Khắc Phục Lỗi Ổ Cứng Ngoài Không Hiện Trong My Computer
Có thể bạn quan tâm
Ổ cứng ngoài không hiện trong My computer
Đôi khi ổ cứng ngoài không hiện trong my computer hoặc máy tính không nhận usb, hay còn được gọi là lỗi ổ cứng ngoài không nhận, nó xảy ra ngay cả khi xác nhận kết nối thành công. Vấn đề xảy ra chủ yếu là khi trình điều khiển thiết bị bị hỏng hoặc lỗi thời. Những vấn đề như vậy có thể khá khó khăn để sửa chữa. Bạn có thể dành hàng giờ nhưng không tìm ra giải pháp. Hãy thử các cách giải quyết ổ cứng ngoài không truy cập được hay laptop không nhận usb của mình tại Hưng Long Thịnh Vượng nhé!
✧ Xem thêm: Chothuelaptop.org chuyên cung cấp dịch vụ Cho Thuê Laptop Ổ Cứng SSD đa dạng mẫu mã cấu hình, số lượng lớn với giá ưu đãi.Các nguyên nhân gây ra lỗi không hiện ổ cứng trong My computer
Sau đây là một số lý do dẫn đến tình trạng khiến ổ cứng di động bị lỗi không hiện trong My computer:
– Không có ổ đĩa được phân vùng: Trong một số trường hợp, ổ cứng ngoài chưa được phân vùng hoặc được phân vùng sai hoặc phân vùng ổ cứng bị lỗi, bị hỏng. Điều này làm cho ổ cứng không hiển thị trong My Computer.
– Có thể cáp kết nối giữa ổ cứng và máy tính bị hư, đầu kết nối bị nhờn.
– Cổng USB không hoạt động, bị thiếu hoặc chưa cập nhật driver mới của USB, khiến máy gặp tình trạng ổ cứng ngoài không hiện trong My Computer.
– Lỗi máy tính cài đặt chế dộ ẩn đối với các ổ USB cắm vào.
– Thiết bị đang bị lỗi: Trong một số trường hợp, ổ cứng ngoài có thể bị lỗi hoặc hỏng. Điều này làm cho ổ cứng không hiển thị trong My Computer.
– Cài đặt Bios không chính xác.
– USB chưa được bật: Một số máy tính có thể không tự động bật dịch vụ USB khi bạn kết nối ổ cứng ngoài. Điều này làm cho ổ cứng không hiển thị trong My Computer.
– Lỗi phần mềm hệ thống: Một số lỗi phần mềm hệ thống làm máy tính không nhận ổ cứng ngoài Win 10.
– Vấn đề về phần cứng: Nếu ổ cứng của bạn bị hỏng hoặc có vấn đề khác thì cũng sẽ không hiển thị trong My Computer.
– Phần mềm diệt virus: Một số phần mềm diệt virus có thể làm cho ổ cứng ngoài không hiển thị trong My Computer.
– Nguồn của ổ cứng không bật nên khi cắm ổ cứng vào PC không nhận.
Các cách sửa lỗi ổ cứng ngoài không hiện trong My computer
Trước khi rút ổ cứng ngoài ra khỏi cổng máy, bạn thử đổi sang một cổng khác. Nếu máy tính, laptop đã nhận được ổ cứng di động thì tiếp tục làm việc. Có thêm cách là sử dụng USB khác để kiểm tra, nếu vẫn không được thì cùng mình tìm hiểu cách cái dưới đây để khắc phục lỗi ổ cứng rời không nhận trên My Computer nhé!
Cách 1: Khởi động lại máy
Cách này nghe có vẻ đơn giản nhưng thỉnh thoảng vẫn giải quyết được một số vấn đề, trong bài này là giúp khắc phục lỗi ổ cứng ngoài không hiện. Có thể máy đang hoạt động quá tải nên việc kết nối ổ cứng bị trì hoãn.
Bạn hãy thực hiện khởi động lại máy và kết nối lại ổ cứng ngoài trước, xem ổ cứng có hiện không. Nếu ổ cứng không hiện thì hãy xem tiếp các cách sau nhé!
Cách 2: Kiểm tra cổng USB và dây cáp kết nối
Khi ổ cứng muốn kết nối vào laptop sẽ thông qua cổng USB trên laptop và dây cáp kết nối với nhau. Nên đây cũng là một trong cách sửa ổ cứng ngoài không hiện đầu tiên bạn nên kiểm tra bằng cách cắm dây nối ổ cứng vào laptop khác và xem có hiện ổ cứng hay không. Nếu vẫn không hiện thì bạn nên thay thế dây cáp nối mới nhé!
Cách 3: Tạo phân vùng ổ cứng win 10
Đầu tiền bạn phải kiểm tra ổ cứng rời của bạn xem cắm vào máy tính có nhận tín hiệu hay không thì hãy thử kiểm tra ổ cứng laptop có nhận ổ cứng của bạn không nhé.
Cách kiểm tra: Nhấn tổ hợp phím Windows + R sau đó gõ vào cụm từ compmgmt.msc nhấn OK một hộp thoại hiện ra, tại đây, bạn chọn Disk Management.
Nếu thiết bị của bạn xuất hiện trong Quản lý đĩa như trên(ổ của mình là ICTSAIGON và hiện màu xanh), có nghĩa là ổ cứng di động của bạn đã sẵn sàng khởi tạo ổ đĩa để có thể sử dụng được. Ngoài việc hiển thị cho bạn thông tin cơ bản, công cụ Quản lý đĩa có thể khắc phục các sự cố hệ thống tệp và phân vùng với ổ đĩa của bạn.
Nếu ổ đĩa di động của bạn chỉ hiển thị không gian chưa phân bổ (ổ sẽ hiện màu đen và ở trang thái Unallocated ) , bạn sẽ cần tạo một phân vùng mới trên đó. Điều này cho phép Windows và các hệ điều hành khác sử dụng nó. Để làm như vậy, nhấp chuột phải vào bất kỳ nơi nào trên không gian Unallocated , chọn New simple Volume và chọn next và làm theo trình hướng dẫn để tạo phân vùng mới.
Sau khi tạo mới phân vùng ổ đĩa, nếu ổ đĩa của bạn hiện lên màu xanh, đều đó có nghĩa là ổ đĩa rời của bạn đã hoạt động tốt, các bạn kiểm tra xem đã hiện trên my computer win 10 chưa nhé, nếu rồi thì xin chúc mừng bạn đã thực hiện thành công, Nếu vẫn chưa sửa được lỗi ổ cứng ngoài không hiện trong my computer thì các bạn làm theo Cách 2 nhé.
Cách đổi tên ổ đĩa:
Nếu ổ đĩa của bạn được phân vùng (có nghĩa là nó không có không gian Unallocated) và bạn vẫn không thể nhìn thấy nó, hãy đảm bảo rằng nó có một ký tự ổ đĩa. Điều này sẽ tự động xảy ra, nhưng nếu bạn đã xóa ký tự ổ đĩa theo cách thủ công, ổ đĩa có thể không truy cập được trong Windows.
Để thay đổi ký tự ổ đĩa, bấm chuột phải vào phân vùng ổ đĩa di động và chọn Chang Drive Letter or Path . Nếu thiết bị chưa có chữ cái, bấm Add và chọn một chữ cái. Nếu có, bấm Change và thử cái khác.
Một cái gì đó sau này trong bảng chữ cái, như G hoặc J , là tiêu chuẩn cho các ổ di động và sẽ hoạt động tốt.
Xem thêm:Cách Lưu Ảnh Từ Google Về Điện Thoại Đơn Giản
Những Điều Cần Biết Khi Mua Ổ Cứng Máy Tính
Màn Hình Tự Tắt? Bạn Không Biết Làm Sao?
Ổ Cứng HDD Và SSD Thì Nên Mua Loại Nào?
Cách 4: Cách format ổ cứng
Nếu ổ đĩa xuất hiện được phân vùng, nhưng bạn vẫn không thể truy cập nó, có lẽ nó được phân vùng với một hệ thống tệp khác.
Chẳng hạn, bạn có thể đã định dạng ổ đĩa với hệ thống tệp XFS trên Linux hoặc APFS trên máy Mac. Windows không thể đọc các hệ thống tệp này. Do đó, bạn sẽ cần định dạng lại ổ đĩa với hệ thống tệp NTFS hoặc FAT32 để Windows có thể nhận ra nó.
Để định dạng lại một phân vùng trong Disk Management utility, bấm chuột phải vào nó và chọn Format.
Lưu ý: rằng định dạng sẽ xóa tất cả các tệp trên ổ đĩa của bạn, vì vậy bạn nên sao chép mọi tệp quan trọng trên đó sang thiết bị khác trước khi tiếp tục. Nếu bạn định dạng ổ đĩa trên máy Linux hoặc Mac, hãy đưa nó đến một máy tính chạy hệ điều hành đó và sao lưu các tệp trước khi bạn định dạng nó.
Nếu bạn có một USB thông thường, thì bạn nên định dạng ở chế độ FAT32. Trong hầu hết các trường hợp, đây là sự lựa chọn tốt nhất. Mặc dù FAT32 không thể lưu tệp trên 4GB và chỉ hỗ trợ âm lượng tối đa 2TB, Quan trọng hơn, FAT32 tương thích với tất cả các loại thiết bị, chẳng hạn như máy ảnh, trình phát phương tiện, máy chơi game, v.v.
NTFS là tiêu chuẩn hiện đại cho Windows, nhưng thực sự không có gì để đạt được bằng cách sử dụng nó trên ổ đĩa flash. Nhiều thiết bị cũ không tương thích với NTFS. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên định dạng dưới dạng FAT32 cho ổ đĩa flash và thẻ SD và NTFS cho ổ cứng ngoài lớn.
Cách 5: Kiểm tra ổ cứng bằng phần mềm khác
Để kiểm tra xem ổ cứng có bị lỗi máy không nhận ổ cứng ngoài hay không, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tải về phần mềm kiểm tra ổ cứng như CrystalDiskMark hoặc Hard disk Sentinel.
Bước 2: Cài đặt phần mềm đã tải về.
Bước 3: Mở phần mềm và kiểm tra tình trạng ổ cứng. Nếu hiển thị chữ Good, nghĩa là ổ cứng đang hoạt động tốt. Nếu hiển thị chữ Caution, Bad hoặc Gray, đây là dấu hiệu cho thấy ổ cứng đang gặp sự cố và kết nối kém.
Cách 6: Cài đặt hiển thị các ổ đĩa bị ẩn
Khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng ngoài Win 10 bằng cách hiển thị các ổ đĩa bị ẩn trên máy tính, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào My Computer.
Bước 2: Tìm đến góc trên cùng bên trái và kích chọn Organize, sau đó chọn Folder and search options.
Bước 3: Trong giao diện Folder and search options, kích chọn View và tìm đến dòng chữ Show hidden Files, Folders and Drivers. Sau đó chọn Apply và bấm OK để hoàn tất.
Cách 7: Cập nhật hoặc Cài đặt lại driver
Để sửa lỗi ổ cứng ngoài không hiện trong My computer thì trong hầu hết các trường hợp, Windows 10 sẽ tự động nhận ra ổ cứng di động của bạn, nhưng đôi khi có thể xảy ra rằng Windows 10 không có trình điều khiển cho ổ cứng di động của bạn, nhưng bạn có thể khắc phục điều đó bằng cách làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn Windows + X để mở menu và chọn Device Manager từ danh sách.
Bước 2: Xác định vị trí phần ổ đĩa và mở rộng nó.
Bước 3: Kiểm tra xem có bất kỳ thiết bị được liệt kê nào có dấu chấm than màu vàng bên cạnh không. Nếu có dấu chấm than bên cạnh thiết bị của bạn, điều này có nghĩa là có thể có vấn đề về trình điều khiển. Nhấp chuột phải vào thiết bị và chọn Update driver.
Bước 4: Chọn Search automatically for updated driver software (Tìm kiếm tự động cho phần mềm trình điều khiển).
Bây giờ Windows sẽ tìm kiếm một trình điều khiển phù hợp trực tuyến và cài đặt nó tự động. Sau khi trình điều khiển được cài đặt, kiểm tra xem vấn đề vẫn còn đó.
Nếu cách này không hoạt động, hãy gỡ cài đặt rồi cài đặt lại trình điều khiển.
Cách 8: Sử dụng phần mềm diệt virus
Máy tính, laptop sau thời gian dài sử dụng không được dọn dẹp cũng dẫn đến chất lượng bị kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng máy tính, laptop không nhận ổ cứng ngoài trong My Computer. Bạn nên quét virus và vệ sinh máy để tránh gặp lại tình trạng này.
Cách 9: Chạy trình khắc phục sự cố phần cứng
Nếu Windows 10 không nhận ổ cứng di động của bạn, bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng trình khắc phục sự cố phần cứng. Như bạn đã biết, Windows đi kèm với tất cả các loại trình khắc phục sự cố và bạn có thể sử dụng chúng để khắc phục một số vấn đề phổ biến, trong bài viết này là sự cố ổ cứng ngoài không hiện.
Một số người dùng cho rằng bạn có thể khắc phục sự cố này bằng cách sử dụng trình khắc phục sự cố phần cứng và bạn có thể làm điều đó bằng cách thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn Windows + I để mở ứng dụng Setting.
Bước 2: Chuyển đến phần Update & Security
Bước 3: Chọn Troubleshoot từ menu bên trái và trong khung bên phải, chọn Hardware and Devices. Bây giờ bấm vào Run the troubleshooter.
Bước 4: Làm theo các hướng dẫn trên màn hình để hoàn thành trình khắc phục sự cố.
Khi quá trình xử lý sự cố kết thúc, hãy kiểm tra xem sự cố có còn không, Nếu không hãy tiếp tục cùng mình tìm hướng giải quyết ở các bước tiếp theo nào.
Cách 10: Tắt cài đặt tạm dừng USB chọn lọc
Nếu các phương pháp như đã đề cập ở trên vẫn chưa sửa được lỗi ổ cứng ngoài không hiện trong My computer, hãy thử vô hiệu hóa cài đặt Ngừng USB chọn lọc. Đây là những gì bạn có thể làm.
Bước 1: Mở Power Options từ Control Panel và điều hướng đến Additional power settings. Tiếp theo, nhấp vào tùy chọn Change plan settings.
Bước 2: Sau đó đi tới Change advanced power settings và trong cài đặt USB, tìm cài đặt USB selective suspend và đặt nó là Enabled (Tắt).
Cách 11: Thay mới ổ cứng
Nếu bạn đã áp dụng các cách trên mà vẫn không khắc phục lỗi ổ cứng ngoài không hiện trong My computer thì nguyên do có thể là ổ cứng của bạn gặp vấn đề. Nó có thể bị hỏng, chập mạch, đoản mạch do va đập. Và đây chính là lúc bạn cần thay mới ổ cứng để tiếp tục công việc của mình.
Hy vọng bài viết của bạn đã giúp bạn khắc phụ được lỗi không tìm thấy ổ cứng ngoài, lỗi không mở được ổ cứng ngoài.
Sau cùng nếu các bạn đã thực hiện đúng các bước trên mà vẫn không khắc phục được lỗi ổ cứng ngoài không hiện trong my computer thì có lẽ ổ cứng di động của bạn đã bị hư box đựng hoặc hư ổ cứng, bạn có thể mang đến tiệm máy tính gần nhất để kiểm tra hoặc mua mới ổ cứng.
Mọi người có thắc mắc, góp ý xin liên hệ thông tin bên dưới
Hưng Long Thịnh Vượng
Địa chỉ: Tầng 2 – 232 Chu Văn An , Phường 26, Quận Bình Thạnh , TP.HCM
Liên hệ ngay: 083 231 8585
Website: https://chothuelaptop.org/
Facebook : https://www.facebook.com/thuelaptophcm
3.8/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Sửa Lỗi Không Nhận ổ Cứng Win 10
-
Hướng Dẫn Sửa Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng - .vn
-
Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng Chắc ... - Thanh Bình PC
-
Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Windows 10 Không Nhận ổ Cứng Thứ 2
-
Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng Và Cách Khắc Phục 100%
-
Nguyên Nhân Laptop, Máy Tính Không Nhận ổ Cứng
-
Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng đơn Giản Nhanh Chóng
-
Khắc Phục, Sửa Lỗi Không Tìm Thấy HDD, ổ Cứng Máy Tính - Thủ Thuật
-
Cách Fix Lỗi Windows 10 Không Nhận ổ Cứng Ngoài đơn Giản Nhất
-
Cách Khắc Phục Lỗi Khi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng Thứ 2
-
Hướng Dẫn 5 Cách Sửa Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng Ngoài
-
6 Cách Khắc Phục Lỗi Không Nhận ổ SSD Trong Windows 10
-
Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng
-
6 Mẹo Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ SSD
-
Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng ... - Máy Tính An Khánh
-
Sửa Lỗi Không Phát Hiện ổ Cứng Khi Cài Win | Thích Tin Học
-
Cách Khắc Phục Lỗi Không Nhận ổ Cứng HDD Chi Tiết Nhất 2022
-
Khắc Phục Lỗi Mất ổ đĩa D Trong Win 10 - IRecovery
-
Không Hiện Ổ Cứng Khi Cài Win 10, Đâu Là Cách Khắc Phục?
-
Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Nhận ổ Cứng