(Khá) Lửng Mật Ong - "trẩu Tre" Cướp đồ ăn Của Sư Tử, Phá Tổ ... - Tapilu

Bất kì hình thái xã hội nào cũng có 1 bộ phận trẻ trâu và thế giới động vật cũng thế. Lửng Mật Ong chuyên ăn nhím và rắn độc, phá tổ ong để lấy mật, bắt trộm báo con, giật đồ ăn của sư tử.

Table of Contents

Toggle
  • 1. Lửng mật ong không phải là con Lửng
  • 2. Sở hữu vũ khí sinh học
  • 3. Khả năng đào bới phi thường
  • 4. Răng cứng – da dày
  • 5. Ăn tạp
  • 6. Trơ trẽn
  • 7. Trẻ trâu nhất thế giới động vật
  • 8. Biết cách teamwork
  • 9. Thông minh
  • 10. Là những kẻ đơn độc
  • 11. Bám váy mẹ
    • Có thể bạn cần:

1. Lửng mật ong không phải là con Lửng

Lửng mật trong tiếng anh là Honey Badger. Bất chấp tên gọi của chúng, những con lửng mật thực sự không phải là những con lửng. Chúng thậm chí không thực sự giống những con lửng. Về ngoại hình, chúng giống một con chồn trưởng thành hơn, có một cái đuôi và một khuôn mặt nhỏ nhắn đáng yêu.

Lửng mật (ong) là con gì? Mellivora capensis là tên chính thức của loài này, có nghĩa là những kẻ ăn mật ong của Cape (Mũi hảo vọng ở Nam Phi). Chúng được đặt tên như vật vì loài này thích ăn mật ong và ấu trùng ong mật. Một tên khác của chúng là ratel, là một từ tiếng Afrikaans có thể có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan có nghĩa là tổ ong.

2. Sở hữu vũ khí sinh học

Ngoài những điểm tương đồng về thể chất, con lửng mật còn có một đặc điểm tương tự như chồn hôi. Đó là chúng sở hữu tuyến ở gốc đuôi chứa chất lỏng bốc mùi. Bình thường, tuyến này được sử dụng để đánh dấu lãnh thổ. Nhưng nếu Khá Lửng thấy mình gặp nạn, chúng sẽ chu đít vào mặt đối thủ và bắn ra chất lỏng có mùi hôi thối rữa, đủ khiến đối thủ phải nghẹt thở.

lửng mật ong
Hình lửng mật

3. Khả năng đào bới phi thường

Với nội công thâm hậu và những cái móng vuốt dài của mình, Lửng mật ong có thể đào hang xuyên 1m đất cứng trong 10 phút. Hang thường dài 1 – 3m, nó đào đến đâu thì nằm luôn ra đấy. Chúng đào hang để sống, để nghỉ ngơi và duy trì mạng lưới kênh ngầm giúp chúng trốn tránh những kẻ săn mồi.

Đào cũng là một cách tốt để Lửng mật ong bắt mồi. Chúng lắng nghe nơi mối và các loài côn trùng khác ẩn náu, sau đó tung ra một cuộc tấn công đào bới. Chúng đào xuống đất, chúng đào các ụ mối, thân cây, bất cứ nơi nào khác chúng có thể sử dụng móng vuốt dài của mình.

4. Răng cứng – da dày

Da của Lửng mật ong dày theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Da của chúng dày 6 mm, dày hơn hầu hết tất cả các loài động vật khác. Để cung cấp một số góc nhìn, nó tương tự với da của trâu Cape, một con vật nặng gấp 50 lần con lửng mật. Kế cấu da chắc và cứng, tương tự như cao su và lớn hơn nhiều so với động vật khác..

Lửng Mật Ong
Ong đốt thì cứ đốt, nó ăn thì vẫn cứ ăn
Lửng Mật Ong
Lửng mật ong sợ con gì? Chẳng gì, gai nhím không có tác dụng với nó

Da dày giúp chúng tranh cướp thức ăn của con khác mà không bị vật nhọn sát thương quá nặng. Lửng mật ong có thể chống lại giáo, mũi tên, ong đốt, gai nhím hay những chiếc răng sắc nhọn của những kẻ săn mồi nhỏ.

Khả năng thích nghi quan trọng của lửng mật là khả năng thoát khỏi sự kìm kẹp của động vật ăn thịt. Khi bị động vật ăn thịt cắn, con lửng mật sẽ xoắn ra khỏi da của nó, khiến kẻ săn mồi không còn gì ngoài một lớp biểu bì cao su.

Và răng của chúng thì đủ mạnh để phá vỡ mai rùa.

Lửng Mật Ong
Đặc điểm nhận dạng : gan lì , liều lĩnh , trẻ trâu , mất dạy , bất cần , tóc bạch kim

Từ khóa » Hình ảnh Lửng Mật Ong