Khái Niệm Chung Về đo Lường điện - .vn

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng TÀI LIỆU Khái niệm chung về đo lường điện Science and Technology 0

Định nghĩa

  • Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng đại lượng cần đo với đơn vị của đại lượng đo.
  • Để đo một đại lượng nào đó, ta cần có các phương tiện kỹ thuật là các mẫu đo và các dụng cụ đo.
  • Mẫu đo dùng để tạo ra đại lượng vật lý có trị số cho trước như các điện trở, điện cảm, điện dung mẫu hoặc pin mẫu...
  • Dụng cụ đo dùng để gia công các tín hiệu trong quá trình đo thành các dạng có thể theo dõi hoặc điều chỉnh được.

Sơ đồ khối của dụng cụ đo

Dụng cụ đo trực tiếp

Đại lượng cần đo X được đưa vào bộ phận chuyển đổi để biến đổi thành biến thiên của dòng điện hay điện áp. Cơ cấu đo sẽ chuyển biến thiên của dòng điện hay điện áp thành chỉ thị bằng kim hay chỉ thị số (hình 4-1).

Dụng cụ đo kiểu so sánh

Ở dụng cụ đo kiểu so sánh, đại lượng cần đo X được so sánh với một đại lượng chuẩn XK. Sai lệch | X - Xk| sẽ được chuyển đổi thành biến thiên của dòng điện hay điện áp sau đó tác động vào cơ cấu đo. chỉ thị có thể là kim chỉ hay hay chỉ thị số (hình 4-2).

Sai số và cấp chính xác

Khi đo bao giờ cũng có sai số do bản thân dụng cụ đo tiêu thụ công suất của mạch đo, cũng như sai số do phép đo, do chỉ thị, do ảnh hưởng của môi trường, do người đo...Gọi Xd là kết quả đoX là trị số đúng của đại lượng cần đo.

Sai số tuyệt đối

ΔX = |X d - X|

Sai số tương đối (thường tính theo phần trăm)

Nhưng Xd và X phụ thuộc vào từng lần đo cụ thể nên sai số tương đối tính theo công thức (4-2) không đặc trưng cho độ chính xác của dụng cụ đo.

Sai số tương đối qui đổi:

d. Cấp chính xác:

Cấp chính xác là đại lượng đặc trưng cho dụng cụ đo và được tiêu chuẩn hoá (làm 8 cấp) : 0,05 ; 0,1 ; 0,2 ; 0,5 ; 1 ; 1,5 ; 2,5 ; 4.

Các thông số của dụng cụ đo

Độ nhạy: Độ nhạy của cơ cấu đo chính là dòng điện hoặc điện áp nhỏ nhất qua cơ cấu đo mà kim chỉ thị dịch chuyển hết mặt thang đo. Độ nhạy thực tế biểu thị theo tỉ sốΩ/V. Tỷ số Ω /V càng lớn thì đồng hồ càng nhạy. Trị số này cũng biểu thị điện trở vào của đồng hồ ứng với mỗi vôn. Và được định nghĩa bằng công thức:

Trong đó : Δα là biến thiên của chỉ thị đo.ΔX là biến thiên của đại lượng cần đo.Công suất tiêu thụ của dụng cụ đo: để đo chính xác, công suất tiêu thụ của dụng cụ phải nhỏ.Đặc tính động của dụng cụ đo : đặc trưng bằng thời gian ổn định của dụng cụ đo. Đối với dụng cụ có kim chỉ, khi kim dao động nhỏ hơn 1% trị số của thang đo, dụng cụ đo xem như đã ổn định.

0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 Nguyễn Thị Hường
  • Đại học sư phạm Hà Nội
  • 4 GIÁO TRÌNH | 77 TÀI LIỆU
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • Vẽ nối tiếp
  • Dụng cụ đo và cách đo các đại lượng điện
  • Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều
  • Những đặc điểm chung của truyền thuyết
  • Tài liệu tham khảo vẽ kĩ thuật
  • Các bộ phận chủ yếu của dụng cụ đo
  • Dựng đường thẳng vuông góc
  • Động cơ điện một chiều
  • Bài tập thực hành
  • Chia đều một đường thẳng và một đường tròn
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » đo Lường điện Có Thể