Khách Thể Là Gì? Các Loại Khách Thể Trong Quan Hệ Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Khách thể là gì? Khách thể là thuật ngữ thường được sử dụng trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khách thể là gì? Có những loại khách thể nào trong quan hệ pháp luât? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp.
- Khách thể là gì?
- Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?
- Các loại khách thể trong quan hệ pháp luật
- Khách thể quan hệ pháp luật dân sự
- Khách thể quan hệ pháp luật hành chính
- Khách thể của quan hệ pháp luật hình sự (Khách thể của tội phạm)
- Khách thể của quan hệ pháp luật lao động
- Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai
Khách thể là gì?
Khách thể được hiểu theo phương diện pháp lý là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần hoặc lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần mà các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật nào đó hướng tới.
Ngoài ra, khách thể cũng có thể được hiểu là những đối tượng của nhận thức và tác động đến chủ thể là con người một cách có ý thức và ý chí.
Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?
Khách thể của quan hệ pháp luật là phạm trù pháp lý, là bộ phận hợp thành của quan hệ pháp luật. Đó là những điều mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới và có tác động vào. Hay hiểu theo cách khác thì đó là những lợi ích vật chất và tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
Một số khách thể của quan hệ pháp luật thường gặp như:
- Khách thể quan hệ pháp luật dân sự.
- Khách thể quan hệ pháp luật hành chính.
- Khách thể của quan hệ pháp luật hình sự.
- Khách thể của quan hệ pháp luật lao động.
- Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai.
Các loại khách thể trong quan hệ pháp luật
Khách thể quan hệ pháp luật dân sự
Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự chính là cái mà các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự hướng tới khi tham gia vào các giao dịch dân sự. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành các nhóm sau:
- Tài sản: Là khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản;
- Hành vi : Là khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự về nghĩa vụ hợp đồng: là cái mà các chủ thể đều hướng tới.
- Các giá trị nhân thân: Là lợi ích phi vật chất gắn liền và không thể tách rời với chủ thể nhất định như nhân phẩm, danh dự, hình ảnh…
- Kết quả của các hoạt động tinh thần sáng tạo: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật; sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
Khách thể quan hệ pháp luật hành chính
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là trật tự quản lý hành chính nhà nước.
Trật tự quản lý hành chính nhà nước sẽ được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể và khi tham gia vào các quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới là các lợi ích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sự hình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính. Ở đây có sự khác nhau về khách thể của quan hệ pháp luật hành chính công và quan hệ pháp luật hành chính tư.
Khách thể của quan hệ pháp luật hình sự (Khách thể của tội phạm)
Các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm chính là khách thể của quan hệ pháp luật hình sự. Khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.
Khách thể của Tội phạm có ý nghĩa lớn đối với việc:
- Định tội danh hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với việc quy định hình phạt.
- Phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm.
- Phân loại và xây dựng các chương, mục của Bộ luật hình sự.
Như vậy, nghiên cứu khái niệm khách thể của Tội phạm giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn bản chất, nhiệm vụ của luật hình sự, nội dung vật chất của Tội phạm và những vấn đề khác của luật hình sự.
Khách thể Tội phạm được chia làm 3 loại:
- Khách thể chung: Là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các Tội phạm xâm hại.
- Khách thể loại: Là 1 nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất được 1 nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị 1 nhóm Tội phạm xâm hại.
- Khách thể trực tiếp: Là quan hệ xã hội cụ thể hoặc 1 nhóm Quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị Tội phạm trực tiếp xâm hại. Ví dụ khách thể trực tiếp của tội giết người là tính mạng của con người; khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản là sở hữu về tài sản, sức khỏe, an ninh cá nhân.
Khách thể của quan hệ pháp luật lao động
Quan hệ pháp luật lao động là những quan hệ lao động giữa những người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động, phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật này, các chủ thể đều nhằm hướng tới sức lao động của người lao động. Người sử dụng lao động hướng tới sức lao động của người lao động và sử dụng sức lao động vào quá trình kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ; còn người lao động muốn sử dụng sức lao động để có thu nhập ổn định. Như vậy, sức lao động của người lao động chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động.
Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai
Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai là toàn bộ vốn đất đai của đất nước, một vùng đất hoặc một khoảnh đất cụ thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và lãnh hải mà thông qua đó thiết lập một chế độ pháp lý nhất định.
Trong hệ thống khoa học pháp lý của Việt Nam thì đất đai được coi là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu nhà nước.
Trên cơ sở các loại đất được quy định trong Luật Đất đai, có thể xây dựng các chế độ pháp lý như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp là khách thể của chế độ pháp lý đất nông nghiệp.
- Nhóm đất phi nông nghiệp là khách thể của chế độ pháp lý đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng là là khách thể của chế độ pháp lý đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Ngoài ra đối với các quan hệ pháp luật khác nhau sẽ có khách thể quan hệ pháp luật khác như như: Quan hệ pháp luật môi trường, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, bảo vệ môi trường…
Hy vọng với những nội dung chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ khách thể là gì? cũng như các loại khách thể trong quan hệ pháp luật. Mọi thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ đến Luật Hùng Sơn để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Chủ Thể Khách Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Là Gì
-
Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Yếu Tố Cấu Thành Quan Hệ Pháp Luật?
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Là Gì ? Quy định Về Chủ Thể Của Quan ...
-
Chủ Thể Là Gì? Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo BLDS?
-
Đặc điểm, Chủ Thể Và Khách Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Hành Chính
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Là Gì?
-
Khách Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Là Gì?
-
Thành Phần Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo Quy định Hiện Nay
-
Khách Thể Của Hợp đồng Là Gì
-
Khách Thể Là Gì? Ví Dụ Về Khách Thể Của Quan Hệ Pháp Luật - Trithucluat
-
Chủ Thể Pháp Luật Là Gì? (Cập Nhật 2022)
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Là Gì?
-
Quan Hệ Pháp Luật Chỉ Xuất Hiện Khi Nào Theo Quy định Mới?
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật đất đai; Quy định Mới Nhất - Phamlaw
-
[PDF] BÀI 5: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT - Topica