Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Cho Thấy Những Bệnh Gì? - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Nước tiểu là dịch bài xuất của cơ thể, là sản phẩm cuối cùng của hệ bài tiết bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Do đó nước tiểu chứa nhiều chất độc. Dấu hiệu bệnh tật phản ánh tình hình sức khỏe tiềm ẩn của cơ thể được thể hiện qua hàm lượng các chất như glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn.
Theo BS.CKII Đinh Cẩm Tú, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, nhiều bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh tiểu đường, các bệnh lý liên quan đến bàng quang, thận, gan... được phát hiện thông qua các chỉ số xét nghiệm nước tiểu.
Giá trị pH
Giá trị bình thường của pH trong nước tiểu nằm trong khoảng 5 - 7, tùy thuộc vào chế độ ăn uống. Trong đó, nếu giá trị <5 (axit cao), chỉ số gợi ý có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tiểu đường, tiêu chảy... Nếu giá trị >7 (axit thấp) cho biết các bệnh lý về nhiễm trùng.
Protein (Pro)
Protein trong nước tiểu cho phép dao động trong khoảng 7,5 - 20mg/dL hoặc 0,075 - 0,2 g/L. Nếu chỉ số này cao hơn chính là dấu hiệu về bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, protein nước tiểu tăng cũng cho biết bệnh lý liên quan đến tiền sản giật trong thai kỳ.
Glucose (Glu)
Chỉ số Glucose (đường) trong nước tiểu cho phép từ 50 - 100 mg/dL hoặc 2,5 - 5 mmol/L. Glucose thường không có trong nước tiểu hoặc có rất ít. Khi chỉ số Glucose tăng cao có dấu hiệu về bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tụy, glucose niệu do chế độ ăn uống hoặc ở phụ nữ mang thai.
Nitrate (NIT)
Lượng Nitrite cho phép từ 0,05 - 0,1 mg/dL. Chỉ số thường phản ánh tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra enzyme có thể chuyển nitrate thành nitrite. Nếu xét nghiệm tìm thấy nitrite trong nước tiểu là dấu hiệu của nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhất là vi khuẩn E.Coli, nguyên nhân gây ra tiêu chảy, đau bụng, sốt.
Ketone (KET)
2,5 - 5 mg/dL hoặc 0,25 - 0,5 mmol/L là chỉ số cho phép của hàm lượng Ketone có trong nước tiểu. Những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate (cam, chuối, bưởi, táo, khoai lang,...), nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài có hàm lượng Ketone nước tiểu tăng. Ngoài ra, Ketone còn xuất hiện với mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.
Bilirubin
Bilirubin là sản phẩm phân hủy của huyết sắc tố với chỉ số cho phép từ 0,4 - 0,8 mg/dL hoặc 6,8 - 13,6 mmol/L. Bilirubin bình thường thải qua đường phân và không có trong nước tiểu. Nếu bilirubin xuất hiện trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo của gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị tắc nghẽn.
Urobilinogen (UBG)
Chất urobilinogen là sản phẩm phân hủy của bilirubin. Chỉ số urobilinogen giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về gan hay túi mật. Tương tự bilirubin, hàm lượng urobilinogen nước tiểu cao hơn 0,2 - 1,0 mg/dL hoặc 3,5 - 17 mmol/L sẽ phản ánh bệnh lý gan mật như xơ gan, viêm gan, sỏi mật,...
Blood (BLD)
Chỉ số BLB (tế bào hồng cầu) cho phép của tế bào hồng cầu trong nước tiểu trong khoảng 0.015 - 0.062 mg/dL hoặc 5 - 10 Ery/UL. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan...
Leukocytes (LEU)
Nếu chỉ số LEU (tế bào bạch cầu) trong nước tiểu cao hơn 10 - 25 Leu/UL, cơ thể có nguy cơ cao mắc bệnh về nhiễm trùng tiết niệu (nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm). Ngoài ra, sự gia tăng của tế bào bạch cầu có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt.
Specific Gravity (SG)
Specific Gravity (SG) là tỷ trọng nước tiểu giúp xác định nước tiểu loãng hay cô đặc do uống nhiều nước hay thiếu nước. Chỉ số SG được đo theo que thử cho phép trong khoảng 1,010 - 1,025. Nếu tỷ trọng nước tiểu giảm (<1,005), bệnh nhân có khả năng mắc các bệnh như đái tháo nhạt do thận, viêm cầu thận cấp, viêm bể thận hoặc hoại tử ống thận giai đoạn đa niệu. Tỷ trọng nước tiểu không thay đổi (= 1,010) gặp ở bệnh thận giai đoạn cuối, tỷ trọng nước tiểu có mức 1,010, nguyên nhân có thể do các bệnh thận gây ra suy thận mạn, viêm cầu thận mạn. Nếu tỷ trọng nước tiểu tăng (>1,035) cho biết về các bệnh như suy thượng thận, suy thận, hạ kali máu kèm phù, suy gan, suy tim, hội chứng thận hư, đái tháo đường, nhiễm độc...
BS.CKII Đinh Cẩm Tú khuyến nghị, khi có các dấu hiệu nghi ngờ như tiểu rắt, tiểu buốt, màu bất thường, tiểu ít kéo dài, đi tiểu nhiều lần... người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm nếu cần thiết. Điều này giúp bệnh nhân phát hiện, chẩn đoán sớm và có chiến lược điều trị kịp thời.
Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, cần nhịn đói 4 - 6 giờ, hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy. Không uống các loại nước uống có đường hoặc chất kích thích như cà phê, không nên ăn thực phẩm khiến nước tiểu đổi màu củ cải hoặc cà rốt hoặc một số loại thuốc uống thay đổi màu nước tiểu như các loại thuốc chống đông, metronidazole, sulfonamide, sắt sulfate ..
Đức Huy
Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu để Biết Bệnh Gì
-
Phương Pháp Xét Nghiệm Nước Tiểu Có Giúp Chẩn đoán Bệnh Chính ...
-
Góc Giải đáp: Xét Nghiệm Nước Tiểu Biết Bệnh Gì Và Có Chính Xác ...
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Và Nước Tiểu Trong Gói Khám Sức Khỏe ...
-
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU - ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Mục đích Của Việc Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Có Thể Biết được Những Bệnh Gì?
-
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU PHÁT HIỆN BỆNH GÌ?
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Biết Bệnh Gì?
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu, Quy Trình Và ý Nghĩa Trong Chẩn đoán Bệnh
-
Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Như Thế Nào? - Diag
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?
-
Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu Là Gì? - Suckhoe123
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Phát Hiện Bệnh Phụ Khoa