Khả Năng Tiếng Anh Của Sinh Viên đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
khả năng tiếng anh của sinh viên đại học công nghiệp Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.68 KB, 35 trang )

Lời Mở đầuThế giới ngày càng đổi mới, sự giao lưu văn hóa, kinh tế-chính trị vàcả tri thức đang diễn ra rất mạnh mẽ, ngôn ngữ là rào cản của sự giao tiếpnhưng tiếng Anh là công cụ tốt nhất để có thể giao tiếp thành công. Chođến nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, vàTiếng Anh sẽ là ngôn ngữ cần thiết đối với tất cả mọi người. Trong quátrình này, vấn đề đặt ra là ngành giáo dục và đào tạo cần có những đổimới cơ bản và mạnh mẽ, sinh viên cần phải chủ động trong việc bồidưỡng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ của mình để làm việc đạt hiệuquả cao hơn trong hoàn cảnh mới.Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, nó không chỉ còn làngôn ngữ riêng của Nước Mỹ hay Anh mà nó còn được sử dụng như mộtngôn ngữ chính ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh có thể đượcxem như “chiếc cầu nối” kinh tế, văn hóa, và chính trị giữa Việt Nam vàthế giới bên ngoài. Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến vấn đề cơ bảncủa Tiếng Anh chuyên ngành, cách dạy và học của các trường Đại họcnói chung, cách học ngoại ngữ của Trường Đại học Công Nghiệp nóiriêng để giúp các bạn sinh viên có thể củng cố Tiếng Anh, sử dụng chúngmột cách hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập ở ViệtNam hiện nay.Hà Nội, ngày thángnămChương I: Giới thiệu1.1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong xu thế hội nhập hiện nay, tiếng Anh được xem như một ngônngữ phổ thông nhất, là phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho giaotiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa, chính trị… trên toàn thế giới. Đối với nướcta, việc học tiếng Anh đang được chú trọng ở tất cả các bậc học. Tuynhiên nhiều sinh viên sử dụng tiếng Anh còn rất kém, hầu như không đápứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng khi ra trường.Tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chungvà phổ biến trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập vào Tổ chứcthương mại thế giới WTO (2007), ngày càng nhiều tập đoàn, công ty nướcngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. Vìvậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độchuyên môn cao thì cần phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ. Do đó việcgiao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người có nhiều cơ hội việclàm hơn với mức lương cao và có thể thăng tiến nhanh hơn trong côngviệc. Chính vì vậy để có được một công việc như mong muốn ở tất cả mọilĩnh vực thì không thể thiếu một trong những điều kiện “tiên quyết” đó làphải có vốn ngoại ngữ – Tiếng Anh. Điều này cũng đã và đang góp phầnthúc đẩy cho việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường Đại học, Cao đẳngnói chung và trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nói riêng luôn trở nên“nóng”, nhất là trong mấy năm trở lại đây. Vậy việc học tập và năng lựcTiếng Anh của các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên ĐH Công NghiệpHà Nội như thế nào? Đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa? Các bạnđã thực sự có một phương pháp học thật sự đúng đắn chưa?Xuất phát từ điều trên, chúng tôi chọn đề tài “ Năng lực Tiếng Anhcủa sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thực trạng và giảipháp” để từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiên hơn việc dạy và họctiếng Anh của trường ĐHCN Hà nội.1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiMục đích của đề tài là đánh giá năng lực học Tiếng Anh của sinhviên, tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anhtừ đó đề xuất phương pháp để học Tiếng Anh tốt hơn1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng Nghiên cứu1.3.2-Sinh viên đang học tại trường Đại Học Công Nghiệp Hà NộiPhạm vi nghiên cứuVề không gian: sinh viên trường đại học Công Nghiệp Hà NộiVề Thời gian: Chúng tôi nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 20151.4. Tính mới của đề tàiXây dựng mô hình lý thuyết và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởngđến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp Hà Nộ.1.5. Ý nghĩa khoa học-Về lý luận: bổ sung được về mặt lý thuyếtVề thực tiễn: đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao khảnăng tiếng anh của sinh viên trường Đại học Công NghiệpChương II: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu2.1 Cơ sở lý luận2.1.1 Khái niệm về ngôn ngữTheo Giegerich (1995), Kortmann (2005), Yule (2006), thuật ngữngôn ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống tín hiệu giao tiếp bằng âm thanh màmột cộng đồng dân tộc nào đó sử dụng.Theo Pinker (1994) và Bauer (1998), người ta có thể tách ngônngữ thành hai mặt gắn bó khăng khít: Mặt ngôn hay mặt lời nói là sảnphẩm của cá nhân, và mặt ngữ hay mặt ngôn ngữ là sản phẩm của tậpthể, là phần trừu tượng tồn tại ở dạng tiềm năng trong óc của mộtcộng đồng dân tộc. Nó là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, có bản chấtxã hội đặc biệt, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loàingười và là công cụ của tư duy.Như vậy, ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, có bản chất xãhội đặc biệt, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người và làcông cụ của tư duy. Ngoại ngữ là loại ngôn ngữ của nước khác, có cáchđọc viết khác nhau, để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và giao lưu văn hóa,kinh tế, chính trị với nước đó thì phải hiểu ngoại ngữ của nước đó hoặc cóthể sử dụng Tiếng Anh- thứ ngôn ngữ toàn cầu để giao tiếp, phục vụ đượcnhững nhu cầu nêu trên.2.1.2 Khái niệm về dạy và học ngoại ngữTheo UNESCO, công nghệ dạy học là một khoa học về giáo dục,xác lập các nguyên tắc hợp lý nhất để tổ chức quá trình dạy học nhằm đạtchất lượng và hiệu quả cao dựa trên cơ sở kế thừa toàn bộ thành tựu củanhân loại[1]. Dạy học có chất lượng là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạyhọc của nhà trường. Dạy học có hiệu quả là đáp ứng đúng và kịp thời cácyêu cầu của nền kinh tế xã hội. Dạy học ngoại ngữ trong môi trường khôngchuyên như ở trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội là một ví dụ. Ở đây,trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, giảng viên giúp sinh viên nắm vữngnhững tri thức và kĩ năng kĩ xảo về công nghệ học ngoại ngữ trong môitrường kĩ thuật và ngoài môi trường tiếng đang học. Những tri thức đó phảicơ bản, hiện đại và sát thực tế nhất. Chúng không những giúp sinh viênhình dung được bức tranh khái quát về phương pháp học ngoại ngữ nóichung, mà còn nắm bắt được các phương pháp học ngoại ngữ chuyênngành nói riêng để phục vụ cho công việc sau này. Cần thiết phải làm chosinh viên yêu thích môn học mình phụ trách, cảm nhận được niềm vuitrong học tập và nghiên cứu khoa học.Cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học và công nghệ đòi hỏigiáo dục có hiệu quả, tức là đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nền kinh tếxã hội với sự chi phí tối ưu thời gian, sức lực, tiền của Nhà nước, nhân dân,của thầy và trò trong quá trình dạy và học. Có thể thấy rất rõ rằng dạy vàhọc luôn nằm trong quá trình liên kết hữu cơ. Quá trình dạy và học là quátrình nhận thức độc đáo của sinh viên dưới sự điều khiển của giảng viên, làquá trình hai mặt dạy và học nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạtđược chất lượng và hiệu quả dạy học.Dạy là quá trình tổ chức sử dụng các thủ pháp thích hợp dẫn dắtngười học thâm nhập vào môi trường ngôn ngữ, nhận thức các hiện tượngvà hành vi ngôn ngữ để từ đó hình thành các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết vàdịch. Trong quá trình này, sinh viên phải luôn hoạt động tích cực, phảiđược tăng cường, củng cố và xác nhận đúng, sai ngay. Học là quá trình1[] />hoạt động tự giác, tích cực của sinh viên nhằm phát triển trí tuệ, thể chất vàhình thành nhân cách của bản thân. Như vậy, học là hoạt động nhằm thayđổi, phát triển bản thân mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nói cáchkhác, học là nhằm biến những yêu cầu của xã hội thành những phẩm chấtvà năng lực của cá nhân.Quá trình dạy và học là một hệ thống cân bằng động gồm nhiềunhân tố tác động qua lại lẫn nhau theo những qui luật và nguyên tắcnhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học, đạt chất lượng vàhiệu quả dạy học. Ở đây, các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc dạyhọc phải xuất phát từ đầu vào, học sinh là trung tâm; nguyên tắc hoạtđộng; nguyên tắc học theo các đoạn ngắn; nguyên tắc xác nhận ngay.Về bản chất, giảng dạy là quá trình thiết kế và góp phần thi côngcủa giảng viên, học tập là quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công củasinh viên với sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên nhằm đạt được chấtlượng và hiệu quả.Trong quá trình dạy và học, việc xây dựng động cơ học tập đúngđắn cho sinh viên là rất cần thiết. Trước hết sinh viên cần hiểu học là đểchuẩn bị hành trang vào đời trước hết là cho chính bản thân mình, sau đó làcho gia đình và cho xã hội. Sinh viên cần học tốt để sau này làm việc tốt,góp phần xây dựng đất nước Việt Nam và hội nhập vào cộng đồng quốc tế.Việc xác định rõ trình độ ban đầu của người học là cần thiết trong quá trìnhdạy và học. Giảng viên có thể tác động đến người học một cách trực tiếpbằng nhân cách của mình qua cư xử và trường sinh học. Năng lực kiếnthức ngoại ngữ và khả năng truyền đạt có tác động rất mạnh đến sinh viên.Giảng viên có khả năng nghe, nói, đọc, viết và dịch tốt, truyền đạt hấp dẫnsẽ làm cho sinh viên say mê môn học và đạt chất lượng, hiệu quả trong họctập. Việc dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nộicần được xác định như một môn học trong môi trường không chuyên và rấtcần các kiến thức về giao tiếp nói chung cũng như thực hành chuyên ngànhbằng ngoại ngữ đang nói riêng. Nhu cầu xã hội đối với việc đào tạo sinhviên trong trường là rất lớn. Vì vậy, ngoại ngữ đối với sinh viên trường đạihọc kĩ thuật như Công Nghiệp cần được phát triển toàn diện, đồng thời chúý nâng cao kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên ở giai đoạncuối để có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.2.1.3 Phương pháp dạy và học ngoại ngữPhương pháp dạy học là cách thức truyền đạt và thu nhận kiến thứccủa giáo viên và học sinh. Nếu quan niệm dạy học là quá trình trợ giúpngười học chiếm lĩnh nội dung học thì PPDH gắn liền với quy trình, cáchthức tổ chức quá trình nhận thức cho người học[2].Về phương pháp dạy ngoại ngữ, có nhiều phương pháp khácnhau như phương pháp ngữ pháp - dịch, phương pháp trực tiếp, phươngpháp nghe - nói, phương pháp nghe - nhìn, phương pháp gợi mở… Mỗiphương pháp ra đời sau đều được coi như một cố gắng kế thừa nhữngthành tựu và khắc phục nhược điểm của phương pháp ra đời trước nó.Nếu như với phương pháp dạy ngoại ngữ truyền thống (phương phápngữ pháp - dịch) chú trọng nhiều vào việc học và rèn luyện thành thạocác cấu trúc ngữ pháp, thì với cách tiếp cận giao tiếp tức dạy ngoại ngữtheo phương pháp thực hành giao tiếp việc hình thành ở người họcnăng lực sử dụng ngôn ngữ thành thạo lại là trọng tâm của quá trìnhdạy học. Khác với phương pháp nghe nói (audio-lingual) với sự nhấnmạnh đến vai trò của luyện tập thành thục các mẫu cấu trúc có sẵn,cách giảng dạy theo phương pháp thực hành giao tiếp nhấn mạnh đến2[] />khả năng tương tác của người học trong bối cảnh giao tiếp, trong đómỗi hành vi ngôn ngữ của người học sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhữngphản ứng và câu trả lời trước đó của những người cùng tham gia.Theo phương pháp dạy và học truyền thống, học ngoại ngữ thườngđược coi như một quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò thì vớiviệc sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, việc dạy và học ngoại ngữđược nhìn nhận như một quá trình khám phá, trong đó người học dần sửdụng ngôn ngữ phù hợp với những mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là môhình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò đềucùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vàomục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạtđộng học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của người học và phảiđặt vào trong những bối cảnh thật mà người học có nhiều khả năng sẽ gặpphải trong cuộc sống hàng ngày luôn được đề cao.Hiện nay phương pháp đang được sử dụng phổ biến nhất ở cáctrường không chuyên đó là phương pháp giao tiếp. Hymes (1972), một nhàngôn ngữ học nhân chủng cùng với Halliday (1973) coi ngôn ngữ hànhchức chủ yếu với tư cách là chức năng giao tiếp. Mục đích học và giảngdạy của phương pháp này là đạt được ngữ năng giao tiếp, có nghĩa là đạtđược “khả năng không chỉ ứng dụng luật ngữ pháp để hình thành câu đúngmà còn biết dùng đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng” (Richards và Platt,1992:65), nói cách khác, thoả mãn được ba yêu cầu: trôi chảy (fluency),chính xác (accuracy), và phù hợp (appropriacy).Với phương pháp này, học sinh luôn đóng vai trò làm tâm. Giáoviên thường thiết kế chương trình dựa trên việc phân tích nhu cầu củangười học. Các hoạt động trên lớp gắn liền với việc sử dụng tiếng, thôngqua đó, học viên nắm thành thạo các chiến lược giao tiếp như: biết hỏilại khi chưa rõ vấn đề, biết yêu cầu nhắc lại, biết đàm phán thông tin,biết “đưa đẩy” khi nói chuyện một cách tự nhiên v.v. Điều đó cũng cónghĩa là giáo viên biết khai thác tối đa các hoạt động theo nhóm, theođôi, trình bày vấn đề nhằm giúp người học thực hiện chức năng tích cực,không thụ động tiếp thu. Người học tiếng bằng sử dụng tiếng (learningby doing), qua các hoạt động giao tiếp, chứ không nghe giáo viên giảnggiải về tiếng đang học (learning about the language), các kĩ năng nhưnghe, nói, đọc, viết được tiến hành đan xen chứ không tách biệt. Họctiếng thực sự là quá trình sáng tạo, chấp nhận mắc lỗi. Ngữ liệu giảngdạy là ngữ liệu nguyên gốc, có nghĩa, được lấy từ cuộc sống chứ khôngphải được các soạn giả viết ra nhằm mục tiêu sử dụng trên lớp.Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là người học đóng vai trò tíchcực trên lớp, được học những gì mình muốn và được coi là cần thiết. Bảnthân phương pháp chú trọng tới việc sử dụng ngoại ngữ của học viên, họcnhận thức mà không khuyến khích học thuộc lòng, khả năng trình bày vấnđề lưu loát, chấp nhận khác biệt ngữ âm. Tuy nhiên, phương pháp nàycũng có những tồn tại đáng kể sau hơn 30 năm thịnh hành. Tồn tại này chủyếu liên quan tới vấn đề lỗi. Do quá chú trọng vào nghĩa và khả năng trìnhbày vấn đề lưu loát nên giáo viên thường bỏ qua lỗi, khiến cho học sinh cókhả năng bị rơi vào tình trạng “trì trệ” (fossilization).2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Mô hình nghiên cứu.Như đã được thảo luận ở phần trên, chất lượng của việc dạy và họctiếng anh có thể được xác bằng điểm số bình quân của mỗi sinh viên quamỗi thời kỳ, nó phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như; chương trình đào tạo,phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền thụ kiến thức của giáo viên,phương pháp học của sinh viên, thái độ và nhận thức của sinh viên, môitrường sống, và các yếu tố nhân khẩu học. Mối quan hệ của chúng đượcthể hiện bằng biểu đồ 2.1.Biểu đồ 2.1 Mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên trong việc học tiếng AnhNhà trườngChương trình đào tạoPhương pháp giảng dạyKỹ năng truyền thụCơ sở vật chấtYếu tố khácKết quả học tiếng AnhSinh viênPhương pháp họcĐiểm trung bình trong một giai đoạnMôi trường bên ngoàiNhân chủng họcYếu tố khácGọi điểm trung bình trong một giai đoạn của học sinh là Y bị chiphối bởi nhóm yếu tố thuộc về nhà trường nhà trường là U và các nhómyếu thố thuộc về sinh viên là V. Mối quan hệ của chúng được phản ánhbằng một hàm số sau;(2.1)Giả định rằng f(U, V) là một hàm tuyến tính, điểm cân bằng (2.1)được xác định như sau;, trong đó; Ui là yếu tố thứ i thuộc về phía nhà trường ảnh hưởng đến kếtquả học tập của sinh viên, Vj là yếu tố thứ j thuộc về phía sinh viên ảnhhưởng đến kết quả học tập của họ. α là số dư của điểm cân bằng (2.2), βi,θj là các hệ số tương quan của yếu tố Ui và Vj. ε là phạm vi lỗi của điểmcân bằng (2.2) phản ánh các yế tố không được quan sát trong mô hình.Các hệ số trong điểm cân bằng có thể được ước lượng bằngphương pháp bình phương tối thiểu (OLS), hoặc phương pháp tích hợpcựu đại (Maximum Likelihood). Tuy nhiên để tránh, sai sót trong quátrình ước tính các hệ số khi xuất hiện vòng lặp giữa các biến ( Carlos và cộngsự 2004) chúngtôi lựa trọn phương pháp tích hợp cực đại ML để ước lượngcác hệ số trong mô hình.2.2.2. Thiết kế bảng hỏi điều tra và các biến trong mô hình kinh tế lượngĐể áp dụng mô hình trên vào việc phân tích, một bản câu hỏi điềutra được thiết kế sẵn để tham vấn sinh viên trường ĐHCN Hà Nôi. Nộidung của bản câu hỏi được thiết kế bao gồm IV phần. Phần I chúng tôitập trung vào phương pháp học của sinh viên bao gồm 4 kỹ năng; nghe,nói, đọc, viết. Trong đó mỗi kỹ năng chúng tôi chia thành các hạng mụcdựa vào đặc điểm của mỗi kỹ năng (Xem phụ lục 1.1). Để xác định nhómyếu tố môi trường bên ngoài chúng tôi tham vấn sinh viên bằng câu hỏi“Ngoài học Tiếng Anh trên trường bạn có học Tiếng Anh ở trung tâm nàonữa không?” và một số thuộc tính của việc học thêm tại các trung tâmđược kết nối trong phần này (xem phần II, phụ lục 1.1). Kết quả của việchọc tiếng anh được thể hiện trong phần III, với hai hạng mục câu hỏi là“Bạn đã có chứng chỉ Tiếng Anh chưa? và Nếu chưa có chứng chỉ thìđiểm trung bình Tiếng Anh trên lớp của bạn giao động trong khoảngnào?”. Phần IV bao gồm một số câu hỏi có liên quan đến phía nhàtrường; Theo bạn chương trình đào tạo của trường ở mức độ nào với khảnăng học của bạn?, Khả năng truyền đạt kiến thức tới sinh viên ở mức độnào?, cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho việc học tiếng anh ở mứcđộ nào?. Trong phần đánh giá về phương pháp giảng dạy, chúng tôi thiếtkế 3 hạng mục; (i) Mức độ sử dụng hình ảnh, video cho bài giảng củagiáo viên, (ii) Mức độ cho sinh viên thực hành nhóm trên lớp của giáoviên, (III) Mức độ cho sinh viên làm bài tập về nhà của giáo viên. Câu trảlời được thiết kế theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 (xem phần IV, Phụ lục1.1). Phần cuối cùng được tham vấn về bối cảnh cá nhân của sinh viênnhư được thể hiện trong Phụ lục 1.1.Mỗi một hạng mục câu trả lời được xác định như là các biến trongmô hình kinh tế lượng. Trong đó biến độc lập được xác định là khoảng sốđiểm bình quân trong trên lớp của sinh viên; 1 nhỏ hơn 4,5; 2 nằm trongkhoảng từ 4,5 và < 5,5; 3 nằm trong khoảng từ 5,5 và < 7; 4 nằm trongkhoảng từ 7 và < 8,5; và 5 lớn hơn hoặc bằng 8,5. Các hạng mục câu trảlời được xác định như là biến động lập của mô hình nghiên cứu, được thểhiện trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2.Bảng 2.1 Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình kinh tế lượngBiến thuộc về trường họcMã hóa2) Chương trình đào tạo1- Quá khó, 2 - khó, 3 - bình thường, 4 - dễ, 5 - quádễ3) Khả năng truyền thụ1 – Rất khó hiểu, 2 – Khó hiểu, 3 – bình thường, 4 –dễ hiểu, 5 – Rất dễ hiểu4) Phương pháp giảng day•Mức độ sử dụng hình ảnh,video cho bài giảng của giáoviên1-Không lần, 2 - 1 lần, 3 - vài lần, 4 – nhiều lần, 5rất nhiều lần•Mức độ cho sinh viên thựchành nhóm trên lớp của giáoviên1-Không lần, 2 - 1 lần, 3 - vài lần, 4 – nhiều lần, 5rất nhiều lần•Mức độ cho sinh viên làmbài tập về nhà của giáo viên1-Không lần, 2 - 1 lần, 3 - vài lần, 4 – nhiều lần, 5rất nhiều lần5) Cơ sở vật chất1- Rất kém, 2 - Kém, 3 – Trung bình, 4 – Tốt, 5 – RấttốtCác biến thuộc về sinh viênMã hóa6) Học nghe•Thời gian ngheSố giờ nghe/ngày (1 dưới 1 giờ/ngày, 2- từ 1 đến 4 lần9) Học viết•Dành thời gian viết1-rất ít, 2-1 giờ/ngày, 3-từ 1 đến < 2 giờ/ngày, 4 – từ2 đến < 3 giờ/ngày, 5-lớn hơn hoặc bằng 3 giờ/ngày•Chủ đề viết (dummy)1 - cuộc sống thường ngày, 2 - thiên nhiên, 3 - chínhtrị, 4 –kinh tế, 5 -xã hội10) Thời gian học thêm tại cáctrung tâmSố buổi/ tuần11) Nhân chủng học•Giới tính1 – Nam, 0 - Nữ•Năm họcĐược tính bằng khóa họcChương III: Thực trạng việc học tiếng Anh sinh viên ĐHCN Hà Nội3.1. Chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại trường ĐHCN Hà NộiLộ trình giảng dạy tiếng anh đối với những sinh viên hệ đại họckhối ngành không chuyên của Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội làsinh viên có 490 tiết học tiếng anh trong đó có 370 tiết học trên lớp và120 tiết học tiếng anh oline tại nhà. Một con số tương đối lý tưởng giúpsinh viên có thể đạt từ 450 - 500 điểm Toeic – mức điểm mà rất nhiềudoanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu để họ chấp nhận hồ sơ.3.2. Thực trạng việc giảng dạy Tiếng Anh tại trường ĐHCN Hà NộiMặc dù nhà trường luôn có những chủ trương trong việc đổimới trong việc soạn sách, giáo trình học, phương pháp giảng dạy vàhọc tập không ngừng được triển khai, có thêm những phần mềm họctiếng anh trực tuyến nhằm mục đích nâng cao trình độ ngoại ngữ chosinh viên. Xong vẫn chưa được áp dụng rộng dãi.3.1.1. Phương pháp dạy và họcTruyền thống dạy học của chúng ta mang xu hướng truyền báthông tin một chiều: thầy giảng, học sinh ghi chép. Học sinh thường phụthuộc nặng nề vào giáo viên: đến lớp chờ thầy nói, ghi lại lời giảng đó, vềhọc thuộc lòng. Tỷ lệ học sinh có thái độ học tập, coi bài giảng của thầychỉ là một phần kiến thức cần có, chỉ là định hướng, rất ít. Thói quen đãăn sâu này làm cho người thầy thường phát huy hết khả năng của mình đểchiếm lĩnh thời gian trên lớp, còn học sinh thì thu mình lại một cách quákhiêm tốn. Cách học như vậy chỉ có thể chấp nhận được đối với nhiềumôn học lý thuyết, nhưng học ngoại ngữ lại là một quy trình thực hànhthuần tuý, thực hành tới mức nhuần nhuyễn, biến những điều mình hiểuđược thành những điều mình sử dụng được.Đa số giáo viên dạy tiếng Anh là người Việt, chỉ được đào tạo dướinhiều hình thức trong nước, không có nhiều cơ hội để thực hành tiếngtrong môi trường bản ngữ. Kiến thức thực tế về đất nước, văn hoá… củangôn ngữ đó còn rất hạn chế. Khả năng tiếp thu, cập nhật kiến thức mới,phương pháp mới thông qua hệ thống mạng Internet còn yếu kém. Nguồnbổ sung giáo viên cho các trường hàng năm đều là những sinh viên vừatốt nghiệp, chưa được đào tạo chu đáo về mặt nghiệp vụ. Chính vì thếngười trò ra trường dạy theo thầy, theo kiểu thầy đã dạy mình. Cứ nhưvậy qui trình dạy ngoại ngữ trên lớp qua nhiều thế hệ đã trở thành đadạng theo nghĩa tiêu cực.Học sinh, sinh viên của chúng ta đa phần chưa nắm được phươngpháp học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để tăng cườngvốn từ vựng, làm thế nào để nghe hiểu được người Anh nói, cách sử dụngtừ điển ra sao, luyện nghe bằng băng ghi âm có mấy bước…Điều nàychứng tỏ người học cần được chỉ rõ không những con đường đi mà còn cảcách đi thế nào sao cho phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.3.1.2. Nội dung đào tạoNội dung của một khoá học phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáokhoa, thời gian dành cho mỗi bài học chỉ đủ để khai thác ngữ liệu mới vàchữa bài tập, tỷ lệ thời gian luyện tập tính theo đầu học sinh còn rất thấp.Chính vì vậy giáo viên không thể phát huy được các loại hình khác mangđặc thù ngoại ngữ như luyện âm, trò chơi ngôn ngữ…, không mở rộngđược phạm vi hoạt động cho người học như đọc truyện, kể truyện bằnglời và bằng văn bản …3.1.3. Kiểm tra, đánh giá học sinhPhương thức thi cử cho đến nay vẫn còn nghiêng về kiểm tra kiếnthức ngữ pháp và từ vựng. Việc ra đề thi chưa được coi trọng, những loạihình thi chuẩn quốc tế chưa được áp dụng nên chưa kích thích đượcngười học sử dụng tiếng Anh như một công cụ để giao tiếp.3.3. Thực trạng việc học Tiếng Anh tại trường ĐHCN Hà NộiTrên thực tế, một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nayđối với giáo dục hệ Đại học trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội là tìnhtrạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng anh cơ bản đang chiếm tỷ lệ rấtcao và đang dần trở nên “báo động”. Sinh viên mất nhiều kiến thức vềtừ vựng, ngữ pháp và kể cả “mất gốc” môn tiếng Anh ngay từ khi cònhọc THPT. Dẫn đến tình trạng sinh viên chán nản và cảm thấy “sợhãi” mỗi khi học Tiếng Anh. Điều đó làm cho mặc dù sinh viên đượcnhà trường đầu tư những điều kiện vô cùng thuận lợi để học tập vàphát triển vốn ngoại ngữ của mình, xong kết quả đạt được vẫn chưacao. Sinh viên nhìn chung đang còn nhiều hạn chế và việc học nhiềukhi chỉ mang tính chất đối phó với các kì thi. Đứng trước thực tế nhưvậy không khó gì để tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên. Có thểđiểm qua mấy nguyên nhân chính như sau:Thứ nhất, trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệtkhá lớn về năng lực tiếng Anh giữa họ. Thường trong một lớp học sẽ baogồm các trình độ từ sơ cấp đến trung cấp, những sinh viên người thànhphố đa phần có trình độ tiếng Anh tốt hơn so với những bạn ở các tỉnh lẻ,vùng nông thôn do được tiếp cận từ nhỏ và được đầu tư hơn. Những lớphọc đa trình độ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho giảng viên, khiến họkhó có thể quán xuyến hết tất cả sinh viên, từ đó gây trở ngại cho cả việcdạy và học.Thứ hai, học sinh Việt Nam thường hay ngại ngùng khi nói trướcđám đông. Họ không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiếncủa mình dù đúng hay sai, nhất là khi có mặt thầy cô giáo. Tập thể lớpcũng không có thái độ ủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, các bạn kháctrong lớp thường cười ồ lên hoặc sửa lại một cách châm biếm. Hiệntượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài học của học sinh.Trong lớp học sinh thường rất hiếu động, nghiêng về mặt tiêu cực hơnlà tích cực, việc nói chuyện riêng hoặc phân tán tư tưởng trong giờ học cònrất phổ biến. Điều này phản ánh rất rõ trong các giờ học tiếng, những giờ đòihỏi học sinh phải tham gia vào nhiều hình thức luyện tập khác nhau nhưluyện theo cặp, luyện nhóm, hay luyện những kỹ năng đòi hỏi học sinh phảichuyển chỗ, rời chỗ trong lớp… Những bài tập như vậy thường tạo ra sự lộnxộn. Và nhiều khi chúng ta cảm thấy hiệu quả kém của một giờ học khôngphụ thuộc vào kỹ thuật và nhiệt tình lên lớp của giáo viên mà chủ yếu là dothái độ học tập của học sinh.Thứ ba, tình trạng học tiếng Anh ở cấp 3 đã dẫn đến một hệ lụy là khibước chân vào các trường ĐH – CĐ, nhiều sinh viên gặp trở ngại lớn vớimôn học này. Sinh viên chỉ được chú trọng ngữ pháp và từ vựng ít được chúý đến các kĩ năng còn lại như nghe, nói. Điều này làm sinh viên trở nên bỡngỡ và cảm thấy khó theo kịp chương trình giảng dạy của Đại học.Tóm lại, tình trạng học tiếng Anh ở trường Đại Học Công Nghiệphiện nay đang là điều đáng lo ngại. Việc các sinh viên học ngoại ngữnhưng không thể sử dụng được đang xảy ra phổ biến. Do đó dẫn đến tìnhhình chung là khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên khi ra trường sẽrất hạn chế và trong môi trường làm việc như hiện nay rất khó đáp ứngđược nhu cầu của nhà tuyển dụng.Chương V: Kết quả nghiên cứu và thảo luận4.1Thống kê mô tảBảng câu hỏi thiết kế trong phần 2.2.2 được gửi đến 1000 sinh viênbao gồm các ngành học của trương ĐHCN Hà Nội từ năm thứ nhấtđến năm thứ năm. Số phiếu thu về là 722 phiếu, trong đó 173 phiếu bịloại bỏ do sinh viên không điền đầy đủ thông tin. Sau khi loại bỏphiếu điều tra không đạt yêu cầu, 549 phiếu điều tra còn lại được sửdụng cho mục đích nghiên cứu. Phần mềm SPSS version 20 được sửdụng để phân tích dữ liệu.4.1.1 Nhóm yếu tố thuộc về người họcKết quả phân tích biên độ trong Bảng 5.1 đã chỉ ra rằng, phần lớn sinhviên đạt điểm trung bình ở mức độ 2 và 3 chiếm tổng số 63.6%, chỉ có14% ở mức độ 4, trong khi không có sinh viên nào đạt điểm trung bình ởmức độ 5 và 21.9% số sinh viên chỉ đạt mức độ 1. Điều này ngụ ý rằng,mặc dù kết quả học tập của sinh viên phần lớn đã đạt được ở mức trêntrung bình. Tuy nhiên vẫn tồn tại một tỷ lệ đáng kể những sinh viên đạtkết quả ở mức thấp. Do đó việc cải cách việc dạy và học của sinh viên làcần thiết để nâng cao khả năng tiếng Anh của sinh viên trường ĐHCN.Liên quan đến nhóm yếu tố thuộc về sinh viên, kết quả phân tíchđã chỉ ra phần lớn sinh viên dành thời gian nghe từ 1 đến 3 giờ/ ngàychiếm 62.3%; trong đó hầu hết sinh viên lựa chọn phương tiên nghetrên tivi và internet (chiếm 61.9%). Chủ yếu nghe ở lớp (31.5%), ởnhà (41.0%), và ở công viên (22.0%) và có tới 94.5% số sinh viên chỉnghe từ một đến 3 lần mỗi một nội dung của bài nghe thực hành.Tương tự như kỹ năng nghe, phần lớn sinh viên lựa chọn đối tượngđể thực hành nói là bạn bè và thầy cô giáo, chiếm 79.8%. Nơi thựchành nói chủ yếu của sinh viên là ở nhà và ở lớp học chiếm tới 80.3%.Điều này ngụ ý rằng, phần lớn sinh viên chưa chủ động trong việc thựchành nói ở những nơi có người nước ngoài như công viên. Do đó, nócó thể trở thành một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đếnkết quả học tập của sinh viên.Bảng 5.1 Kết quả phân tích biên đội các biến thuộc nhóm yếu tố đối tượng sinhviênHạng mụcMức độ1Điểm trung bình2345120(21.9%)84(15.3%)209(38.1%)78(14.2%)0(0%)85(15.5%)38(6.9%)81(14.8%)49(9.0%)23(4.2%)7(1.3%)40(7.3%)0(0%)13(2.4%)3(0.6%)Phương tiệnngheNơi nghe79(14.4%)184(33.5%)173(31.5%)225(41.0%)Cách thức nghe165(30.1%)226(41.2%)Đối tượng nói266(48.5%)173(31.4%)142(25.5%)149(27.1%)156(28.4%)121(22.0%)118(21.5%)94(17.1%)Địa điểm nói222(40.4%)219(39.9%)34(6.2%)68(12.4%)3(0.5%)Tài liệu đọc210(38.3%)189(34.4%)51(9.3%)84(15.3%)12(2.2%)Hình thức đọc188(34.2%)202(36.8%)47(8.6%)8(1.5%)Thời gian viết275(50.1%)88(16.0%)104(18.9%)64(11.7%)116(21.2%)3(0.5%)Chủ đề viết91(16.6%)52(3.5%)178(32.6%)19(3.5%)Mức độ họcthêmNăm học200(36.4%)188(34.2%)39(7.6%)0(0.0%)9(1.6%)182(33.2%)118(21.5%)18(3.3%)NamPhần trăm206(37.5%)119(21.7%)222(40.4%)Nữ35464.5%19535.5%Thời gian ngheGiới tính193(35.2%)Phần trămKết quả phân tích biên độ cũng chỉ ra, phần lớn sinh viên chỉ chọn cáctài liệu như chuyên tranh, sách giáo trình làm tài liệu trong việc thực hànhkỹ năng đọc chiếm 72.7% và tần xuất đọc một vấn đề bằng tiếng anh chưacao chỉ giao động ở mức từ 1 đến 3 lần chiếm tỷ lệ lên tới 89.9%.Liên quan đến kỹ năng viết, hầu hết sinh viên trả lời rằng thời gian cho viếtở mức độ 1, chiếm tới 50.1% và chủ yếu viết về các chủ đề về chính trị vàkinh tế chiếm 70.1%. Kết quả cũng chỉ ra, phần lớn sinh viên dành thờigian học thêm tại các trung tâm ngoài từ 1 đến 3 buổi/tuần chiếm 92.4%.4.1.2 Nhóm yếu tố thuộc về nhà trườngNhư đã được đề cập trong phần 2.2.2, các biến phản ánh chương trình đàotạo, khả năng truyền thụ của giáo viên, phương pháp sư phạm, và cơ sở vậtchất được thiết kế theo thang điểm từ 1 đến 5, dựa vào mức độ cảm nhận củasinh viên. Do đó, việc kiểm định độ tin cậy của những biến này là cần thiếttrước khi phân tích.Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha được thể hiện trong Bảng 5.3 đã chỉra rằng giá trị Cronbach’s alpha chung ở mức 0.536 và Cronbach’s alpha củamỗi biến đạt trên 0.5. Do đó, các biến được đề nghị trong mô hình nghiên cứuđảm bảo được độ tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứuBảng 5.3 Kiểm độ tin cậy thang đoHạng mụcScale Mean ifScaleCorrected Cronbach'sItem Deleted Variance if Item-Total Alpha if ItemItem Deleted CorrelationDeletedChương trình đào tạo24.93413.8190.770.78Khả năng truyền thụ24.82975.0440.620.61Đào tạo bằng video,24.65575.2060.650.68hình ảnhThực hành nhóm23.62825.6390.530.49Cho bài tập về nhà23.72345.0550.540.61Cơ sở vật chất24.12646.3200.690.58Reliability StatisticsCronbach's0.536N of Items6AlphaLiên quan đến nhóm yếu tố thuộc phía nhà trương (xem Bảng 5.2),phần lớn sinh viên cho rằng chương trình đào tạo là quá khó với khảnăng của sinh viên hiện nay, chiếm tỷ lệ 50.5%. Tuy nhiên một sốlượng sinh viện đáng kể lại cho rằng chương trình đào tạo là tươngđối dễ đối với họ, chiếm tới 31.0%. Như một hệ quả tất yếu của sựchênh lệch giữa giáo dục đào tạo ở nông thôn và thành thị, phần lớnnhững sinh viện ở thành thị có được môi trường học tiếng anh tốt hơnnhững sinh viên ở nông thôn. Do đó, kết quả tìm kiếm này là tươngđối phù hợp với bối cảnh hiện tại của trường ĐHCN hiện nay.Bảng 5.2 Kết quả phân tích biên đội các biến thuộc nhóm yếu tố đối tượng sinhviênMức độHạng mụcChương trìnhđào tạoKhả năng truyềnthụĐào tạo bằngvideo, hình ảnhThực hành nhómCho bài tập vềnhà12345277(50.5%)61(11.1%)22(4.0%)169(31.0%)17(3.1%)109(19.9%) 214(39.0% 154(28.1%64(11.7%)8(1.5%)79(14.4%) 218(39.7% 157(28.6%77(14.0%)21(3.3%)221(40.3%)187(34.1%)62(8.7%)65(11.8%)7(1.3%) 123(22.4% 287(52.3% 101(18.4%31(5.6%)))))4(0.7%)36(6.6%)8(1.5%)52(3.5%)226(41.2%)237(43.2%)Cơ sở vật chất)))Trong khi phần lớn sinh viên cho rằng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạyvà học tiếng Anh ở mức trung bình, chiếm 52.3%, thì hầu hết họ cho rằng khảnăng truyền thụ của giáo viên là tương đối thấp chiếm 68%. Kết quả trongBảng 5.2 cũng chỉ ra rằng, mức độ sử dụng video và hình ảnh trong quá trìnhdạy tiếng anh còn ở mức độ thấp với 218 câu trả lời ở mức độ 2 chiếm 39.7%.Phần lớn sinh viên cho rằng việc áp dụng phương pháp thực hành nhóm vàcho làm bài tập ở nhà ở mức độ 3 với 226 câu trả lời ở mức độ chiếm 41.2%và 237 câu trả lời chiếm 43.2%.4.2Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh sinh viênPhương trình hồi quy tuyến tính với phương pháp tích hợp cực đạiđược sử dụng để ước lượng các hệ số trong phương trình 2.2. Kết quảphân tích hồi quy trong bảng 5.4 đã chỉ ra rằng, giá trị của LR Chi-square đạt được là 46.164 tương đối thấp với mức ý nghĩa thống kê là1%. Điều này ngụ ý rằng mô hình đạt được độ tin cậy tương đối caotrong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụthuộc trong mô hình nghiên cứu.4.2.1 Các yếu tố thuộc về người họcNhư đã được chỉ ra trong bảng 5.4, phần lớn các yếu tố trong môhình có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên, ngoại trừbiến phản ánh đối tượng thực hành nói và việc lựa chọn địa điểm nghecủa sinh viên. Tuy nhiên hai biến này được tìm thấy là không có mốitương quan ý nghĩa trong mô hình phân tích. Kết quả phân tích cũngchỉ ra rằng, có một số lượng lớn các biến có tác động tích cực và ýnghĩa bao gồm; cách thức nghe, thời gian nghe, địa điểm nói, tài liệuđọc, hình thức đọc, thời gian viết, chủ đề viết, giảng day bằng video,hình ảnh, và thực hành nhóm.Theo NINDS (2015), việc tiếp nhận và xử lý thông tin của não bộđược chia thành hai vùng là vùng ghi nhớ ngắn hạn và vùng ghi nhớ dàihạn. Trong đó, vùng ghi nhớ ngắn hạn hoạt động dùng để ghi lại tạm thờithông tin đã được xử lý. Nó có khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng mộtlúc. Vùng ghi nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng thông tin nhỏ và sẽnhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta lưu giữ lại một cách có ý thức.Vùng ghi nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo củaquá trình chuyển hóa thông tin sang vùng ghi nhớ dài hạn. Khi lượngthông tin được chuyển hóa sang vùng ghi nhớ dài hạn, nó sẽ bị mai mộtđi rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạntrong thời gian vô hạn. Tuy nhiên, để thông tin có thể chuyển từ vùng ghinhớ ngắn hạn sang vùng ghi nhớ dài hạn, thì con người cần phải nhắc đinhắc lại nhiều lần thông tin đó một cách có ý thức kết hợp với việc thấuhiểu nội dung của thông tin đó.Tương tự như quá trình tiếp nhận thông tin chung của não bộ, bảnchất của việc học ngôn ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng là quátrình tiếp nhận và xử lý những thông tin liên quan đến môn học. Dođó qúa trình học tiếng anh cũng được chia theo hai giai đoạn; giaiđoạn thứ nhất là những thông tin (kiến thức) được tiếp nhận và xử lýtại vùng ghi nhớ ngắn hạn, nếu như những thông tin đã được lưu lạitại vùng ghi nhớ ngắn hạn này được luyện tập bằng việc nhắc đi nhắclại nhiều lần một cách có ý thức thì nó sẽ được chuyển hóa sang vùngghi nhớ dài hạn (giai đoạn hai) và lượng thông tin này (kiến thức) sẽkhông bị mất đi theo thời gian. Ngược lại, nếu như lượng thông tin(kiến thức) sau khi đã được tiếp nhận ở vùng ghi nhớ ngắn hạn màkhông được luyện tập thì chúng sẽ bị mất đi theo thời gian. Do đó, đểđạt được kết quả cao trong việc học tiếng anh thì sinh viên cần phảiluyện tập bằng cách nhắc đi nhắc lại những kiến thức mà họ đã đượchọc nhiều lần sao cho lượng kiến thức này được chuyển hóa từ vùngghi nhớ ngắn hạn sang vùng ghi nhớ dài hạn.Như một bằng chứng thực nghiệm từ kết quả phân tích đã chỉ ra,phần lớn các yếu tố thể hiện tần suất trong việc thực hành của sinh viêncả bốn kỹ năng như; hình thức nghe, thời gian nghe, hình thức đọc,thời gian viết đều ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinhviên. Trong đó hình thức nghe có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhấtđến kết quả học tập của sinh viên với hệ số tương quan là 0.16 ở mức ýnghĩa 10%, tiếp đến là; thời gian nghe, hình thức đọc có hệ số tươngquan là 0.09, và cuối cùng là thời gian viết có hệ số tương quan là 0.07.Tất cả các yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (xem Bảng5.4). Điều này ngụ ý rằng, việc dành nhiều thời gian hơn cho việc thựchành nghe, nói, đọc, viết với cùng một nội dung, hay nói cách khácsinh viên học một nội dung với tần suất lặp lại càng cao sẽ làm tăng kếtquả học tập của sinh viên trong việc học tiếng anh. Kết quả tìm kiếmnày là tương đối phù hợp với quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin củanão bộ như đã được thảo luận ở phần trên.Cho các biến phản ánh địa điểm nói, chủ đề viết, và tài liệu đọc cũngđược tìm thấy có mối quan hệ tương quan ý nghĩa với kết quả học tập củasinh viên. Điều này có nghĩa rằng, việc lựa chọn chủ đề đóng một vai tròquan trọng đối với kết quả học tập của sinh viên. Thực tế rằng, lựa chọnchủ đề viết, tài liệu đọc có ảnh hưởng mạnh mẽ để đạt kết quả trong quátrình học ngôn ngữ nói chung và học tiếng anh nói riêng. Cho ví dụ, nếunhư sinh viên lựa chọn chủ đề quá khó hoặc vượt ngoài khả năng kiếnthức của họ, thị quá trình lưu dữ thông tin tại vùng ghi nhớ ngắn hạn sẽchậm lại hoặc não bộ sẽ không lưu dữ lại những thông tin này do khôngthể xử lý được, điều này sẽ làm quá trình chuyển hóa thông tin từ vùngghi nhớ ngắn hạn đến vùng ghi nhớ dài hạn chậm hơn hoặc không thểchuyển hóa được. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong việc học tiếng anh,người học cần phải lựa chọn nội dung, chủ đề, tài liêu học phù hợp vớikhả năng kiến thức của họ.Bảng 5.4 Kết quả phân tích thực nghiệmHạng mục(Intercept)Các yếu tố thuộc về sinh viênΒ2.11Std.Error0.5295% WCIHypothesis TestLowerUpperWCSdfSig.1.093.1316.431.000.00Chủ đề dung nghe0.010.040.080.060.10Phương tiện nghe0.040.040.030.111.01Hình thức nghe0.160.090.330.023.07Thời gian nghe0.100.050.190.004.22Nơi nghe-0.040.050.140.060.69Đối tượng nói-0.020.05-0.120.070.21Địa điểm nói0.080.04-0.000.163.82Chủ đề viết0.090.040.020.175.91Hình thức đọc0.090.040.000.183.89Thời gian viết0.070.040.140.004.13Tài liệu đọc0.070.040.010.143.18Mức độ học thêm0.030.050.060.120.51Giới tính0.040.090.140.220.19Năm học0.050.050.150.041.22Chương trình đào tạo0.020.03-0.010.040.56Khả năng truyền thụ0.030.04-0.050.120.52Giảng dạy bằng video, hình ảnh0.070.04-0.010.163.01Thực hành nhóm0.090.05-0.020.192.83Cho bài tập về nhà0.030.05-0.070.130.30Cơ sở vật chất0.100.05-0.210.313.601.001.001.001.001.001.001.001.001.001.001.001.001.001.000.760.310.080.040.410.640.050.020.050.040.080.480.660.27Các yếu tố thuộc về nhàtrườngLR Chi-Square46.16df20Sig.1.001.001.001.001.001.000.450.470.080.050.580.060.004.2.2 Các yếu tố thuộc về phía nhà trườngLiên quan đến nhóm yếu tố thuộc về phía nhà trường, kết quả từ Bảng5 đã chỉ ra rằng, trong khi chương trình đào tạo, khả năng truyền thụ kiếnthức, và cho làm bài tập về nhà được tìm thấy là không có mối tương quan ý

Tài liệu liên quan

  • khả năng tiếng anh của sinh viên đại học công nghiệp Hà nội khả năng tiếng anh của sinh viên đại học công nghiệp Hà nội
    • 35
    • 696
    • 1
  • Việc sử dụng các phương tiện rào đón trong tiếng anh của sinh viên đại học thăng long Việc sử dụng các phương tiện rào đón trong tiếng anh của sinh viên đại học thăng long
    • 9
    • 525
    • 3
  • THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
    • 25
    • 4
    • 22
  • Mối liên hệ giữa thuyết đa trí năng và chiến thuật học từ vựng tiếng anh của sinh viên đại học (tt) Mối liên hệ giữa thuyết đa trí năng và chiến thuật học từ vựng tiếng anh của sinh viên đại học (tt)
    • 60
    • 173
    • 0
  • Mối liên hệ giữa thuyết đa trí năng và chiến thuật học từ vựng tiếng anh của sinh viên đại học Mối liên hệ giữa thuyết đa trí năng và chiến thuật học từ vựng tiếng anh của sinh viên đại học
    • 196
    • 119
    • 0
  • Mối liên hệ giữa thuyết đa trí năng và chiến thuật học từ vựng tiếng anh của sinh viên đại học (tt) Mối liên hệ giữa thuyết đa trí năng và chiến thuật học từ vựng tiếng anh của sinh viên đại học (tt)
    • 60
    • 122
    • 0
  • Tiểu luận thực trạng về khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học thương mại Tiểu luận thực trạng về khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học thương mại
    • 15
    • 3
    • 1
  • KHẢO SÁT THÁI ĐỘ VÀ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA  SINH VIÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THUỘC CÁC KHỐI NGÀNH  KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH         KHẢO SÁT THÁI ĐỘ VÀ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THUỘC CÁC KHỐI NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH
    • 58
    • 315
    • 0
  • Đề cương nghiên cứu khoa học sinh viên những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên đại học mở trong thời kì hội nhập quốc tế Đề cương nghiên cứu khoa học sinh viên những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên đại học mở trong thời kì hội nhập quốc tế
    • 27
    • 785
    • 2
  • English reading strategy use by university students in vietnam  =  nghiên cứu chiến lược đọc tiếng anh của sinh viên đại học ở việt nam  degree of doctor of linguistics  91401 English reading strategy use by university students in vietnam = nghiên cứu chiến lược đọc tiếng anh của sinh viên đại học ở việt nam degree of doctor of linguistics 91401
    • 298
    • 264
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(108.36 KB - 35 trang) - khả năng tiếng anh của sinh viên đại học công nghiệp Hà nội Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khả Năng Tiếng Anh Của Sinh Viên