Khái Niệm ẩn Dụ Và Hoán Dụ, Cách Phân Biệt Và Ví Dụ - StudyTiengAnh

Chắc hẳn bạn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt ẩn dụ và hoán dụ. Bài viết dưới đây của Studytienganh sẽ giới thiệu một cách chi tiết về khái niệm, cách phân biệt và các ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ.  

 

1. Ẩn dụ và hoán dụ là gì

 

ẩn dụ và hoán dụ

Cùng Studytienganh tìm hiểu ẩn dụ là gì

 

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, được dùng để gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) của chúng. 

 

Ẩn dụ được dùng với mục đích làm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm. Qua đó, thu hút người đọc, người nghe theo cách hấp dẫn, lôi cuốn hơn.

 

Hoán dụ là biện pháp tu từ, được dùng để gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên của sự vật, sự việc khác dựa trên mối quan hệ gần gũi (tương cận) giữa chúng

 

Hoán dụ được dùng với mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm khi biểu đạt.

 

2. Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ đơn giản và dễ hiểu

 

ẩn dụ và hoán dụ

Cách phân biệt 2 biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ cùng Studytienganh

 

 

Giữa 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ có điểm giống nhau và điểm khác nhau, cụ thể như sau:

 

Giống nhau: Cả 2 biện pháp này được dùng với mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm khi biểu đạt. Về bản chất, ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, sự việc có này để miêu tả sự vật, sự việc khác theo quy luật liên tưởng.

 

Khác nhau: 

  • Ẩn dụ: Dựa vào điểm tương đồng, giống nhau như là về cách thức, cách thực hiện, cảm giác hay phẩm chất. Câu văn mang tính biểu đạt cao.

  •  

  • Hoán dụ: Dựa vào điểm tương cận, cụ thể như cái bộ phận, toàn thể, vật chứa, dấu hiệu của sự vật,... Làm cho câu văn được hiểu một cách dễ dàng.

 

3. Ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ

 

ẩn dụ và hoán dụ

Cách phân biệt các biện pháp tu từ cùng Studytienganh

 

Ẩn dụ được chia thành 4 kiểu

  • Ẩn dụ hình thức: giữa 2 sự vật, sự việc, hiện tượng trong ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

  •  

  • Ẩn dụ về cách thức: đây là phép ẩn dụ của các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về cách thức.

Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn. (nhắc nhở mỗi người khi thừa hưởng thành quả lao động phải nhớ đến công lao của người khác, có nét tương đồng về cách thức là uống nước tương đồng với hưởng thành quả lao động.)

 

  • Ẩn dụ về phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất.

Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng; Thấy mặt trời trong lăng rất đỏ. (mặt trời trong câu thơ thứ 2 tượng trưng cho phẩm chất của Bác Hồ, ca ngợi sự dũng cảm, hy sinh của Bác khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.)

 

  • Ẩn dụ về chuyển đổi cảm giác: hình thức ẩn dụ này là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hay cảm nhận bằng giác quan khác.

Ví dụ: Giọng nói của Bảo rất ngọt ngào. (từ giọng nói được nghe bằng thính giác chuyển qua ngọt ngào được cảm nhận bằng vị giác.)

 

Hoán dụ được chia thành 4 kiểu

  • Lấy bộ phận để chỉ toàn thể. 

  •  

  • Hoán dụ được sử dụng bằng cách lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng. 

Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình; Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.

 

  • Lấy dấu hiệu của sự vật dùng để chỉ sự vật

  •  

  • Hoán dụ bằng cách lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

 

4. Kết luận

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về ẩn dụ và hoán dụ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có nắm được khái niệm, cách phân biệt của 2 biện pháp tu từ này. Chúc bạn có những giờ học ngữ pháp tiếng Việt hiệu quả. Đừng quên theo dõi Studytienganh để học hỏi thêm nhiều kiến thức thú vị!

 

HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ

Khám phá ngay !
    3 Trang Web Luyện Nghe Tiếng Anh hiệu quả tại nhà ai cũng nên biết !
  • "Tiền Phạt" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
  • "Hình Tròn" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
  • Top 5 bài văn tả mẹ hay nhất thế giới tham khảo
  • "Tuyệt Vời" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
  • Thứ 4 trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
  • [Sưu tầm] 101+ Hình ảnh bàn tay con gái đẹp 2022
  • Tổng Hợp Từ Vựng Tiếng Anh về Bữa Tối
  • "Redundant" nghĩa là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh

Từ khóa » Ví Dụ Về Phép Tu Từ ẩn Dụ Và Hoán Dụ