Khái Niệm, Cách Dùng, Ví Dụ Về Dấu Chấm Lửng Và Dấu Chấm Phẩy

Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Bài học hôm nay sẽ có chủ đề về dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng. Các em sẽ có kiến thức thêm về khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng. Đọc thêm thông tin thuật ngữ bên dưới để hiểu hơn bài học ngày hôm nay.

Nội dung bài viết

  • 1 Dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng
    • 1.1 Khái niệm 
    • 1.2 Ví dụ về dấu chấm phẩy
    • 1.3 Dấu chẩm lửng
    • 1.4 Ví dụ về dấu chấm lửng

Dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng

Khái niệm 

Dấu chẩm phẩy “;” là dấu câu dùng để đánh dấu về ranh giới các vế ở câu ghép phức tạp hoặc dùng để đánh giới ranh giới giữa các bộ phận trong các phép liệt kê.

Trong câu ghép khi mà vế sau bổ sung cho vế trước, dấu chấm phẩy rất hay được sử dụng giữa các vế.

Như vậy trong các trường hợp trên đều sử dụng dấu chấm phẩy,  đó cũng là cách dùng mà bạn nên biết khi sử dụng dấu chấm phẩy.

Khi đọc câu có dấu chấm phẩy phải ngắt quãng, thời gian ngắt trong câu có dấu chấm phẩy dài hơn dấu phẩy và ngắn hơn dấu chấm.

Xem thêm >>> Soạn bài Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Ví dụ về dấu chấm phẩy

Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.

=> Sử dụng dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song.

Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

=> Trong câu trên dấu chấm phẩy sử dụng với mục đích ngăn cách hai vế câu trong câu ghép.

Dấu chẩm lửng

Thường xuất hiện ở cả cuối câu đầu cầu và giữa câu.Biểu thị rằng:

– Người viết còn ý, chưa diễn đạt hết.

– Lời nói ngắt quãng, ngập ngừng vì xúc động hoặc nhiều lí do khác.

– Ngắt quãng với mục đích châm biếm.

– Chỗ kéo dài của âm thanh.

Người đọc khi đọc đến dấu chấm lửng phải ngắt đoạn.

Ví dụ về dấu chấm lửng

Cuộc sống cơm áo, gạo tiền..làm cho con người không còn thời gian nghỉ ngơi.

=> Biểu thị còn ý chưa liệt kê, chưa diễn đạt hết.

Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ…

=> Biểu thị sự xúc động, lời nói bị ngắt quãng.

Như vậy dấu chấm lửng sử dụng rất nhiều trong hội thoại hàng ngày biểu thị nhiều sắc thái khác nhau.

Xem thêm:

+ Liệt kê là gì

+ Câu đặc biệt là gì

Qua kiến thức trên các em phải nắm được các nội dung về khái niệm, cách sử dụng dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh họa về 2 dấu câu trên. Chúc các em học tốt.

Thuật Ngữ -
  • Liệt kê là gì ? Các kiểu liệt kê và một số ví dụ

  • Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ các kiểu câu

  • Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa (Ngữ Văn 6)

  • Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?

  • Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu (Ngữ Văn 9)

  • Câu phủ định là gì? Các ví dụ về câu phủ định

  • Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ

Từ khóa » Cách Dùng Dấu Phẩy Và Dấu Chấm