Khái Niệm Bình đẳng Giới Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Bình đẳng giới là gì?
  • Ý nghĩa của luật bình đẳng giới
  • Đối xử công bằng là con đường tiến tới bình đẳng giới
  • Ví dụ về bình đẳng giới:
  • Tại sao phải đẩy mạnh bình đẳng giới?
  • Cần làm gì để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam?

Cùng với sự phát triển của xã hội, càng ngày phụ nữ càng chiếm nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Điển hình là Tổng thống Đức Angela Merkel hay Nữ hoàng Anh Elizabeth. Đây là kết quả của sự đấu tranh bền bỉ trong công cuộc thực hiện bình đẳng giới. Vậy, khái niệm bình đẳng giới là gì?

Sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Khi bắt đầu hình thành những mô hình xã hội loài người đầu tiên, con người có được thức ăn thông qua việc hái lượm, trồng trọt. Chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ. Khi người phụ nữ có khả năng tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào hơn nam giới, chúng sinh ra sự lệ thuộc nhất định trong cuộc sống. Từ đó, vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội được coi trọng, kéo theo là sự hình thành tất yếu của công xã thị tộc mẫu hệ.

Tuy nhiên, cùng sự phát triển của công nghệ đúc đồng, hoạt động săn bắn, chăn nuôi mà nam giới dần nâng cao vị thế của mình. Và từ đó đến nay, nam giới thường chiếm những vị trí quan trọng trong xã hội. Đặc biệt trong xã hội cổ đại, trung đại, rất hiếm khi người phụ nữ có tiếng nói trong xã hội.

Xã hội phụ hệ đã kéo dài và phát triển trong thời gian quá dài, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bén rẽ sâu trong tiềm thức của nhiều người. Nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, khi phụ nữ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ công nghệ, cũng như tầm quan trọng của tri thức ngày càng được nhận thức rõ ràng, thì dần dần phụ nữ đã khẳng định được vị thế của mình. Điều đó dẫn đến cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới.

Ngoài việc giải đáp bình đẳng giới là gì? chúng tôi tiếp tục chia sẻ các thông tin có liên quan đến bình đẳng giới trong các nội dung tiếp theo của bài viết, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.

Ý nghĩa của luật bình đẳng giới

Với quy định như vậy, quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm cấm những hành vi sau đây:

– Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;

– Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;

– Bạo lực trên cơ sở giới;

– Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật

Đối xử công bằng là con đường tiến tới bình đẳng giới

Để thấy sự khác biệt giữa công bằng và bình đẳng, chúng ta có 02 ví dụ sau:

Ví dụ 1: A và B đều muốn xem bóng đá, nhưng do đã đủ chỗ, họ chỉ có thể đứng ngoài sân để xem thi đấu. Nhưng họ lại bị ngăn cách bởi 1 hàng rào. Vì vậy, ban tổ chức đã cho A và B 02 chiếc ghế ý hệt nhau. Tuy nhiên, do A cao hơn B, nên A có thể quan sát trận đấu, còn B thì không. Đó là do ban tổ chức đã đối xử công bằng giữa A và B.

Ví dụ 2: Cũng tương tự như trên, nhưng vì để A cũng có thể xem được trận đấu, ban tổ chức đã đổi lại cho B chiếc ghế cao hơn. Đó là sự đối xử bình đẳng.

Như vậy, công bằng là sự giống nhau trong cách thức xử sự với những các nhân khác nhau trong mọi tình huống, dù đó là phân phối lợi íc hay gánh nặng. Sự công bằng đem lại cho cá nhân một cơ hội bình đẳng, để cho họ đạt được tiềm năng cao nhất. Theo đó, công bằng đảm bảo mọi người sẽ được cung cấp nguồn tài nguyên, lợi ích như nhau. Tuy nhiên, chính vì công bằng, nên quyền lợi mỗi người sẽ có sự khác nhau trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Trong khi đó, bình đẳng là những gì chúng ta gọi khi mà mọi người ở cùng cấp độ, được hưởng quyền lợi như nhau. Khi đó, mọi người được đối xử theo cùng một cách, mà không đưa ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến nhu cầu và yêu cầu của họ. Đó là một tình huống mà mỗi và mọi cá nhân được cấp quyền và trách nhiệm như nhau, bất kể sự khác biệt cá nhân của họ.

Do đó, công bằng chỉ là một quá trình trong khi bình đẳng là kết quả. Và bình đẳng cũng chính là mục tiêu hướng tới của xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, mọi người phải đấu tranh cho sự bình đẳng, nhưng công bằng lại là con đường tất yếu.

Ví dụ về bình đẳng giới:

Ví dụ: Anh A và Chị B đều là nhân viên văn phòng tại Công ty X, do công ty có nhiều việc nên phải huy động nhân viên làm ngoài giờ và tiền làm ngoài giờ của nam và nữ là như nhau không có sự phân biệt giữa người nam và người nữ.

Tại sao phải đẩy mạnh bình đẳng giới?

Từ việc hiểu Bình đẳng giới là gì? có thể nhận thấy một số tầm quan trọng của việc bình đẳng giới đối với xã hội. Vậy tại sao phải bình đẳng giới?

Từ xưa tới nay tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tồn tại trong xã hội. Mặc dù hiện nay xã hội ngày càng phát triển nhưng ở đâu đó xung quanh chúng ta, tư tưởng đó vẫn chưa thể xóa bỏ. Vì vậy việc thực hiện tốt bình đẳng giới trong xã hội sẽ giúp cho những quan niệm lạc hậu bị loại khỏi. Không còn sự phân biệt trong bất cứ trường hợp nào dựa trên tiêu chí giới tính.

Từ đó có thể hiểu thúc đẩy bình đẳng giới là mục tiêu nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, qua đây tạo cơ hội ngang bằng nhau cho cả năm và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực trong xã hội.

Đồng thời, việc đẩy mạnh bình đẳng giới cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên thực tế và tiến tới hội nhập trong khu vực và quốc tế

Cần làm gì để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam?

– Tăng cường pháp chế về bình đẳng giới, tức là phải rà soát, bổ sung, ban hành đầy đủ các loại văn bản liên quan đến bình đẳng giới: bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng; các văn bản luật và dưới luật; các loại quy chế, quy định, nội quy của cơ quan đơn vị; các quy định, hương ước của dòng họ, tổ, thôn , xóm; các quy định, nội quy của gia đình…

– Đồng thời phải thường xuyên nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) về bình đẳng giới cho cả nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong gia đình, cơ quan đơn vị và ngoài xã hội

– Tăng cường kiểm tra giám sát, tuyên dương, phê bình, khen thưởng kịp thời, đưa bình đẳng giới thành một tiêu chí để đánh giá thành tích của cá nhân và tập thể hàng năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Bình đẳng giới là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Bất Bình đẳng Giới