Khái Niệm, Bản Chất Và Vai Trò Của Tài Chính Doanh Nghiệp

Mỗi doanh nghiệp thành lập, để duy trì, phát triển thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần quản lý từ nhiều mảng. Trong đó, khía cạnh tài chính luôn được quan tâm hàng đầu vì nó đóng vai trò quan trọng lớn trong sự phát triển doanh nghiệp. Vậy khái niệm, chức năng, vai trò và nguyên tắc tổ chức của tài chính doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Xem thêm:  

  • Những lý luận chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp
  • Rủi Ro Tín Dụng Là Gì? Nguyên Nhân Và Đặc Điểm Rủi Ro Tín Dụng
 

Mục lục

  • 1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
  • 2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
    • 2.1. Tạo vốn và luân chuyển vốn
    • 2.2. Phân phối thu nhập
    • 2.3. Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn
  • 3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
    • 3.1. Huy động vốn
    • 3.2. Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh
    • 3.3. Kích thích sản xuất kinh doanh
    • 3.4. Sử dụng hiệu quả vốn
    • 3.5. Kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp
  • 4. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
    • 4.1. Tôn trọng pháp luật
    • 4.2. Có kế hoạch
    • 4.3. Đạt được hiệu quả

1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Khái niệm về tài chính được bắt nguồn từ các mối quan hệ kinh tế và phản ánh các mối quan hệ này trong quá trình phân phối của cải vật chất.

Tài chính doanh nghiệp là thuật ngữ dùng để mô tả cho các công cụ, các công việc quan trọng trong diễn ra trong hệ thống tài chính của một doanh nghiệp. Trong tiếng anh tài chính doanh nghiệp là Corporate Finance. Về bản chất tài chính doanh nghiệp là tất cả các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về hình thức nó là các quỹ tiền tệ trong quá trình hình thành, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của một doanh nghiệp.

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Nói tóm lại, tài chính doanh nghiệp là “là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp

2.1. Tạo vốn và luân chuyển vốn

Chức năng đầu tiên của tài chính doanh nghiệp chính là tạo và luân chuyển vốn, nhằm đảm bảo nguồn vốn ổn định và đủ cho hoạt động của một doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Tạo vốn và luân chuyển vốn

Tạo vốn và luân chuyển vốn

2.2. Phân phối thu nhập

Chức năng thứ hai chính là phân phối thu nhập. Tài chính doanh nghiệp sẽ cân đối lại vốn một cách hợp lý nhất để có thể đạt hiệu quả tối đa cho từng đồng vốn, từ đó thúc đẩy, phát triển các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

2.3. Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn

Chức năng thứ ba chính là kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn. Chức năng này sẽ rà soát lại một lần nữa các hoạt động vốn đã diễn ra có hiệu quả hay không để đưa ra các đề xuất cho người quản lý, điều hành công ty, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng, kiểm soát nguồn vốn.

3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

3.1. Huy động vốn

Vai trò chính của tài chính doanh nghiệp là tổ chức huy động vốn từ các nguồn, đảm bảo tất cả hoạt động kinh doanh, sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, thường xuyên. Quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh trong công ty.

3.2. Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh

Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh

Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh

Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là giúp người lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, tận dụng tốt các cơ hội trong kinh doanh. Dựa vào việc huy động tối đa các nguồn vốn hiện có sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các tổn thất do việc thiếu vốn, đình trệ vốn, hoặc do tăng vòng quay tài sản, giảm lượng cho vay. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu các khoản thanh toán lãi, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế.

3.3. Kích thích sản xuất kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp là một trong những đòn bẩy kích thích, điều tiết sản xuất, kinh doanh. Vai trò này thể hiện rõ ràng nhất nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý giúp thu hút vốn và xác định giá bán tối ưu khi bán hàng hóa, dịch vụ, phát hành cổ phiếu. 

Bên cạnh đó vai trò này cũng phát huy tác dụng ngay trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất thông qua hoạt động phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng, phân phối thu nhập giữa các thành viên góp vốn…

3.4. Sử dụng hiệu quả vốn

Tài chính doanh nghiệp giúp sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm. Hoạt động sản xuất kết hợp với hoạt động bán hàng, bán sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu này, Các nhà quản lý, lãnh đạo cần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu này.

3.5. Kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp

Quản lý, lãnh đạo sẽ kiểm soát được tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tình hình thu chi hằng ngày và các báo cáo tài chính. Đây là cơ sở giúp nhận ra nhanh chóng những thiếu sót, sai lầm và những tiềm năng chưa khai thác hết để đưa ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

>>> Xem thêm: 10 mẫu luận văn thạc sĩ kiểm soát nội bộ đạt điểm tuyệt đối

 

4. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

4.1. Tôn trọng pháp luật

Đây là nguyên tắc đầu tiên cũng như cơ bản nhất trong tổ chức tài chính của doanh nghiệp. Mọi hoạt động tài chính từ quá trình lập dự án đến thực hiện dự án đều cần chấp hành, tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật hiện hành. 

Thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ, cơ cấu thành phần vốn, hiệu suất sử dụng vốn, quản lý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Muốn sử dụng các công cụ kiểm tra tài chính đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán, kế toán, xây dựng danh sách chỉ tiêu phù hợp, duy trì chế độ phân tích tài chính doanh nghiệp.

4.2. Có kế hoạch

Tài chính doanh nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc kế hoạch. Nghĩa là mọi hoạt động tài chính từ việc huy động đến sử dụng vốn đều phải lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể như kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

4.3. Đạt được hiệu quả

Nguyên tắc tiếp theo trong tài chính doanh nghiệp đó là đạt được hiệu quả. Bộ phận tài chính doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì mới có tác động tích cực đến những hoạt động sản xuất, kinh doanh khác của doanh nghiệp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu chi của chính doanh nghiệp.

Ngoài vấn đề chất lượng của dịch vụ, sản phẩm, một doanh nghiệp không thể duy trì và phát triển trong một thời gian dài nếu như không có thành công về mặt quản lý tài chính. Bài trên đã cung cấp một cách khái quát về khái niệm, chức năng cũng như vai trò về tài chính doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Từ khóa » Bản Chất Tài Chính Doanh Nghiệp