KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI ...

  • Điều hướng chính
  • Nội dung chính
  • Thanh bên
  1. Trang chủ
  2. Lưu trữ
  3. Tập 507 Số 1 (2021)
  4. Các bài báo

Thanh bên bài viết

PDF Ngày xuất bản: 16/12/2021 Số lượt xem tóm tắt: 470 Số lượt xem PDF: 453 DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v507i1.1316 Số xuất bản Tập 507 Số 1 (2021) Chuyên mục Các bài báo Trích dẫn bài báo Kiến Nhật, P. ., Thị Việt Dung, P. ., & Thị Hồng Thúy, T. . (2021). KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI Ở VẾT THƯƠNG BÀN TAY. Tạp Chí Y học Việt Nam, 507(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v507i1.1316 Thêm định dạng trích dẫn
  • ACM
  • ACS
  • APA
  • ABNT
  • Chicago
  • Harvard
  • IEEE
  • MLA
  • Turabian
  • Vancouver
  • AMA
  • Tải xuống trích dẫn
  • Endnote/Zotero/Mendeley (RIS)
  • BibTeX

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị các tổn thương gân duỗi ở vết thương bàn tay. Nghiên cứu gồm 42 bệnh nhân với 50 ngón tay tổn thương gân duỗi bàn tay phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 08/2018 đến 05/2021. Kết quả,tuổi trung bình của bệnh nhân là 38.1; độ tuổi lao động (18-60 tuổi) chiếm 39/42 (92.9%) bệnh nhân; nam giới chiếm tỷ lệ cao với 37/42 bệnh nhân (88.1%). Tai nạn lao động là nguyên nhân của 2/3 số ca bệnh. Cơ chế tổn thương cắt do vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ 88.1% (37/42 ca). Ngón 2 có tỷ lệ tổn thương cao nhất với 18/50 ngón tổn thương (36%), vùng tổn thương hay gặp nhất là vùng VI với 13/50 trường hợp (26%). Phương pháp khâu nối trực tiếp được áp dụng cho 49/50 trường hợp (98%) với kỹ thuật khâu thay đổi theo vùng và mức độ tổn thương gân,1 trường hợp vết thương mất đoạn gân được tạo hình bằng ghép gân. Kết quả xa đánh giá theo Miller2, kết quả tốt chiếm 38/50 ngón tay (76%). Kết luận, đặc điểm lâm sàng của các tổn thương gân duỗi bàn tay rất đa dạng, cần có sự phân loại chính xác các loại vết thương tổn thương gân để đưa ra kỹ thuật phục hồi có hiệu quả. Kỹ thuật khâu nối trực tiếp gân đơn giản, phục hồi gân dưỗi đạt kết quả cao.

Chi tiết bài viết

Từ khóa

Vết thương gân duỗi bàn tay, khâu gân, ghép gân

Tài liệu tham khảo

1. Doyle JR (1999). Extensor tendons acute injuries. In: Green DP, Hotchkiss R, Pederson WC, eds Greeen′s operative hand surgery. 4th ed. Philadelphia: Churchill Livingstone;1441-1462. 2. Miller H (1942). Repair of severed tendons of the hand and wrist. Surg Gynecol Obstet; 75 :693-698. 3. Eaton RG (1969). The extensor mechanism of the fingers. Bull Hosp Joint Dis; 30 :39-47. 4. Dominic Patillo et al (2012). Open extensor tendon injuries: an epidemiologic study. Hand Surg;17(1):37-42. 5. Mohammed Ahmed Kadah (2015). Evaluation of the results of management of acute extensor tendon injuries of the hand. Menoufia Medical Journal;28(1):149-153. 6. Newport ML et al (1990). Long term results of extensor tendon repair. J Hand Surg; 15A, 961-966. 7. Khachaba YA (2008). Evaluation of the outcome after repair of injuries to the extensor tendons of the hand, [MScs thesis]. Cairo: Cairo University; 90-133. 8. Fitoussi F at al (2007). Extensor tendon injuries in children. J Pediatr Orthoop; 27: 863-866.

Từ khóa » Gân Duỗi