ông Nguyễn Văn Thuấn) 7,7, pH cao nhất là ao 2 (hộ Huỳnh Hoàng Anh) 8,5. Các giá trị này đều nằm trong ngưỡng thích hợp để tôm sú Moana phát triển.

3.1.3. Độ kiềm:

Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày theo Biểu đồ 3:

Qua Biểu đồ kết quả theo dõi cho thấy, độ kiềm ở tất cả các ao nuôi không có sự biến động lớn, đều nằm ở giá trị khá cao 90 - 130 ppm, ao có độ kiềm thấp nhất là ao ao 2 (hộ Huỳnh Hoàng Anh) 90 ppm, cao nhất là ao 1 (hộ Huỳnh Hoàng Anh) 130 ppm. Với giá trị độ kiềm ở các ao ương rất phù hợp cho tôm phát triển.

3.1.4. Ô xy hoà tan:

Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày theo Biểu đồ 4:

Kết quả theo dõi ở các ao ương của 02 điểm nuôi cho thấy hàm lượng DO hiện diện trong ao biến động không lớn (3,5 – 5 ppm). Thông thường hàm lượng DO biến động theo thời gian phát triển của tôm, chu kì phát triển của tảo, thời tiết. Hàm lượng DO có khuynh hướng cao trong thời gian đầu thả giống do mới cải tạo gây màu nước, tảo phát triển tốt.

3.1.5. Nhiệt độ

Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày theo Biểu đồ 5:

Nhiệt độ trong suốt giai đoạn ương của 2 điểm biến động không lớn, nhiệt độ trung bình từ 29 – 30C thích hợp cho sự tăng trưởng của tôm ương.

3.1.6. Độ trong:

Qua biểu đồ kết quả cho thấy, độ trong ở các ao ương của 02 điểm nuôi có sự biến lớn từ 9 – 35 cm. Độ trong có xu hướng giảm dần theo thời gian phát triển của tôm nuôi, càng về cuối giai đoạn ương độ trong càng giảm thấp (9 cm). Độ trong thấp nhất là ao 2 (hộ Nguyễn Văn Thuấn) 9cm. Theo Chalratchakol (1999) độ trong quá thấp có thể là do mật độ tảo quá dày (màu nước đậm đặc) hoặc do xác tảo và các chất lơ lửng (phù sa, mùn bả hữu cơ). Trong thực tế tại các ao nuôi trong dự án, độ trong của nước ao thấp là do các chất lơ lững, các hạt floc tạo ra. Kết quả này phù hợp với quy luật biến đổi về độ trong ở các ao nuôi tôm sú.

3.1.7. Semi - Biofloc:

Kuhn and Lawrence, (2012) cho rằng thành phần dinh dưỡng biofloc thay đổi theo điều kiện môi trường, nguồn carbon cung cấp, hàm lượng TSS, độ mặn, mật độ nuôi, cường độ ánh sáng, thực vật nổi, quần xã vi khuẩn và tỉ lệ vi khuẩn chiếm trong biofloc. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tảo (Lavens and Sorgeloos, 1996) và bio-floc (Avinemech, 2012). Qua biểu đồ kết quả cho thấy, mật độ floc ở các ao ương ở 2 điểm nuôi chênh lệch không nhiều, dao động trong khoảng 1 – 3 ml/l, ao có mật độ hạt floc thấp nhất là ao 2 (hộ ông Nguyễn Văn Thuấn) 0,5 ml/l. Mật độ floc có xu hướng giảm dần theo thời gian phát triển của tôm nuôi lý do trong thời gian ương xuất hiện nhiều cơn mưa gây ảnh hưởng đến việc tạo floc.

3.1.8. Khí độc NH3:

Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày theo Biểu đồ 8:

Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng NH3 ở giai đoạn đầu mới thả giống rất thấp nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm ở 8 tuần đầu ương.

3.2. Kết quả giai đoạn nuôi thương phẩm trong ao đất lót bạt (pha 2):

3.2.1. Độ mặn:

Biểu đồ 3 – 6 cho thấy độ mặn 4 ao nuôi của 02 hộ tương đồng, có khuynh hướng giảm theo thời gian nuôi. Tuy nhiên, từ tuần thứ 3 đến thứ 5 lượng mưa giảm, nắng gắt trong các tuần này gây ảnh hưởng đến độ mặn nhưng biến động không lớn sau đó giảm dần theo thời gian nuôi.

Nguyên nhân độ mặn giảm trong thời gian ương, nuôi là do vào mùa mưa nên lượng nước mưa làm độ mặn giảm dần. Đối với tôm sú moana nhu cầu về độ mặn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm.

Theo Chalor Limsuwan (1999), độ muối tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú là 18 – 25‰. Chanratchakool (2003) cho rằng tôm nuôi có nồng độ muối cao hơn 30‰ thường bị bệnh mà đặc biệt là bệnh đốm trắng, đầu vàng và khó lột xác, tôm có thể nuôi ở nồng độ muối thấp thì bệnh ít xảy ra nhưng độ muối không nhỏ hơn 7‰. Nếu nồng độ muối thấp hơn sẽ làm tôm bị còi, mềm võ, tỷ lệ sống thấp. Khi tôm đạt trọng lượng từ 10 - 12 g thì có thể nuôi ở nồng độ muối thấp mà ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Kết quả theo dõi cho thấy độ mặn ở các ao tôm là tương đối lý tưởng cho tôm phát triển.

Như vậy, yếu tố độ mặn ở các ao ương, nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp, điều này giúp tôm tăng trưởng nhanh trong quá trình nuôi.

3.2.2. pH

Giá trị pH biểu diễn cho sự hiện diện của ion H trong môi trường, pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tôm. Sự biến động lớn của pH trong ngày và trong tuần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây sốc làm tôm bỏ ăn và yếu đi. Ngoài ra, độ pH còn chi phối tính độc hại của khí Amonia và khí hydro sulfua gây ra (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Theo Briggs et al. (1994) nguồn nước có pH 7,5 – 8,5 là điều kiện tối ưu cho vi khuẩn nitrate hóa tăng trưởng.

Nhìn chung pH ở ao nuôi của 02 hộ biến động không đáng kể trong suốt quá trình nuôi, và sự biến động này có khuynh hướng tăng nhẹ vào giữa vụ nuôi và giảm dần ở cuối vụ nuôi. Nhìn chung tất cả các ao, pH biến động không lớn (7,5-8,5) không vượt quá 0,5 đơn vị pH trong suốt quá trình nuôi. Ở hộ ông Huỳnh Hoàng Anh pH thấp nhất là ở tuần thứ 8 và cao nhất là ở tuần thứ 2 của. Nguyên nhân làm pH nước ao biến động có thể do vật chất dinh dưỡng trong ao tích lũy ngày càng nhiều từ thức ăn thừa, phân tôm và đặc biệt là chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của tảo. Nhìn chung pH nước ở tất cả các ao nuôi đều thích hợp cho nuôi tôm.

3.2.3. Độ kiềm

Qua bảng kết quả cho thấy, độ kiềm ở tất cả các ao nuôi không có sự biến động lớn và đều nằm ở giá trị khá cao (100 - 125 ppm), Theo Chalor Limsuwan (2009) trong ao nuôi tôm sú, độ kiềm của nước ao tốt nhất cho tôm phát triển từ 80 – 160 ppm. Độ kiềm nhỏ hơn 40 ppm và cao hơn 200 ppm tôm khó lột xác và chậm lớn. Với giá trị độ kiềm ở các ao nuôi này rất phù hợp cho tôm phát triển.

3.2.4. Oxy hòa tan

Kết quả theo dõi ở tất cả các ao nuôi cho thấy hàm lượng DO hiện diện trong ao biến động không lớn (3,0 – 4 ppm). Thông thường hàm lượng DO biến động theo thời gian phát triển của tôm, chu kì phát triển của tảo, thời tiết. Trong ao nuôi có quạt nước góp phần đáng kể làm duy trì hàm lượng DO. Hàm lượng DO có khuynh hướng cao trong thời gian đầu thả giống do mới cải tạo gây màu nước, tảo phát triển tốt; tôm còn nhỏ tiêu tốn ít ô xy; độ đục thấp nên lượng ánh sáng mà tảo hấp thu để quang hợp lớn; thêm vào đó việc chạy quạt nước và oxy đáy cũng góp phần làm DO ổn định. Theo Whetston et al., (2002) ô xy hòa tan trong nước lý tưởng cho ao nuôi tôm là trên 5 ppm và không vượt quá 15 ppm.

3.2.5. Nhiệt độ

Biểu đồ 13: Kết quả theo dõi biến động nhiệt độ giai đoạn nuôi

Qua các biểu đồ cho thấy nhiệt độ ở các ao nuôi dao động từ 29 - 31C, và nhiệt độ có xu hướng tăng cao vào giữa vụ và giảm dần vào cuối vụ nuôi do bắt đầu thời điểm của mùa mưa. Tuy nhiên, qua đồ thị cho ta thấy sự biến động nhiệt độ theo thời gian nuôi là không lớn. Đối với các ao nuôi tôm thâm canh do có diện tích, độ sâu lớn, quá trình quạt nước và oxy đáy góp phần làm xáo trộn các tầng nước đã hạn chế sự phân tầng nhiệt, làm cho quá trình thu và tỏa nhiệt diễn ra chậm. Theo Chalor Limsuwan (2009), nhiệt độ 28 – 31C là tối ưu cho tăng trưởng của tôm sú. Nhiệt độ >33C hoặc <25C tôm giảm ăn từ 30 – 50%. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp tôm giảm hoặc bỏ ăn, chậm hoặc không lớn. Theo Chanratchakool et al. (1995) nhiệt độ cao hơn 33C hay thấp hơn 25C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm 30-50%, tôm sẽ giảm hoạt động tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công. Nhiệt độ cao > 35C, nhóm tảo lam gây hại cho tôm sẽ phát triển. Từ đó cho thấy nhiệt độ trong cả ao ương và ao nuôi của 02 hộ rất thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.

3.2.6. Khí độc NH3:

Biểu đồ 14: Kết quả theo dõi biến động NHgiai đoạn nuôi

Qua Biểu đồ trên có thể thấy khí độc NO2 tăng nhanh về cuối vụ do lượng thức ăn cung cấp vào ao nuôi kết hợp với chất thả của tôm (hơn 100 kg TĂ/ngày) do mức độ chuyển hóa thức ăn của nhóm vi khuẩn vị dưỡng không đáp ứng được. Tuy nhiên nhờ sử dụng vi sinh kết hợp với mật đường làm tăng sự phát triển của vi sinh vị dưỡng có trong ao nuôi đã đồng hóa các chất dinh dưỡng chuyển hóa ni tơ có trong môi trường nước thành cơ thể sống của chúng nên hàm lượng TAN không phát triển nhiều trong ao nuôi và vẫn trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm sú.

Qua Biểu đồ trên có thể thấy trong khoảng 5 tuần sau khi chuyển sang ao nuôi khí độc bắt đầu phát sinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Đặc biệt, ở ao 2 ở tuần thứ 5 NO2 tăng rất cao gây nguy hiểm cho tôm nuôi.

3.2.7. Kết quả tăng trưởng:

Kết quả biểu đồ cho thấy sau khi từ ao nuôi bạt chuyển sang ao đất lót bạt mé 90 ngày nuôi tôm đạt trọng lượng là 14,93 g/con (ao A) và 14,8 g/con (ao A), trung bình đạt 14,86 g/con. Trọng lượng thu hoạch là 29,4 g/con sau 150 ngày nuôi (ao A) và 28,57 g/con sau 152 ngày nuôi (ao A). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng ở các ao nuôi tương đối đồng đều.

4.Kết luận

Đây là Dự án có tính khả thi cao, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết khi vào chính vụ nhưng bằng kỹ thuật nuôi tôm sú bằng công nghệ Semi Biofloc đã giúp tôm nuôi thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, tỉ lệ sống và năng suất đều cao hơn so với các hộ nuôi thâm canh khác, ... Cụ thể: Tỉ lệ sống của tôm sú trong dự án đạt 90% cao hơn loại hình nuôi tôm sú thâm canh khác (dưới 85%). Dự án thành công góp phần nâng cao sản lượng tôm nuôi của tỉnh, bên cạnh đó nuôi theo hình thức này tôm không nhiễm kháng sinh, hóa chất nên đáp ứng tốt yêu cầu trong an toàn thực phẩm.

Hiệu quả của dự án đã giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân trong vùng dự án góp phần thực hiện tốt công tác nhân rộng trong thời gian tới giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhà.

Tăng Thiện Tính

Phòng NN & PTNT huyện Ngọc Hiển

Từ khóa » Tôm Sú Gia Hoá Là Gì