KHA TỬ - NGÂM CÙNG MẬT ONG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ - Thuốc Hay

Mục lục

Toggle
  • Kha Tử
    • Tên gọi, phân nhóm
    • Đặc điểm sinh thái
      • Mô tả
      • Phân bố
    • Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
    • Thành phần hóa học
    • Tác dụng của Kha Tử
      • Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
      • Theo y học cổ truyền
    • Cách ngâm kha tử với mật ong
      • + Một số cách dùng khác
    • Tính vị
    • Qui kinh
    • Liều dùng và cách dùng
      • Liều dùng
      • Cách dùng
    • Bài thuốc
    • Kiêng kỵ
    • Mua vị thuốc Kha Tử
Kha Tử

Kha tử còn có tên gọi khác là kha lê, kha lê lặc, cây chiêu liêu, hạt chiêu liêu. Dược liệu mang trong mình vị đắng, hơi cay và tính ôn, có tác dụng sáp tràng chỉ tả, liễm phế chỉ khái. Chính vì thế dược liều thường được dùng trong điều trị trĩ nội, tiêu chảy, ho mạn tính kèm khàn giọng, ho cảm, hen và ho do phế hư…

Kha tử
Thông tin cơ bản về tác dụng dược lý, thành phần hóa học, cách dùng, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kha tử

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Kha lê, kha lê lặc, cây chiêu liêu, hạt chiêu liêu

Tên khoa học: Terminalia chebula

Tên tiếng Trung: 诃子

Tên dược: Frutus chebulae

Thuộc họ: Bàng (danh pháp khoa học: Combretaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây Kha tử hay cây Chiêu diêu, kha lê lặc được biết đến là một loại cây thuốc quý. Loại cây này sống lâu năm, có thân gỗ cao khoảng 15 – 20m. Lá dược liệu có cuống ngắn, mọc đối. Hoa dược liệu thường mọc thành chùm. Chúng xuất hiện ở kẽ lá hoặc trên đầu cành tạo thành bông. Tràng hoa có màu trắng và có mùi thơm. Quả dược liệu có hình trứng, xuất hiện với hai đầu nhọn và 5 cạnh dọc. Chúng có chiều dài từ 3 – 5cm, có đường kín từ 2,5 – 3cm. Vỏ quả có màu nâu nhạt. Trong quả có hột (hạch) cứng chắc, thịt đầy (khi phơi khô chỉ còn lại 2 – 4mm), có vị chua chát.

Kha tử là một loại dược liệu ưa sáng khi trưởng thành. Tuy nhiên chúng chịu bóng khi còn non. Dược liệu mọc nhiều tại rừng thứ sinh và rừng thưa.

Phân bố

Dược liệu Kha tử phân bố nhiều tại những khu vực có rừng nửa rụng lá, rừng thường xanh và khu vực chuyển tiếp giữa rừng khợp và rừng nửa rụng. Trong rừng, dược liệu chiếm khoảng 2 – 4% tổ thành cây gỗ lớn. Ngoài ra, dược liệu còn xuất hiện nhiều ở những địa hình bằng phẳng dọc đường đi, ven sông suối và chân núi có độ cao dưới 1200m. Dược liệu phân bố nhiều ở độ cao 300 – 700m. Ở Ấn Độ cây Kha tử mọc trên cả đất sét và đất pha cát, phân bố nhiều ở độ cao 1500m.

Ở Việt Nam, cây Kha tử mọc hoang hoặc được trồng tại một số tỉnh miền Nam. Trên thế giới, dược liệu được trồng hoặc mọc hoang ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như: Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia… Tại Trung Quốc, người dùng nhập dược liệu ở Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện tại dược liệu đã được trồng tại các tỉnh ở Trung Quốc gồm: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Quả Kha tử

Thu hái: Quả dược liệu được thu hái từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là thời gian quả chín.

Chế biến:

Sau khi thu hái dược liệu, phơi quả dưới trời nắng gắt cho khô. Người dùng nên thu hái và chọn quả già để phơi khô, vỏ ngoài có màu vàng ngà, thịt bên trong chắc là tốt. Loại trái non, thịt bên trong ốp lép là xấu.

Khi dùng, rửa sạch quả dược liệu, để ráo nước, sau đó sao sơ. Lúc bốc thuốc thang, giã đập, bỏ hạt dùng (theo kinh nghiệm Viện Đông Y Việt Nam).

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, kín gió.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Kha tử
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản dược liệu Kha tử

Thành phần hóa học

Trong thịt quả Kha tử có chứa 51% Tanin. Trong đó gồm những loại axit sau: Egalic, Luteolic, Galic, Chebulinic. Chebulinic trong dược liệu hoạt động như một chất kháng sinh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Chebutin và Terchebin có khả năng chống co thắt cơ trơn. Do đó dược liệu thường được dùng trong trợ tim, chống co thắt dạ dày, ruột và chống ho.

Quả dược liệu chứa 30% chất làm săn da với những hoạt chất đặc trưng là: Các men polyphenol oxidase, tanase, acid elagic, glucogalin, senosid A(2), các acid amin, các đường glucose, arabinose, fructose…

Phần nhân của quả Kha tử chứa 3 – 7% chất dầu có màu vàng trong suốt. Chất này thuộc loại dầu bán sinh. Trong đó các acid palmatic, oleic và linoleic là những thành phần chủ yếu của chất dầu. Ngoài ra dược liệu còn chứa một hợp chất có hoạt tính chống ung thư là chebulanin.

Tác dụng của Kha Tử

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Dược liệu Kha tử có tác dụng:

  • Điều trị khản tiếng, viêm họng
  • Có tác dụng giảm ho rõ rệt nhờ hoạt chất có tên Polysaccharid. Tác dụng dược lý này của hoạt chất Polysaccharid được chứng minh có khả năng điều trị cao hơn so với những chất chống ho mạnh nhất trong thí nghiệm như codein. Theo thí nghiệm, sau khi uống chiết xuất dược liệu từ 30 – 300 phút, người bệnh có thể giảm rõ rệt phản xạ ho ngay từ phút thứ 30
  • Ức chế các loại virus làm giảm hệ miễn dịch của con người và virus loại 1 nhờ hoạt chất Alloyl
  • Tiêu diệt mạnh mẽ các loại vi khuẩn gây hại nhờ hàm lượng tamin (hoạt tính kháng khuẩn)
  • Ức chế in vitro và một số loại vi khuẩn: Trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, tu cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa.
  • Ức chế các loại virus gây viêm họng, khản tiếng gồm: Viruts adenovirus, virus Epstein – Barr (EBV), herpes simplex (HPV), virus Rhinovirus, coronavirus, virut cúm A, cúm B, parainfluenza virus.. và một số loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu.

Theo y học cổ truyền

Dược liệu Kha tử có tác dụng:

  • Sáp tràng chỉ tả
  • Liễm phế chỉ khái
  • Trừ ho
  • Sát trùng dạ dày, đường ruột
  • Chống co thắt
  • Chống tiêu chảy
  • Làm săn niêm mạc ruột
  • Điều trị trĩ nội
  • Điều trị kiết lỵ kinh niên
  • Chữa ho mất tiếng, đổ mồ hôi trộm, xích bạch đới…

Cách ngâm kha tử với mật ong

Dùng quả này cho vào lọ thủy tinh sau đó rót mật ong vào cho ngập quả kha tử. Sau đó đậy nắp, ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Khi dùng lấy vỏ quả này – quả chiêu liêu ngậm nuốt nước.

+ Một số cách dùng khác

Dùng quả kha tử đun với nước như sắc thuốc, lấy nước này pha mật ong để uống từng ngụm nhỏ một cũng rất tốt.

Tính vị

Tính ôn, vị đắng, cay và se.

Qui kinh

Qui vào kinh phế và đại tràng.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng

Dùng 3 – 10 gram/ngày.

Cách dùng

Dùng Kha tử tươi hoặc khô sắc thành nước uống, tán thành bột nhuyễn, nấu thành cao hoặc ngâm rượu.

Liều dùng và cách dùng dược liệu Kha tử
Liều dùng và cách sử dụng dược liệu Kha tử

Bài thuốc

Nhờ có tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Kha tử thường xuyên góp mặt trong những bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị tiêu chảy mạn tính, sa hậu môn (trĩ nội), lỵ mạn tính (bài thuốc cho chứng nhiệt): Dùng 10 gram dược liệu, 5 gram hoàng liên, 5 gram mộc hương. Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Sau đó làm thành thuốc tán. Mỗi lần uống 3 – 6 gram dược liệu cùng với nước sôi để nguội. Uống 3 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị tiêu chảy mạn tính, sa hậu môn (trĩ nội), lỵ mạn tính (bài thuốc cho hội chứng suy yếu và hàn): Dùng 10 gram dược liệu, anh túc xác và can khương mỗi loại 5 gram. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới bóng râm. Sau đó làm thành thuốc tán. Khi dùng lấy 3 – 6 gram dược liệu pha cùng với 200ml nước ấm. Uống 3 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị ho cảm, khan tiếng do viêm họng: Dùng 4 quả dược liệu, 10 gram cát cánh, 6 gram cam thảo rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu sạch vào nồi cùng với 150ml nước lọc và 150ml đồng tiện. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 lần/ngày trong 10 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Bài thuốc có tác dụng khai âm, lợi hầu, chỉ khái và tuyên phế.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị ho mạn tính kèm khàn giọng, ho và hen do phế hư: Dùng 10 gram dược liệu, 5 gram hạnh nhân, 5 gram cam thảo. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Cho tất cả dược liệu sạch vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 300ml. Chắt lấy phần nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 – 10 ngày.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị thổ tả do lạnh, tâm tỳ đau hoắc loạn: Dùng 5 gram dược liệu, 5 gram cam thảo, 5 gram hậu phát, 5 gram can khương, 5 gram lương khương, 5 gram phục linh, 5 gram mạch nha, 5 gram trần bì, 5 gram thảo quả, 5 gram thần khúc. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Tán tất cả vị thuốc thành bột, trộn đều. Khi cần, lấy 6 gram bột dược liệu pha cùng với 200ml nước ấm. Uống 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị ho khản tiếng do phế hư: Dùng 8 gram kha tử giã đập bỏ hạt, 10 gram cát cánh, 6 gram cam thảo rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và sắc 3 nước liên tục. Cô đặc nước thuốc lại còn 200ml. Chắt lấy phần nước và chia thành 4 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị bụng đau, ruột sôi, thoát giang, trĩ lậu, tiêu chảy (do tỳ khí hư hàn) tiêu phân sống: Dùng 2,8 gram dược liệu, 4 gram can khương, 2 gram cù túc xác, 2 gram quất hồng. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới bóng râm. Sau đó tán tất cả dược liệu thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng lấy 3 – 6 gram dược liệu pha cùng với 200ml nước ấm. Uống 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị viêm họng, rát họng: Dùng 1 – 2 quả dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Lọc lấy phần vỏ nhai kỹ, ngậm và nuốt nước từ từ. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày trong 10 ngày.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị sâu quảng, vết thương lõm vào: Dùng 20 hạt dược liệu, 4 gram giáng hương, 4 gram thanh đại, 20 gram ngũ bội tử. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Tán tất cả vị thuốc thành bột, trộn đều với dầu mè. Bôi vào vết thương 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn, lỵ mãn tính có sốt, tiêu chảy mạn tính: Dùng 5 gram Kha tử nướng chín bỏ hạt, 5 gram mộc hương và 5 gram hoàng tiễn. Mang mộc hương và hoàng tiễn rửa sạch với nước muối, phơi khô. Mang tất cả vị thuốc tán thành bột mịn. Chia bột dược liệu thành 3 lần uống trong ngày. Khi cần, cho bột vào ly cùng với 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 – 10 ngày.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị ho có đờm cho trẻ em: Dùng 1 – 2 quả dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Nướng dược liệu  cho đến thơm. Cho dược liệu vào ly cùng với 100ml nước ấm, thêm một ít muối và khuấy đều. Cho bé ngậm và nuốt từ từ. Có thể dùng mật ong thay nước ấm. Sử dụng 1 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Kha tử điều trị xích bạch lỵ: Dùng 12 quả dược liệu rửa sạch với nước muối. Sau đó giữ nguyên 6 quả sống và 6 quả còn lại để nướng. Nếu lỵ ra mùi dùng nước sắc cam thảo chích, nếu lỵ ra máu dùng nước sắc cam thảo để chiêu thuốc.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kha tử
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kha tử

Kiêng kỵ

  • Không sử dụng dược liệu Kha tử cho những trường hợp cơ thể tích tụ nhiệt thấp hoặc mắc hội chứng ngoại cảnh
  • Những trường hợp mới cảm ngoại tà, táo bón không nên dùng dược liệu.

Thông tin về tác dụng dược lý, thành phần hóa học, cách dùng, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kha tử chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Trước khi đưa dược liệu vào quá trình chữa bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn cao về hiệu điều trị và độ an toàn của các bài thuốc. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được những rủi ro không mong muốn.

Mua vị thuốc Kha Tử

Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159

Kênh YouTube Thuốc Hay

Từ khóa » Cách Ngâm Quả Kha Tử Khô Với Mật Ong