Khác Biệt Cách Tính Lương Công Chức Hiện Nay Và Từ Tháng 7 Năm Sau

Hiện nay, lương công chức đang tính theo hệ số

Hiện nay, lương công chức đang được trả theo nguyên tắc nêu tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP:

Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó

Ngoài ra, việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện công việc của công chức cùng với nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước hay từ các nguồn thu khác của cơ quan, đơn vị.

Công thức tính lương của công chức hiện nay vẫn dựa vào hệ số áp dụng với từng đối tượng công chức khác nhau và đang được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

Mức lương cơ sở:

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP; dùng làm căn cứ để tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ khác.

Hệ số lương hiện hưởng:

Mỗi vị trí việc làm của công chức lại được Chính phủ áp dụng theo một hệ số lương riêng phù hợp với tính chất công việc của từng vị trí đó.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004, hiện nay đang áp dụng các bảng lương tính theo hệ số và mức lương cơ sở cho các đối tượng sau đây:

- Chuyên gia cao cấp.

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

- Cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

- Quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

Như vậy, hiện nay, lương công chức được tính dựa vào hệ số lương (cố định cho từng đối tượng) và mức lương cơ sở (thường sẽ có thay đổi theo từng năm).

Tính lương công chức có gì mới từ 1/7/2022?

Ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương với công chức. Theo Nghị quyết này, hệ thống bảng lương hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được rõ giá trị thực của tiền lương; khó đánh giá năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức.

Một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết này về cải cách tiền lương tiến tới Nhà nước sẽ trả lương cho công chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thông qua.

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP trong năm 2021:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Song, do tình hình Covid-19 nên dự kiến việc cải cách tiền lương thực hiện trong năm 2021 đã được lùi xuống từ ngày 1/7/2022. Vì vậy, từ 1/7/2022, lương của công chức sẽ được tính theo vị trí việc làm bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới gồm:

- Một bảng lương chức vụ với công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Thể hiện được thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ nào thì hưởng lương của chức vụ đó; giữ nhiều chức vụ thì hưởng mức lương cao nhất; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới...

- Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức: Công việc cùng mức độ phức tạp thì lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn thì được phụ cấp theo nghề; bổ nhiệm vào ngạch công chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức...

Nhìn chung, điểm khác biệt cách tính lương công chức hiện nay và từ 1/7/2022 là hiện nay lương tính theo hệ số và mức lương cơ sở, còn từ 1/7/2022 tính theo số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Tiền lương của cán bộ, công chức từ 1/7/2022 sẽ gồm những khoản nào?

Tiền lương của cán bộ, công chức từ 1/7/2022 sẽ gồm những khoản nào?

Cơ cấu tiền lương của công chức sẽ khoảng 70% tổng quỹ lương là lương cơ bản; Khoảng 30% tổng quỹ lương là các khoản phụ cấp...

Từ khóa » điều Kiện Xếp Lương Theo Vị Trí Việc Làm