Kết Quả Khác Nhau Về Chất Lượng Nước ở Các “làng Ung Thư” Của Bộ ...
Có thể bạn quan tâm
- Miền Trung: Canh cánh nỗi lo những “làng ung thư”
- Cần làm rõ thực hư về 'làng ung thư'
- Khát nước sạch ở một trong 5 làng ung thư của cả nước
Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam” giai đoạn 1 do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) triển khai từ năm 2011 đến 2015 đã điều tra nguồn nước 37 làng được gọi là “làng ung thư”, thuộc 22 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo kết quả điều tra của dự án này, số người chết vì ung thư có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm với đặc điểm chung là nhiễm bẩn vi sinh, hàm lượng phenol, arsen hoặc mangan vượt tiêu chuẩn cho phép cao. Trong khoảng thời gian từ 5-20 năm qua, đã có 1.136 người chết vì ung thư ở các làng trên, chưa kể gần 400 người ở các xã lân cận.
Kiểm tra ô nhiễm ở một làng nghề. |
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế TP Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận để thông báo kết quả xét nghiệm chất lượng nước tại 10 làng ung thư ở các địa phương này với nội dung hoàn toàn khác những gì mà Bộ TN&MT công bố.
Theo ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), đầu năm 2015, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Sở Y tế 10 địa phương trên cung cấp thông tin về 10 làng nghi ung thư có nguồn nước bị ô nhiễm nặng theo báo cáo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia.
Dựa trên kết quả xét nghiệm chất lượng nước do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Pasteur Nha Trang tiến hành tại 10 làng nghi ngờ có nguồn nước bị ô nhiễm liên quan đến ung thư, cũng như căn cứ các báo cáo rà soát về số liệu mắc, tử vong do ung thư của Trung tâm Y tế dự phòng 10 địa phương trên, Cục Quản lý môi trường đã tổng hợp số liệu lại và thông báo kết quả cho các địa phương trên để người dân không nên hoang mang, lo lắng.
Bộ Y tế cho biết, báo cáo rà soát tỉ lệ mắc ung thư do Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành thu thập và báo cáo lên thì tỉ lệ mắc ung thư của các làng điều tra dao động từ 3-169/100.000 dân, tương đương với tỉ lệ mắc ung thư chung của toàn quốc (tỉ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam là 135/100.000 dân đối với nữ và 181,3/100.000 dân đối với nam), thấp hơn so với tỉ lệ chung của thế giới (182/100.000 dân).
Các loại ung thư chủ yếu gặp phải là ung thư gan, phổi, dạ dày, vòm, hầu họng, lưỡi, tử cung, máu, xương. Như vậy, số liệu điều tra của Bộ Y tế về số người mắc bệnh ung thư không khác biệt với kết quả điều tra toàn quốc đã thực hiện.
Về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, theo Bộ Y tế, các mẫu nước chủ yếu là nước giếng, được lấy tại các gia đình có người mắc, chết do ung thư và phân tích 24-25 chỉ tiêu như clorua, sắt tổng số, mangan, nhôm, asen vv…. Kết quả xét nghiệm theo báo cáo của 2 viện cho thấy, các mẫu nước ăn uống, sinh hoạt đều có hàm lượng chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép. Một số mẫu (22/63 mẫu) có các chỉ tiêu về độ đục, clorua, mangan, E.coli vv… cao hơn tiêu chuẩn cho phép, song các chất này chưa có khả năng gây ung thư.
Vì thế, Bộ Y tế cho rằng, qua báo cáo khảo sát về tình hình mắc ung thư và chất lượng nước của các đơn vị, chưa thấy có tỉ lệ mắc ung thư cao bất thường tại 10 làng được điều tra. Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại đây chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các tác nhân có khả năng gây ung thư, cũng như chưa có mối liên quan giữa các trường hợp mắc ung thư và chất lượng nước sinh hoạt tại các làng này.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cho rằng, đây mới chỉ là kết quả khảo sát ban đầu, để có thể xác định nguyên nhân gây ung thư cần phải có những nghiên cứu dịch tễ học sâu hơn. Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế 10 địa phương trên chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các làng nói trên.
Lý giải về kết quả “vênh” nhau giữa Bộ Y tế và Bộ TN&MT, ông Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng Sức khỏe môi trường cộng đồng, Cục Quản lý môi trường-Bộ Y tế, cho rằng, Bộ TN&MT không có chuyên môn về y tế nhưng vẫn lấy mẫu nước, lấy số liệu về bệnh tật, nên kết quả đã sai số lớn, nhất là về tỉ lệ người mắc bệnh ung thư. Hiện nay, người dân đều dùng nước máy nhưng phương pháp điều tra của Bộ TT&MT lại là lấy mẫu nước mặt và nước ngầm để kết luận là nguyên nhân số người mắc ung thư cao, là thiếu cơ sở khoa học.
Được biết, Cục Quản lý môi trường – Bộ Y tế đã họp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Bệnh viện K Trung ương cùng các đơn vị liên quan và thống nhất: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ của cuộc điều tra cho Cục Quản lý Môi trường –Bộ Y tế để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Hiện Bộ Y tế cũng đang thành lập Hội đồng khoa học cấp Bộ và dự kiến Hội đồng sẽ họp vào tháng 2-2017, có sự tham gia của Bộ TN&MT để trình bày kết quả điều tra, trước khi Hội đồng khoa học đánh giá và đưa ra kết quả cuối cùng và các khuyến nghị cần thiết.
Từ khóa » Nguồn Nước Bị ô Nhiễm Gây Ung Thư
-
Nhận Biết Nước ô Nhiễm Gây Ung Thư - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nguồn Nước ô Nhiễm Là Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Ung Thư
-
Nước Ô Nhiễm Gây Ung Thư: Cách Nhận Biết Và Xử Lý
-
Bệnh Ung Thư ,nguyên Nhân Từ Nguồn Nước Sinh Hoạt Nhiễm Asen
-
Nước Bị ô Nhiễm Là Nguy Cơ Cao Nhất Dẫn đến Ung Thư
-
Cảnh Báo 90% Nguyên Nhân Gây Ung Thư Là Do Sử Dụng Nước ...
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh Ung Thư Do Nguồn Nước ô Nhiễm
-
Tác Hại Của Nguồn Nước ô Nhiễm
-
Thực Hư Về 10 “làng Ung Thư” Có Nguồn Nước Bị ô Nhiễm Nặng | Y Tế
-
Nhận Biết Nguồn Nước Bị ô Nhiễm Bằng Phương Pháp đơn Giản
-
Bài ô Nhiễm Nguồn Nước - Thực Trạng Và Nguyên Nhân
-
[SỐC] 80% Nguồn Gốc Của Ung Thư Là Do Sử Dụng "nước Bẩn"
-
06 Chất Độc Nguy Hiểm Có Trong Nguồn Nước Sinh Hoạt
-
"Làng Ung Thư" Khát Nước Sạch - Tuổi Trẻ Online