Khách Sạn Burj Al Arab Dubai - Bộ Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
|
Thiết kế độc đáo, ấn tượng. |
Burj Al Arab chơi vơi giữa biển khơi. |
Burj Al Arab Dubai nhìn từ trên cao. |
Burj Al-Arab được khởi công năm 1994. KTS Tom Wright cho biết, chủ đầu tư muốn công trình phải trở thành một biểu tượng của Dubai, tương tự như nhà hát Opera ở Sydney hay tháp Eiffel của Paris. Tư vấn cho dự án này là Atkins, một đơn vị có tiếng của Anh, còn việc xây dựng do nhà thầu Murray & Roberts của Nam Phi thực hiện.
Với độ cao 321 m, Burj Al-Arab là công trình khách sạn cao nhất thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa là Burj al-Arab không nằm trong đất liền mà trên một hòn đảo nhân tạo ngoài biển, cách bờ 280 m. Quá trình xây dựng rất kỳ công. Để đảm bảo cho một nền móng vững chắc, người ta đã sử dụng 230 cột móng dài 40 m để đóng xuống đất. Phần đảo nhân tạo được giữ chắc không phải bởi đá tảng, mà bằng những công nghệ mới tạo ma sát giữa cát biển với bùn dọc theo chiều dài của các cột ống cọc. Các kỹ sư xây dựng cũng làm một lớp bề mặt đá lớn, với hình dạng lược, để đảm bảo phần nền móng không bị xói mòn. Đã phải mất tới 3 năm để hoàn thiện phần móng, bằng đúng thời gian để xây dựng toàn bộ tòa nhà. Công trình tiêu tốn 70.000 tấn xi măng, 9.000 tấn thép, với tổng chi phí 1,5 tỷ USD.
Sảnh cao và rộng, với hệ thống đài phun nước. |
Khu sảnh nơi khách ngồi nghỉ ngơi. |
Để giữ nhiệt độ cân bằng bên trong nội thất, một giải pháp được sử dụng là dùng hệ thống ống thông hơi nối thẳng từ mái và chôn sâu 1 m dưới lòng đất, tạo ra vùng đệm nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên trong tòa nhà. Nhờ đó, không cần phải dùng tới nguồn năng lượng khổng lồ cho hệ thống điều hòa, không khí bên trong vẫn rất dễ chịu.
Sợi thủy tinh được sử dụng cho phần ngoại thất của khách sạn. Đơn vị thiết kế cho rằng đây là vật liệu tốt nhất để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt với nắng, gió, bão cát ở vùng sa mạc, và có thể duy trì trong vòng 50 năm.
Nội thất của một trong những căn phòng của khách sạn. |
Burj Al-Arab có thể được coi là khách sạn 7 sao nếu xét tới những khoản đầu tư hoành tráng, cho dù trên bảng xếp hạng của hệ thống khách sạn thế giới, 5 sao đã được coi là... đỉnh. Chính vì vậy, Burj Al-Arab có thêm cụm từ "sang trọng". Khách sạn có khoảng 8.000 m2 tường, cột được dát vàng lá 22 carat và 24.000 m2 đá marble, gồm 30 loại khác nhau. Đây còn là khách sạn 5 sao đầu tiên vượt quá độ cao 305 m. Ngoài ra, Burj al-Arab có khu hành lang rộng và cao nhất thế giới, 180 m.
Phòng Presidential. |
Phòng Royal. |
Vào buổi tối, Burj Al-Arab nổi bật giữa biển nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại, long lanh và ấn tượng. Một điểm nhấn trong thiết kế của khách sạn chính là sân đỗ máy bay trực thăng được "treo" lơ lửng gần đỉnh. Ngoài mục đích sử dụng chính, nơi đây còn từng được nhiều người nổi tiếng chọn để tổ chức các sự kiện tầm cỡ. Ca sĩ người Ireland, Ronan Keating, đã qauy môt clip của anh ở đây. Tháng 3/2004, tay golf số một thế giới, Tiger Woods, đã có màn biểu diễn golf từ nơi đây vào vịnh Persian. Tháng 2/2005, còn có một trận đấu quần vợt "đỉnh cao" giữa hai tay vợt hàng đầu thế giới là Roger Federer và Andre Agassi.
Phần nội thất của khách sạn do Khuan Chew, người đứng đầu tập đoàn Thiết kế nổi tiếng KCA International thực hiện, người đã làm Cung điện Vua Brunei, sân bay quốc tế Dubai, khu nghỉ dưỡng Jumeirah Beach, Madinat và còn rất nhiều công trình khác nữa.
Trông hoành tráng, nhưng khách sạn Burj al-Arab chỉ có 28 tầng với 202 phòng. Căn phòng nhỏ nhất có diện tích 169 m2, còn phòng rộng nhất là phòng Hoàng gia Royal Suite 780 m2. Đây là một trong những khách sạn đắt nhất thế giới, với chi phí cho mỗi đêm từ 1.000 đến 15.000 USD. Riêng phòng Royal là 28.000 USD.
The Burj al Arab nhận được nhiều lời ngợi khen nhưng cũng không ít chê bai. Nội thất của khách sạn theo kiểu vừa phương Đông với những chi tiết trang trí của kiến trúc Ảrập với cột, tường rườm rà... kết hợp cả với phương Tây thể hiện qua những đường nét hiện đại, màu sắc sử dụng táo bạo... đã khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng. Ngoài ra, sự sa hoa, sang trọng thái quá thể hiện qua màn đầu tư hoành tráng cũng khiến một số quan chức thành phố Dubai khó chịu. "Thể hiện sự giàu có bằng cách tạo ra một khách sạn xa hoa như cung điện là điều thật lố bịch". Theo Dothi.net
Từ khóa » Kết Cấu Khách Sạn Burj Al Arab
-
ĐHXD - Khách Sạn Burj Al Arab, Dubai, United Arab Emirates
-
KẾT CẤU MỚI - BURJ AL ARAB By Thphuongnguyen - Issuu
-
Burj Al-Arab – Wikipedia Tiếng Việt
-
KTS Tom Wright Và Công Trình Burj Al Arab - Tạp Chí Kiến Trúc
-
Burj Al-Arab Là Gì? Chi Tiết Về Burj Al-Arab Mới Nhất 2021
-
Tư Vấn Xây Dựng Online
-
Khách Sạn Burj Al-Arab - Tư Vấn Và Thiết Kế Kiến Trúc DMC
-
Khám Phá Burj Al Arab: Biểu Tượng Của Sự Xa Hoa
-
Burj Al Arab - SlideShare
-
Lưu Trữ Kết Cấu Khách Sạn Burj Al Arab - Đi Chơi Dubai
-
Burj Al Arab Hotel Nổi Tiếng Với Cấu Trúc Mặt đứng PTFE Cách Nhiệt
-
Tìm Hiểu Về Quá Trình Xây Dựng Khách Sạn Burj Al Arab ở Dubai
-
[Những Tòa Tháp đẹp Nhất Thế Giới] Burj Al Arab - Khách Sạn 7 Sao ...
-
Khách Sạn Burj Al Arab Xa Xỉ Nhất Thế Giới ở Dubai - Tour Du Lịch