Khác Biệt Cách Tính Lương Công Chức Từ 01/7/2022
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, lương công chức đang tính theo hệ số
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của công chức là về mức lương và cách tính lương. Hiện nay, lương công chức đang được trả theo nguyên tắc nêu tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP:
Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó
Đồng thời, việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện công việc của công chức cùng với nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước hay từ các nguồn thu khác của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, công thức tính lương của công chức hiện nay vẫn dựa vào hệ số áp dụng với từng đối tượng công chức khác nhau và đang được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
Mức lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP; dùng làm căn cứ để tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ khác.
Hệ số lương hiện hưởng: Mỗi vị trí việc làm của công chức lại được Chính phủ áp dụng theo một hệ số lương riêng phù hợp với tính chất công việc của từng vị trí đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004, hiện nay đang áp dụng các bảng lương tính theo hệ số và mức lương cơ sở cho các đối tượng sau đây:
– Chuyên gia cao cấp.
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
– Cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
– Nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
– Cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
– Quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
Như vậy, hiện nay, lương công chức được tính dựa vào hệ số lương (cố định cho từng đối tượng) và mức lương cơ sở (thường sẽ có thay đổi theo từng năm).
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Từ 01/7/2022, tính lương công chức có gì mới?
Ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương với công chức. Theo Nghị quyết này, hệ thống bảng lương hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, chưa thể hiện được rõ giá trị thực của tiền lương; khó đánh giá năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức.
Theo đó, một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết này về cải cách tiền lương tiến tới Nhà nước sẽ trả lương cho công chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thông qua:
Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng
Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP trong năm 2021:
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.
Tuy nhiên, do tình hình Covid-19 nên dự kiến việc cải cách tiền lương thực hiện trong năm 2021 đã được lùi xuống từ ngày 01/7/2022. Do đó, từ 01/7/2022, lương của công chức sẽ được tính theo vị trí việc làm bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới gồm:
– Một bảng lương chức vụ với công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Thể hiện được thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ nào thì hưởng lương của chức vụ đó; giữ nhiều chức vụ thì hưởng mức lương cao nhất; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới…
– Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức: Công việc cùng mức độ phức tạp thì lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn thì được phụ cấp theo nghề; bổ nhiệm vào ngạch công chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức…
Xem thêm: Không phải đăng ký thang bảng lương từ 2021
Nói tóm lại: Điểm khác biệt cách tính lương công chức hiện nay và từ 01/7/2022 là hiện nay lương tính theo hệ số và mức lương cơ sở còn từ 01/7/2022 tính theo số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng.
Công chức được cải cách tiền lương từ 01/7/2022?
Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018, năm 2021 này sẽ là thời điểm cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra. Bởi vì mặc dù đã trải qua 04 lần cải cách tiền lương nhưng chính sách tiền lương vẫn còn rất nhiều hạn chế và bất cập.
Việc tính lương theo công thức: Lương = Mức lương cơ sở x hệ số hiện đang được áp dụng hiện nay với tất cả các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức còn mang nặng tính bình quân, đặc biệt cách tính này không đảm bảo được cuộc sống của các đối tượng nêu trên.
Đồng thời, Nghị quyết này cũng khẳng định:
Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị
Như vậy, với tinh thần của Nghị quyết này, năm 2021 này là năm sẽ thực hiện cải cách tiền lương trên diện rộng trong khu vực công, đảm bảo lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19 nên vào ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương này đến 01/7/2022.
Từ 01/7/2022, công chức chỉ còn 7 loại phụ cấp?
Mặc dù thời điểm cải cách tiền lương bị lùi đến 01/7/2022 tuy nhiên nội dung cải cách tiền lương vẫn được giữ nguyên như tinh thần của Nghị quyết 27.
Theo đó, về các loại phụ cấp, từ 01/7/2022, công chức sẽ chỉ còn được hưởng 07 loại phụ cấp sau đây:
1/ Phụ cấp kiêm nhiệm
Loại phụ cấp này áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị nhưng cũng được bầu cử hoặc bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm (khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Theo đó, Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV quy định cụ thể cách tính mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đơn vị, cơ quan khác:
Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Lưu ý: Khi thôi giữ chức danh kiêm nhiệm thì người đó cũng thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề luôn.
>> Xem thêm: Điều kiện hưởng lương hưu mới nhất
2/ Phụ cấp thâm niên vượt khung
Đây là loại phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức đã xếp lương ở bậc cuối cùng trong ngạch và hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, không bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.
Mức phụ cấp này được nêu cụ thể tại khoản 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV như sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức đã có 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh từ loại A0 đến A3 hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
– Cán bộ, công chức, viên chức đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C hưởng phụ cấp bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm có đủ 02 tiêu chuẩn thì được tính hưởng thêm 1%.
>> Xem thêm: Tăng lương tối thiểu vùng
3/ Phụ cấp khu vực
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp khu vực áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương cơ sở.
Trong đó, căn cứ để cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp này dựa vào yếu tố địa lý tự nhiên như khí hậu xấu, khắc nghiệt cao hơn mức bình thường hoặc xa xôi, hẻo hánh, đi lại khó khăn… theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
>> Xem thêm: Quy định mới về tiền lương từ năm 2021
4/ Phụ cấp trách nhiệm công việc
Theo Thông tư 05/2005/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức làm việc với tính chất công việc đòi hỏi trách nhiệm cao sẽ được hưởng mức phụ cấp với hệ số 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở.
Với người làm công tác bảo vệ cơ mật mật mã, căn cứ Thông tư số 07/2017/TT-BNV, được hưởng phụ cấp gồm 03 mức là 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương cơ sở hiện nay.
>> Xem thêm: Biểu mẫu xây dựng thang bảng lương 2021
5/ Phụ cấp lưu động
Phụ cấp này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 204 năm 2004.
>> Xem thêm: Các khoản trừ lương của người lao động
6/ Phụ cấp theo nghề
Theo Nghị quyết 27, nếu cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương sẽ như nhau. Riêng điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện theo chế độ phụ cấp theo nghề.
Đồng thời, đây là khoản phụ cấp trước đây chưa từng có. Nó được gộp chung của các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Loại phụ cấp này áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề, công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường như giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường…
7/ Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Đây cũng là một trong những khoản phụ cấp cũng được gộp chung lại theo tinh thần của Nghị quyết 27 gồm các loại phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Không chỉ vậy, từ ngày 01/7/2022 cũng bổ sung thêm 03 loại phụ cấp là: Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Tải: Nghị quyết 27
-
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI Dịch vụ HOÀN THUẾ Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói. Dịch vụ kế toán FDI Dịch vụ kiểm toán Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số Cung cấp phần mềm kế toán. Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
Thông tin chi tiết:
Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh Website: https://tunglinhquan.com Email: [email protected] Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc
- Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế 2021
- Hướng dẫn khai thuế chuyển nhượng vốn của Nhà thầu nước ngoài
- Dừng chi trả chế độ ốm đau khi chứng từ không hợp lệ
- PHÂN BIỆT CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
- Tiền lương KPI có phải đóng BHXH, thuế TNCN không?
- Tiền ủng hộ vào Quỹ vắc-xin Covid-19 được trừ khi tính thuế TNDN
- Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai
- Cách xác định giá trị vốn góp khi tính thuế chuyển nhượng vốn
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Công tác phí “khoán” được hạch toán theo quy chế của doanh nghiệp
- Bộ Tài chính giảm mức thu 30 khoản phí, lệ phí
- Các đối tượng phải đăng ký thuế?
- HƯỚNG DẪN KHAI THÔNG TIN GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN THUẾ
- Biểu mẫu mới về thành lập doanh nghiệp từ 1/5/2021
- Cách tính các khoản giảm trừ gia cảnh năm 2021
- Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản
- Cách tính tiền hưởng chế độ ốm đau
- BHXH chi trả chi phí xét nghiệm COVID-19 theo diện bắt buộc
- Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần
- Mẫu 01B-HSB giải quyết các chế độ BHXH
- Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng
- Mức phạt không tham gia BHXH mới nhất
Từ khóa » Cách Tính Lương Công Chức Thuế 2021
-
Bảng Lương Công Chức Thuế 2022 Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Lương Công Chức Thuế Là Bao Nhiêu?
-
Lương Công Chức Thuế 2022, Lương Công Chức Thuế Mới Vào Làm?
-
Lương Tập Sự Công Chức Thuế Là Bao Nhiêu? - Icongchuc
-
Lương Công Chức Thuế Là Bao Nhiêu? | - Cách Làm
-
Cập Nhật Bảng Lương Công Chức Chuyên Ngành Kế Toán, Thuế, Hải ...
-
Lương Công Chức Thuế Là Bao Nhiêu?
-
Cách Tính Lương Công Chức Viên Chức? Hệ Số Lương 2.34 Là Bao ...
-
Lương Cán Bộ - CafeF
-
Cập Nhật: Bảng Lương Công Chức Kế Toán, Thuế, Hải Quan Năm 2021
-
Phụ Lục Bảng Lương Bậc Lương Cán Bộ Công Chức, Viên Chức Mới Nhất
-
HOT - Lương Công Chức Thuế 2020 Là Bao Nhiêu? | U&Bank
-
Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Mức Lương Theo Hệ Số Mới Nhất 2022
-
Mức Lương Bao Nhiêu Phải đóng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Năm 2021