Khắc Phục Hiện Tượng Gà ăn ít Lắc đầu - Niên Giám Nông Nghiệp

Gà ăn ít lắc đầu trong một thời gian dài là biểu hiện của nhiều căn bệnh. Khi nhận ra triệu chứng này ở gà, bà con cần tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Nếu để ủ bệnh lâu vật nuôi sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng xấu hơn, gây chết hàng loạt.

Vậy cách xử lý, khắc phục gà bị bệnh như thế nào? Bài viết sẽ chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp người dân chăn nuôi hiệu quả.

Mục lục nội dung

  • 1 Nguyên nhân khiến gà ăn ít lắc đầu
  • 2 Các triệu chứng phổ biến
  • 3 Cách khắc phục
  • 4 Cách điều trị bệnh nếu gà bị nhiễm E.coli
  • 5 Câu hỏi
  • 6 Video hướng dẫn

Nguyên nhân khiến gà ăn ít lắc đầu

Gà ăn ít lắc đầu

Gà lắc đầu, ăn kém có thể đã mắc phải bệnh ORT, bị tấn công bởi các vi khuẩn là Ornithobacterium rhinotracheale vào đường hô hấp, phổi.

Nguyên nhân do môi trường sống bị ô nhiễm, gà ăn phải thực phẩm bẩn, thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra còn do khí thải độc từ phân hoặc từ thuốc diệt cỏ, trừ sâu làm tổn thương niêm mạc.

Căn bệnh này xảy ra nhiều nhất vào thời gian giao mùa như Xuân – Hè. Lúc này độ ẩm tăng cao, thời tiết lạnh. Nếu gà không được tiêm phòng đầy đủ, sức đề kháng yếu sẽ bị nhiễm bệnh ngay.

Gà con dễ bị vi khuẩn tấn công nhất vì cơ thể chưa kịp thích nghi với môi trường sống mới.

Nên xem: Khắc phục hiện tượng thỏ mẹ cắn thỏ con sau sinh

Ornithobacterium rhinotracheale kí sinh ngay trên cơ thể gà và lây lan ra môi trường xung quanh rất nhanh. Vì thế, bà con cần chú ý để cách ly gà bệnh càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng phổ biến

Gà ăn ít lắc đầu khi phát bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng dễ nhận ra nếu quan sát bằng mắt thường:

  • Thở hổn hển, hay ngáp, lắc đầu, mỏ liên tục.
  • Gà bị sốt, bỏ ăn, chảy nước mắt sống
  • Dễ bị tiêu chảy
  • Nếu gà đang trong giai đoạn đẻ trứng thì sẽ bị đẻ non, vỏ mỏng
  • Gà ốm yếu, gầy gò, ít vận động

Đây là căn bệnh giết gà một cách âm thầm, từ từ. Nếu người nuôi chủ quan, không tích cực điều trị gà sẽ chết chỉ sau vài tuần.

Cách khắc phục

Tùy vào tình trạng, điều kiện chăn nuôi mà người dân áp dụng phương pháp chữa trị thích hợp dưới đây.

  • Chuồng trại tăng cường khử trùng bằng vôi, dọn dẹp sạch sẽ, khô thoáng
  • Chuồng cần được xây kín, chắn gió, nắng mưa tốt, xung quanh phải phát quang bụi rậm để giệt các ổ nấm bệnh trú ngụ.
  • Cải thiện bữa ăn bằng cách bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin quan trọng như A, C, D, B…
  • Dùng thuốc trợ lực, tăng sức cho gà

Nếu bệnh đã nặng thì tiêm hoặc cho gà uống kháng sinh ngay:

  • Hòa hoặc trộn Micosin kết hợp với Doxycyclin, Flophenicol + Gentamycin… vào cám, bột, rau cho gà ăn/uống ngày 1 lần. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
Nên xem: Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản thu nhập cao

Cách điều trị bệnh nếu gà bị nhiễm E.coli

Gà ăn ít lắc đầu

Gà có hiện tượng lắc đầu, ít ăn cũng có thể bị nhiễm E.coli. Với trường hợp này, tiến sĩ Vũ Ngọc Sơn – Viện chăn nuôi cho biết cách chữa trị như sau:

  • Nhốt gà trong chuồng và giữ chuồng khô sạch
  • Mật độ nuôi gà 8 con/m2
  • Chỉ thả gà khi trời khô ráo, nắng ấm
  • Giữ độn lót khô, tơi xốp
  • Nếu có điều kiện nuôi trên đệm lót sinh học trộn chế phẩm Balatsa
  • Cho uống một trong những kháng sinh sau:

+ Amipicilin kết hợp với Colistin

+ Colistin kết hợp Neomycin

+ Sunfaguanidin kết hợp Colistin/B complex/Điện giải.

  • Điều trị kiên trì 2 tuần liên tục.

Vào mùa mưa gió, trời lạnh, bà con chú ý phải giữ ấm cho gà, bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn của chúng. Như vậy sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả, nhanh chóng.

Câu hỏi

10 con gà Đông Tảo trước tết có tiêm vacxin Newcastle bị quá liều. Gần đây gà có hiện tượng ăn ít, lắc đầu, ngoài ra không có hiện tượng gì. Hỏi có phải do tiêm vacxin quá liều không và khi tiêm như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến thần kinh của gà không? Hỏi cách khắc phục?

TS Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Gà lắc đầu là môi trường chăn nuôi ô nhiễm, khí thải trong chuồng cao, kích ứng niêm mạc đường hô hấp làm gà lắc đầu.

Cần khắc phục cho gà bằng cách

Nên xem: Hướng dẫn sử dụng tỏi và vitamin cho gà ăn

+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp gà nhanh hồi phục.

+ Kết hợp bổ sung VITAMIN, THUỐC TRỢ SỨC, TRỢ LỰC cho gà.

Nếu bệnh nặng thì điều trị

Dùng một trong các loại thuốc như: MICOSIN hoặc FLOPHENICOL, phối hợp với 1 trong các thuốc OXYTETRACYCLIN hoặc GENTAMYCIN hoặc DOXYCYCLIN, liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc, có thể hoà nước uống hoặc trộn đều vào thức ăn.

Video hướng dẫn

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Gà ăn ít Phải Làm Sao