Kết Tràng ở Người Có Cấu Trúc Và Chức Năng Như Thế Nào? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Kết tràng ở người là cơ quan như thế nào?
- Cấu trúc của kết tràng ở người
- Kết tràng lên
- Kết tràng ngang
- Kết tràng xuống
- Kết tràng sigma
- Chức năng chung của kết tràng ở người
- Hệ thống mạch máu
- Thần kinh chi phối đại tràng
- Vai trò của lợi khuẩn đường ruột
- Một số bệnh lý ở kết tràng
- Những biện pháp để duy trì sự khỏe mạnh của kết tràng
Kết tràng ở người là một phần quan trọng của ruột. Cơ quan này có những cấu trúc và chức năng rất đặc trưng. Mọi tổn thương hoặc bệnh lý tại cơ quan này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy kết tràng có cấu trúc và chức năng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về vấn đề này.
Kết tràng ở người là cơ quan như thế nào?
Kết tràng ở người là phần chính của đại tràng. Nó giới hạn phía đầu với manh tràng và giới hạn phía cuối bởi trực tràng. Kết tràng có hình chữ U ngược, ôm lấy hồi tràng và hỗng tràng. Nó gồm có 4 phần: Kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma.
Thức ăn được tiêu hóa một phần sẽ di chuyển qua manh tràng vào kết tràng. Đây chính là nơi nước, một số chất dinh dưỡng và chất điện giải được loại bỏ. Phần còn lại, chất thải rắn được gọi là phân, di chuyển qua kết tràng. Nó được lưu trữ trong trực tràng, ra khỏi cơ thể qua ống hậu môn và hậu môn.
Cấu trúc của kết tràng ở người
Về hình thể bên ngoài, kết tràng có 3 dải cơ dọc, bao gồm:
- Mạc treo kết tràng (phía sau trong).
- Mạc nối (phía sau ngoài).
- Dải tự do (phía trước).
Kết tràng thường có màu xám vì có khá ít mạch máu nuôi dưỡng. Vì vậy, đây chính là vị trí của ruột già rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Xét về cấu tạo bên trong, đi từ trong ra ngoài, kết tràng gồm có 5 lớp:
- Lớp niêm mạc: Có nhiều nang bạch huyết.
- Tấm dưới niêm mạc: Chứa nhiều thần kinh và mạch máu.
- Lớp cơ: Bên ngoài là lớp cơ dọc, bên trong là lớp cơ vòng.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Lớp thanh mạc do lá tạng của phúc mạc ổ bụng tạo thành, có túi thừa mạc nối.
Kết tràng lên
Kết tràng lên đi qua hố chậu phải, vùng hạ vị bên phải và hạ sườn phải. Nó kết thúc ở nếp gấp ruột bên phải (góc gan), dài khoảng 20 cm. Đại tràng lên nằm sau phúc mạc và nó được nối với thành bụng sau bởi cân Toldt.
Một rãnh dọc sâu hoặc rãnh lõm (rãnh cận đại tràng phải) nằm giữa đại tràng lên và thành bụng bên. Đại tràng lên tham gia nhiều vào quá trình tái hấp thu chất lỏng và chất điện giải, dần dần tạo thành phân.
Kết tràng ngang
Đây là một trong 8 phần của kết tràng ở người. Đại tràng ngang kéo dài giữa các lần uốn cong góc ruột phải và trái (góc lách). Độ cong lớn của dạ dày và dây chằng dạ dày nằm ngay trên đại tràng ngang.
Kết tràng ngang nằm trong phúc mạc. Do đó, nó có thể di động được (không giống như đại tràng lên và đại tràng xuống). Hai phần ba gần của đại tràng ngang được tưới máu bởi động mạch đại tràng giữa. Đây là một nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Trong khi một phần ba sau được cung cấp bởi các nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới.
Kết tràng xuống
Kết tràng xuống kéo dài giữa phần uốn cong bên trái và đại tràng sigma. Nó di chuyển qua vùng hạ sườn trái và hố chậu trái. Phần này của đại tràng nằm sau phúc mạc. Cân Toldt cố định đại tràng xuống vào thành bụng sau.
Cung cấp máu cho phần này là động mạch ruột trái. Đại tràng xuống còn được gọi là ruột xa vì nó nằm xa hơn đường tiêu hóa so với ruột gần. Hệ vi sinh đường ruột rất dày đặc ở vùng này.
Kết tràng sigma
Kết tràng sigma hình chữ S đi từ hố chậu trái cho đến đốt sống xương cùng thứ ba (đoạn nối trực tràng). Phần này của đại tràng nằm trong phúc mạc. Nó được kết nối với thành chậu bởi mạc treo đại tràng sigma.
Các thành của kết tràng sigma là cơ. Nó có tác dụng co bóp để làm tăng áp lực bên trong đại tràng, giúp cho phân di chuyển vào trực tràng. Đại tràng sigma được cung cấp máu từ một số nhánh (thường từ 2 đến 6 nhánh) của động mạch sigma.
Chức năng chung của kết tràng ở người
4 chức năng chính của kết tràng ở người là:
- Tiêu hóa: Ở kết tràng vẫn diễn ra sự tiêu hóa của một số chất. Mặc dù phần lớn thức ăn được tiêu hóa ở ruột non và dạ dày. Một số thức ăn được tiêu hóa ở kết tràng bao gồm: chất xơ, các chất lipid, protein, glucid mà dạ dày và ruột non chưa tiêu hóa được.
- Tái hấp thu nước và các ion khoáng chất như natri và clorua.
- Đóng khuôn các chất bã. Đồng thời, đây cũng là nơi hình thành và lưu trữ tạm thời của phân.
- Duy trì một quần thể cư trú của hơn 500 loài vi khuẩn đường ruột.
- Là nơi diễn ra quá trình lên men vi khuẩn của các chất khó tiêu.
- Vào thời điểm thức ăn được tiêu hóa một phần đến phần cuối của ruột non (hồi tràng), khoảng 80% hàm lượng nước đã được hấp thụ. Đại tràng hấp thụ hầu hết lượng nước còn lại.
- Vòng bạch huyết ở kết tràng có vai trò miễn dịch quan trọng đối với cơ thể.
Hệ thống mạch máu
Động mạch
Kết tràng nhận máu động mạch chủ yếu từ động mạch mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới. Dòng chảy giữa hai hệ thống này giao nhau qua động mạch rìa của đại tràng. Chúng chạy song song với đại tràng trong suốt chiều dài của nó.
Các nhánh mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới cung cấp đường nối ruột kết để tạo thành động mạch biên. Nó chạy dọc theo bờ trong của ruột già, trong mạc treo, và tạo ra các nhánh động mạch trực tiếp đến ruột già.
Tĩnh mạch
Máu đã khử oxy từ ruột già chủ yếu chảy vào các tĩnh mạch mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới. Đường giữa dẫn lưu đầu tiên vào các tĩnh mạch ruột, sau đó đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên. Đoạn cuối của kết tràng chảy trực tiếp vào tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.
Thần kinh chi phối đại tràng
Kết tràng ở người nhận được sự chi phối thần kinh từ hai nguồn chính: Thần kinh ruột và hệ thống thần kinh tự chủ.
Hệ thống thần kinh ruột
Hệ thống thần kinh ruột là đặc trưng cho đường tiêu hóa. Nó bao gồm hai đám rối thần kinh có tên là Meissner và Auerbach. Phần trước nằm trong lớp dưới niêm mạc của ruột già, trong khi phần sau nằm giữa lớp cơ dọc và cơ tròn. Hệ thống thần kinh ruột chịu trách nhiệm về sự co bóp nhu động của ruột già, cũng như các chất tiết của niêm mạc.
Hệ thống thần kinh tự chủ
Hệ thống thần kinh tự chủ là yếu tố chính thứ hai, đóng góp vào quá trình chi phối ruột già. Sự dẫn truyền giao cảm đến đường tiêu hóa trên bắt nguồn từ các dây thần kinh tủy sống T5-T12. Chúng đi đến các đám rối thần kinh đệm và mạc treo tràng trên thông qua các dây thần kinh lớn và nhỏ hơn.
Trong khi đó, thần kinh giao cảm đến đường tiêu hóa dưới bắt nguồn từ các dây thần kinh cột sống S1-S2. Chúng đi đến các đám rối động mạch chủ, mạc treo tràng dưới, hạ vị qua các dây thần kinh thắt lưng và xương cùng.
Sự chi phối của thần kinh phó giao cảm đến dạ dày thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh số X). Các cấu trúc đoạn sau của ống tiêu hóa nhận được sự chi phối của thần kinh phó giao cảm.
Chúng xuất phát từ các dây thần kinh cột sống S2-S4 thông qua các dây thần kinh chậu. Thần kinh phó giao cảm có vai trò làm tăng nhu động trong kết tràng, gây đại tiện và thư giãn cơ vòng hậu môn.
Vai trò của lợi khuẩn đường ruột
Kết tràng ở người có một hệ lợi khuẩn rất đa dạng và phong phú. Vi khuẩn đường ruột thực hiện một loạt các chức năng hữu ích. Bên cạnh chức năng lên men vật chất dinh dưỡng đa lượng không tiêu hóa được, những chức năng khác bao gồm:
- Tương tác với hệ thống miễn dịch.
- Sản xuất các vitamin như vitamin K.
- Kích thích giải phóng các hormone liên quan đến việc lưu trữ chất béo.
- Ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm giác khỏe mạnh của con người.
Một số bệnh lý ở kết tràng
Một số bệnh lý phổ biến có thể xảy ra tại kết tràng ở người bao gồm:
- Đau bụng cơ năng mãn tính.
- Viêm kết tràng.
- Ung thư đại trực tràng.
- Polyp đại trực tràng.
- Táo bón.
- Bệnh Crohn.
- Bệnh tiêu chảy.
- Viêm túi thừa.
- Bệnh Hirschsprung.
- Lồng ruột.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Viêm kết tràng giả mạc.
- Viêm loét đại trực tràng miễn dịch.
Những biện pháp để duy trì sự khỏe mạnh của kết tràng
Tương tự như đại tràng nói chung, kết tràng cũng cần được bảo vệ. Mục đích là để quá trình tiêu hóa và bài tiết các chất được diễn ra thuận lợi. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của kết tràng, chúng ta nên:
Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Chúng ta nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý hằng ngày. Chẳng hạn như:
- Năng lượng 30 – 40kcal/kg/ngày.
- Chất béo: Không nên ăn uống vượt trên 15g/ngày.
- Đạm: 1g/kg/ngày.
- Bổ sung đầy đủ nước, các loại vitamin, chất khoáng…
- Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng các loại rau xanh, củ, quả, trái cây.
- Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Chúng ta nên hạn chế những thức ăn, thức uống có hại cho kết tràng như:
- Thức ăn tái, sống, tiết canh… vì có thể gây viêm nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng ở kết tràng.
- Các loại thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất kích thích như cồn, caffeine.
- Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư kết tràng. Bao gồm: Thịt hun khói, thức ăn đóng hộp, thịt nguội, xúc xích nướng…
Luyện tập thể dục thể thao
Việc tập thể dục hằng ngày, chơi thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Nó không những giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn tăng cường sức khỏe đường ruột.
Sống lạc quan và vui vẻ
Việc bạn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Điều này cũng ổn định hệ thống thần kinh chi phối đường ruột nói chung và kết tràng nói riêng. Từ đó, các bạn sẽ hạn chế bị các bệnh lý đường ruột như tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích…
Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những bệnh lý ở kết tràng cũng như ở đường ruột. Không nên đợi đến khi có triệu chứng rồi mới đi khám. Vì một số bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư, thường có những triệu chứng rất mơ hồ. Đến khi những triệu chứng xuất hiện rõ rệt thì đã ở giai đoạn muộn.
Hy vọng bài viết sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho bạn đọc về kết tràng ở người. Từ đó, các bạn sẽ hiểu biết thêm về kết tràng hay ruột già. Đây là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì vậy, các bạn nên biết những biện pháp để duy trì sức khỏe của đường ruột, mục đích là để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Từ khóa » Tác Dụng Của 3 Dải Cơ Dọc
-
Tác Dụng Của 3 Dải Cơ Dọc Và Túi Phình ở đại Tràng Là Gì ...
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Ruột Già | Vinmec
-
Giải Phẫu Ruột Già (đại Tràng)
-
Ruột Già – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Tràng Là Gì? Hình Ảnh, Vị Trí, Chức Năng Của Đại Tràng
-
9 Câu Hỏi Về đại Tràng đơn Giản Nhưng Không Phải Ai Cũng Biết
-
Giải Phẫu Bệnh Học: Ruột Non Và đại Tràng - Health Việt Nam
-
RUỘT NON RUỘT GIÀ - SlideShare
-
Vị Trí Của đại Tràng Nằm ở đâu? Bài Viết Này Sẽ Giải đáp Cho Bạn
-
Kết Tràng Là Gì? - Thuốc Thảo Mộc
-
[DOC] CƠ ÐẦU MẶT CỔ Mục Tiêu Học Tập - Trường Cao đẳng Y Tế Bạch Mai