Khạc đờm Ra Máu Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Khạc đờm ra máu là tình trạng trong chất đờm có lẫn máu khi khạc ra đờm. Đờm ra máu thường gồm 3 loại: đờm có máu tươi, trong đờm có máu vón cục và đờm có tia máu. Tùy từng loại đờm ra máu mà các nguyên nhân gây ra vấn đề này sẽ khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Khạc đờm ra máu cảnh báo bệnh gì?
Trong một số trường hợp, nhiều người thỉnh thoảng khạc ra máu vì đánh răng sai cách, nghiến răng, hay ăn uống gây tổn thương niêm mạc. Tình trạng này không phải bệnh lý, nên không cần phải lo lắng. Nhưng khi xuất hiện đờm và máu, thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý dưới đây:
1.1. Bệnh lý liên quan hệ hô hấp
Khi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan… phần họng sẽ bị tổn thương, sưng phù và ứ máu. Nếu lúc này bạn dùng sức để ho và khạc đờm, sẽ tạo ra áp lực khiến mạch máu ở niêm mạc họng bị vỡ, dẫn đến có lẫn máu tươi trong đờm.
Ngoài trong đờm có máu tươi, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo gồm: đau đầu, sốt kéo dài, mệt mỏi, ù tai….
1.2. Giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng phổi bị nhiễm trùng không được điều trị triệt để, bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến cho phần máu trong họng bị đông lại. Kèm theo đó là phế quản và đường thở sưng to, tiết là nhiều dịch nhầy. Vì thế người bệnh thường ho có đờm kèm theo máu đen.
1.3. Tắc mạch phổi
Những cục máu đông trong mạch máu khi đi sâu vào trong phổi sẽ dẫn đến tác mạch phổi. Điều này khiến lượng máu cung cấp cho hoạt động của phổi bị giảm đi, gây ra những cơn ho dữ dội kèm theo khạc đờm ra máu.
1.4. Nhiễm ký sinh trùng
Ho đờm có máu có thể là biểu hiện của đường hô hấp bị nhiễm khuẩn, do các loại virus và virus gây ra. Người bệnh lúc này sẽ khạc nhổ ra máu có lẫn máu tươi hoặc máu đen, kèm theo các triệu chứng: sốt, đau đầu, khó thở….
1.5. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng các phế nang bên trong phổi bị tổn thương, dẫn đến tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Khi dùng sức ho để đẩy chất nhầy ra ngoài, các phế nang bị vỡ nên trong dịch đờm sẽ có lẫn máu tươi.
1.6. Lao phổi
Những người mắc lao phổi thường bị ho có đờm ra máu vào buổi sáng, buổi chiều hơi sốt nhẹ, còn ban đêm ra mồ hôi nhiều. Căn bệnh này chỉ được chẩn đoán chính xác khi được kiểm tra và xét nghiệm máu.
1.7. Ung thư phổi và u phổi
Ung thư phổi và u phổi lành tính đều cho chung triệu chứng như đau họng khạc ra máu, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, sút cân đột ngột…. Tuy nhiên, tình trạng ho đờm có máu của u phổi sẽ nhẹ hơn ung thư phổi. Hai căn bệnh này đều diễn ra âm thầm, khi xuất hiện các triệu chứng là bệnh đã ở giai đoạn nặng.
1.8. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thường không hiện các triệu chứng cụ thể. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm: khạc đờm ra máu đen, đau họng, đau tai, sút cân nghiêm trọng….
1.9. Ung thư phế quản
Bệnh nhân mắc ung thư phế quản cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng ho khạc ra máu đen, đau tức ngực, đau xương khớp, sưng phù mặt và cổ…. Khi những dấu hiệu này diễn ra trong cùng một thời điểm, người bệnh cần sớm đi khám để được điều trị.
2. Cách xác định nguyên nhân
Đây là triệu chứng cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Khi đó mới có thể đưa ra được phác đồ điều trị chính xác. Các phương pháp nhận biết được áp dụng gồm:
2.1. Dựa vào đặc điểm của đờm và máu
Đối với mỗi loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
- Đờm với máu đen: Phổi bị tắc nghẽn.
- Đờm có màu trong suốt, sủi bọt, dạng nước kèm máu tươi: Mắc bệnh giãn nhánh khí quản.
- Đờm trong suốt hoặc trắng nhạt, sủi bọt, dính, có máu tươi: Mắc bệnh viêm khí quản mãn tính, viêm phổi giai đoạn đầu.
- Đờm có mủ kèm theo tia máu hoặc sợi máu: Bệnh phù phổi cấp, giãn khí phế quản, viêm họng, lao phổi, ung thư vòm họng, ung thư khí quản.
- Đờm có mủ nhầy, màu vàng kèm máu: viêm khí quản, viêm phổi.
2.2. Thăm khám tại cơ sở y tế
Dựa vào đặc điểm của đờm khó có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do đó, người bệnh cần phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám cùng các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định các bước kiểm tra sức khỏe cần thiết, để xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách điều trị đờm có máu hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: Ho ra máu – Nguyên nhân và triệu chứng
3. Khạc đờm có máu nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, ngoại trừ một số bệnh lý nhẹ về đường hô hấp. Phần lớn triệu chứng này chỉ xuất hiện khi các bệnh lý đã bước vào giai đoạn nặng. Do đó, khi bị ho có đờm ra máu bạn cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời. Tránh chủ quan kéo dài, vì có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
4. Một số biện pháp thuyên giảm tình trạng khạc đờm ra máu
4.1. Bỏ thuốc lá
Khói thuốc lá sẽ khiến cổ họng tiết ra nhiều chất đờm hơn, đờm cũng đặc hơn bình thường. Vì thế, bạn cần phải bỏ ngay thói quen hút thuốc lá khi bị đờm ra máu. Nếu bạn không hút thuốc, thì cũng cần tránh xa những khu vực có khói thuốc lá.
4.2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có tác làm loãng đờm trong cổ họng. Do đó, bạn hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống nước ấm pha với siro Bảo Thanh để hỗ trợ long đờm, làm dịu cổ họng và giảm các cơn ho.
4.3. Dùng kẹo ngậm thảo dược
Sử dụng các loại kẹo ngậm có chiết xuất từ thảo dược để hỗ trợ tiêu đờm dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng viên ngậm Bảo Thanh được chiết xuất từ các dược liệu như xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, cam thảo, mật ong, bạc hà… để hỗ trợ tiêu đờm.
4.4. Súc họng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng kháng viêm, làm dịu và ấm cổ họng, làm loãng đờm nhầy. Vì thế, hãy súc miệng bằng nước muối lý hàng ngày kể cả khi không xuất hiện triệu chứng trên.
4.5. Tránh xa các tác nhân gây kích thích cổ họng
Bảo vệ cổ họng bằng việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, duy trì độ ẩm trong nhà ổn định, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài… để hạn chế tối đa kích thích lên cổ họng. Từ đó ngăn cản không cho bệnh diễn biến nhanh và nặng hơn.
4.6. Chế độ ăn uống khoa học
Không ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt nhiều đường, sữa và các chế phẩm từ sữa. Hãy bổ sung các loại thực phẩm có dinh dưỡng tốt cho hệ hô hấp, ăn các loại thức ăn dễ nuốt để tránh làm tổn thương cổ họng.
4.7. Sử dụng tinh dầu
Bạn có thể dùng tinh dầu để xông vùng hầu họng, cách này sẽ giúp tiêu đờm và dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha tinh dầu vào nước nóng để tắm. Một số loại tinh dầu được sử dụng phổ biến như: bạc hà, khuynh diệp, bạch đàn….
4.8. Luyện tập thể dục thể thao
Vận động thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ đẩy lùi các bệnh tật. Do đó, bạn nên tập thể dục hàng ngày, có thể bắt đầu từ các bộ môn nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ….
Khi xuất hiện các cơn khạc có đờm ra máu, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng trong dân gian, vì nếu dùng sai thuốc có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Khi đó việc điều trị sẽ tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng đáng sợ hơn là việc chữa trị không có hiệu quả, do đã bỏ lỡ thời gian vàng để trị bệnh.
5/5 - (9 bình chọn) Nguồn tham khảo / SourceThuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập
Đặt câu hỏi cho chuyên gia: Gửi 0 bình luậnTừ khóa » Hiện Tượng Khạc đờm Ra Máu Mỗi Sáng
-
Khạc đờm Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Viêm Họng, Ho Khạc Ra Máu: Cảnh Giác Các Bệnh Nguy Hiểm | Vinmec
-
Khạc đờm Có Lẫn Máu Vào Buổi Sáng Sớm Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Khạc đờm Ra Máu Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không | Medlatec
-
Khạc Đờm Ra Máu Vào Buổi Sáng Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm ...
-
Khạc Đờm Ra Máu Nhưng Không Ho Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm?
-
Ho Khạc Ra Đờm Có Máu Vào Buổi Sáng:Cảnh Báo Nhiều Bệnh ...
-
Khạc đờm Ra Máu Vào Buổi Sáng Có Nguy Hiểm Không? - Kênh ITV
-
Triệu Chứng Ho, Khạc đờm Ra Máu Là Bệnh Gì? - Bảo Khí Khang
-
Đoán Bệnh Qua Chất đờm - Trung Tâm Y Học Hạt Nhân Và Ung Bướu
-
Ho Ra Máu - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khạc Đờm Ra Máu Là Bị Gì, Nguy Hiểm Không? - VHEA Việt Nam
-
Màu đờm Nói Lên điều Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? - CarePlus
-
Khạc đờm Ra Máu Những Biến Chứng Nguy Hiểm