- Trang chủ
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
14/02/2020 Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước Lượt xem: 62245 Trong nền hành chính nhà nước, với tính cách là một thể thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức, các cơ quan hành chính nhà nước, là các bộ phận hợp thành giữ vị trí vô cùng quan trọng. Trên phương diện lý luận về nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nước-chức năng chấp hành và điều hành, các cơ quan đó được gọi là cơ quan hành chính nhà nước. Do sự khác biệt về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và xã hội nên bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia khác nhau được tổ chức không giống nhau. Vì vây, nhiều tác giả cũng có cách tiếp cận khác nhau về bộ máy hành chính nhà nước cụ thể là: Theo Từ điển Luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước là tổng thể hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành lập ra để quản lý toàn diện hoặc quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước hoặc trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Bộ máy hành chính thường là bộ phận phát triển và phức tạp nhất của bộ máy nhà nước của một quốc gia. Bộ máy hành chính Nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở luật định để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định. Là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước còn có những dấu hiệu đặc thù, nhờ đó chúng ta có thể phân biệt với các cơ quan khác của nhà nước. Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước – hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật; Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước có phạm vi thẩm quyền nhất định giới hạn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định; Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống trực thuộc, cấp trên cấp dưới tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Ngoài ra, từ cách tiếp cận trên có thể thấy rằng; đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trên, chính phủ phải được tổ chức thành một bộ máy thống nhất với các bộ phận cấu thành hợp lý để đảm đương các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực cụ thể. Bộ máy đó bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ… Đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước trung ương, hoạt động quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh còn phải được tiến hành trong phạm vi từng địa phương. Để đảm trách nhiệm vụ này, một hệ thống các cơ quan quản lý hành chính địa phương được thiết lập trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ của quốc gia. Theo, Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính thì bộ máy hành chính nhà nước là “hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành chỉnh thể thống nhất (Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ…và ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng…của Ủy ban nhân dân), có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định rõ ràng, được tổ chức theo một trật tự thứ bậc và hoạt động trong mối quan hệ truyền đạt, điều phối, kiểm tra…để thực hiện quyền hành pháp và quản lý, điều hành mọi mặt đời sống xã hội của một quốc gia”. Như vậy, có thể thấy bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức lớn nhất bao gồm nhiều vấn đề quan trọng mà bất cứ tổ chức nào khác đều không có. Hay nói cách khác, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống đặc biệt, vừa chứa dựng bên trong có những nguyên tắc chung vềkhoa học tổ chức, vừa có đặc điểm của bộ máy cai trị mang tính quyền lực công, vừa chứa đựng các yếu tố thuộc về khoa học tổ chức quản lý, nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng biệt mà các tổ chức thông thường không có, đó là hoạt động mang tính công quyền (thực hiện quyền hành pháp). Ví dụ (Luật tổ chức Chính Phủ Việt Nam năm 2001, sửa đổi năm 2015). Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát trực tiếp và thường xuyên của các cơ quan quyền lực nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở pháp luật, chịu sự chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cao nhất, trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành để nhằm thực hiện chức năng quản lý, đưa đường lối, chính sách, chủ trương của giai cấp cầm quyền vào cuộc sống. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, thực thi một trong ba ngành của quyền lực nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện quyền hành pháp. Để thực thi quyền hành pháp hiệu lực và hiệu quả cao nhất, bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc, cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo, cấp dưới phục tùng, tuân lệnh và chịa sự kiểm soát của cấp trên trong hoạt động. Bộ máy hành chính nhà nước mặc dù là một bộ máy thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, song nó thường được chia thành hai bộ phận: một là, bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương tức là bộ máy của Chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ có vai trò quản lý nền hành chính toàn quốc; hai là, bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương-bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Bộ máy hành chính nhà nước Trung ương và địa phương có thể được hiểu như sau: Bộ máy hành chính Trung ương: Là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trung ương hợp thành chỉnh thể thống nhất (chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ…) có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, thực hiện quyền hành pháp ở trung ương. Trong cơ cấu nhà nước, Chính phủ có một vai trò hết sức quan trọng. Ở các nước trên thế giới, Chính phủ có thể có các tên gọi khác nhau, như Chính phủ, Nội các, Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhà nước…, nhưng khái quát nhất, Chính phủ là cơ quan được lập ra để tổ chức thực hiện trên thực tế quyền lực nhà nước, tiến hành hoạt động quản lý, điều hành và đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Trong cơ cấu tổ chức của chính phủ bao gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ. Trong công trình nghiên cứu này gọi chung là cấp bộ. Bộ được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ thuật ngữ hành chính. Bộ là cơ quan hành chính cấp trung ương, có chức năng điều hành, chỉ đạo và quản lý công việc của chính phủ trong phạm vi toàn xã hội, cả nước, có quyền thay mặt chính phủ trong lĩnh vực, ngành được giao. Bộ là cơ quan hành chính cấp trung ương mà người đứng đầu thông thường là nhân vật chính trị hoặc chính trị gia. “Bộ và cơ quan ngang bộ là bộ máy chính phủ, có chức năng tham mưu cho chính phủ và quản lý vĩ mô đối với ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước”. Theo thuật ngữ hành chính: “Bộ là cơ quan của chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành (đa ngành), lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước”[20, tr 12]. Bộ là cơ quan hành chính ở cấp trung ương, chịu trách nhiệm điều hành và vạch ra chiến lược phát triển ở một hay một số lĩnh vực nhất định. Là cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước về mặt hành pháp và là cơ quan thẩm quyền riêng. Trong chính phủ, ngoài các bộ quản lý ngành, lĩnh vực là những đơn vị chủ yếu tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước, còn có các cơ quan thuộc chính phủ được thành lập để thực thi một số hoạt động cụ thể của nhà nước hoặc được trao một số chức năng quản lý nhà nước, nhưng không có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Những cơ quan này được thành lập nhằm thực thi những điều quy định của Hiến pháp và pháp luật trên lĩnh vực cụ thể mà các bộ không có hoặc thực hiện hạn chế. Ở các nước, loại cơ quan này thường được gọi là các cơ quan độc lập, do người đứng đầu hành pháp lập. Một số cơ quan là những nhóm quản lý có quyền giám sát nhưng khu vực đặc biệt của nền kinh tế. Một số cơ quan khác cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho chính phủ hoặc cho xã hội. Cơ quan thuộc chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng. Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm trước chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các công việc được giao. Việc thành lập cơ quan thuộc chính phủ linh hoạt hơn việc thành lập các bộ. Số lượng các cơ quan thuộc chính phủ tùy thuộc vào việc thiết kế tổ chức bộ máy chính phủ trong từng nhiệm kỳ. Bộ máy hành chính địa phương: Bộ máy hành chính địa phương có thể được hiểu trên hai phương diện: phương diện thứ nhất là “tập hợp tất cả các tổ chức hành chính địa phương, hay nói cách khác, đó là hệ thống của các tổ chức hành chính địa phương (cơ quan hành chính địa phương); phương diện thứ hai là một thực thể hoạt động quản lý các vấn đề trên một địa phương nhất định. Có thể là những thực thể quản lý chung các vấn đề (Ủy ban nhân dân); cũng có thể là quản lý một vấn đề cụ thể”. Tweet - Quy định mới về hình thức giám sát của nhân dân với Cảnh sát giao thông 13/11/2024
- Quy định mới về lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính 13/11/2024
- Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử 31/10/2024
- Cải cách hành chính nhà nước hướng tới sự hài lòng của người dân 31/10/2024
- Bài tuyên truyền Cải cách hành chính huyện Nho Quan năm 2023 10/08/2023
- Từ 25/2 Bộ Công an bắt đầu cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân? Vậy mã định danh là gì? Cách tra cứu ra sao? 03/04/2022
- Đề án 06 vì lợi ích quốc gia, dân tộc và quyền lợi của người dân 03/04/2022
- Chính sách chất lượng 15/02/2022
- Mục tiêu chất lượng năm 2022 15/02/2022
- Quyết định về việc phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Ninh Bình 30/07/2021
|