Kết Quả Thực Hiện Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao động Năm 2020 ...
Có thể bạn quan tâm
Cả hệ thống chính trị tập trung vừa phòng, chống dịch vừa thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ năm 2020 vẫn đạt được tích cực, cụ thể:
Điện lực Nghệ An tập huấn an toàn vệ sinh lao động
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 12/5/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ chính sách đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh đã kịp thời ban hành 03 Quyết định, 01 Kế hoạch và 06 công văn để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Công tác tuyên truyền, tập huấn
Tiến hành xây dựng, phát sóng, đăng tin gần 3.000 lượt tin, bài tuyên truyền trên báo viết, báo điện tử, website, mạng xã hội, trên đài PT&TH địa phương và hệ thống thông tin, truyền thanh phường, xã, thị trấn.
Trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020 Hội đồng ATVSLĐ tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã treo hơn 1.000 băng rôn, áp phích; phát hành 10.000 tờ rơi, tranh và tài liệu tuyên truyền tới các cơ sở, doanh nghiệp về công tác ATVSLĐ có lồng gép nội dung phòng chống dịch Covid-19.
Công tác tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ được quan tâm chỉ đạo. Trong năm 2020, đã tổ chức 17 lớp tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho hơn 120 cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, xã, và hơn 1.500 người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động về công tác ATVSLĐ, nhiều doanh nghiệp đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động; từng bước xây dựng văn hóa về an toàn lao động; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Công tác thanh tra, kiểm tra
Thực hiện Nghị quyết số 84//NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tư an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và Công văn số 907/TTCP-KHTH ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ, ngày 26/6/2020 UBND tỉnh đã ban hành công văn số 4044/UBND-TD chỉ đạo các Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các ban, ngành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm hạn chế, cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra để tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo đó, các sở, ngành, địa phương đã hạn chế tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BNN); việc quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
Năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn lao động làm 15 người bị nạn, trong đó có 04 người chết, 05 người bị thương nặng, 06 người bị thương nhẹ; làm thiệt hại về vật chất hơn 100 triệu đồng.
Đối với khu vực phi chính thức: xảy ra vụ nổ nồi hơi tại huyện Đô Lương làm 01 người chết, 02 người bị thương; vụ người dân đi vào khu vực khai thác đá của công ty CP Vật liệu 99 (Đô Lương) bị đá rơi trúng người dẫn đến tử vong.
Kết quả khám sức khỏe định kỳ: Trong 10 tháng đầu năm 2020, có 47 lượt đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động với tổng số 22.350 người, trong đó, nam: 3.330 công nhân, nữ: 19.020 công nhân (giảm 08 lượt đơn vị tổ chức khám, giảm 2.297 người được khám so với cùng kỳ năm 2019).
Quan trắc môi trường lao động: Tiến hành quan trắc môi trường lao động tại 26 cơ sở sản xuất với tổng số 3.197 mẫu vật lý (trong đó có 68 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép) và 3.075 mẫu đo hóa học (đều đạt tiêu chuẩn cho phép) (giảm 01 cơ sở sản xuất tổ chức đo, giảm 129 mẫu đo so với năm 2019).
Việc thực hiện chính sách ATVSLĐ đối với lao động đặc thù
Đối với lao động đặc thù (lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên...) được các doanh nghiệp sắp xếp, bố trí công việc phù hợp trên cơ sở kết quả khám sức khỏe định kỳ; không bố trí lao động đặc thù làm các công việc mà pháp luật lao động cấm. Chế độ, chính sách đối với lao động nữ, lao động là người khuyết tật (khám chuyên khoa, giảm giờ làm, bố trí lịch làm việc hợp lý...) được các đơn vị quan tâm thực hiện nghiêm túc.
Việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Nghệ An, việc thực hiện chính sách TNLĐ, BNN theo chế độ BHXH cho người lao động được quan tâm giải quyết đúng quy định của pháp luật. Trong 10 tháng đầu năm 2020 có 72 lượt người được duyệt hưởng chế độ tai nạn lao động (trong đó: có 42 người hưởng trợ cấp TNLĐ một lần; 30 người hưởng trợ cấp hàng tháng; 01 người hưởng trợ cấp phục vụ; 56 người được chi trả phí giám định y khoa; 03 người hưởng trợ cấp dưỡng sức sau TNLĐ), tương ứng số tiền chi trả là 1.479.439.000 đồng.
Một số nhiệm vụ giải pháp thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thời gian tới
1. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương; tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ chính sách đối với người lao động tại Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục về ATVSLĐ cho người lao động. Phối hợp, lồng ghép tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ vào trong các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh Nghệ An để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn; đồng thời tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ năm 2021 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
4. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ của chính quyền địa phương cấp huyện, xã. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATVSLĐ để xảy ra TNLĐ, BNN nghiêm trọng.
5. Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách của tỉnh, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN và đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
6. Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:
Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng người lao động phụ trách công tác ATVSLĐ.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ; huấn luyện kỹ năng nhận diện nguy cơ, đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngừa TNLĐ; tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Thường xuyên tự kiểm tra, rà soát các vị trí sản xuất; chủ động phòng ngừa, kiểm soát, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; triển khai thực hiện quyết liệt nhằm khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại trong công tác ATVSLĐ.
Nghiên cứu, lựa chọn sử dụng công nghệ sản xuất phù hợp, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại, xây dựng thiết chế văn hóa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Thực hiện đúng quy định về công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động; chấp hành nghiêm túc việc báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Những Tồn Tại Trong Công Tác Atvslđ
-
Tồn Tại, Hạn Chế Trong Công Tác ATVSLĐ Và định Hướng Xây Dựng ...
-
Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Công Tác AT-VSLĐ Tại Việt Nam, Nguyên ...
-
Giải Pháp Khắc Phục Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Hệ ... - Sapuwa
-
Thực Trạng Công Tác An Toàn, Vệ Sinh Lao động ở Doanh Nghiệp Và ...
-
Giải Pháp Khắc Phục Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Hệ Thống Luật Về ...
-
Những Vấn đề đặt Ra Trong Công Tác An Toàn Vệ Sinh ... - Báo Hòa Bình
-
Những Vấn đề đặt Ra Trong Công Tác An Toàn Vệ Sinh ... - Báo Hòa Bình
-
Nhiều Bất Cập Trong Công Tác đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Lao động
-
Những Bất Cập Trong Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao động
-
Xóa “lỗ Hổng” Trong Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao động
-
Công Tác An Toàn Lao động, Vệ Sinh Lao động Tại Các đơn Vị Trực ...
-
Những Vướng Mắc Trong Triển Khai Luật An Toàn Vệ Sinh Lao động Và ...
-
Còn Nhiều Bất Cập Trong Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao động
-
Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Công Tác AT-VSLĐ Tại Việt Nam, Nguyên ...