Khái Niệm Chuyển Mạch Và Chuyển Mạch Cơ Bản Của Switch - - VnPro

Khái niệm chuyển mạch và chuyển mạch cơ bản của switch

1. Định nghĩa chuyển mạch Chuyển mạch là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng thông qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác, chuyển mạch trong viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin. Như vậy, theo khía cạnh thông thường khái niệm chuyển mạch gắn liền với mạng và lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.

2. Phân đoạn mạng bằng Switch Switch sẽ phân đoạn mạng thành các đoạn nhỏ, thu nhỏ tối đa kích thước miền đụng độ. Tuy nhiên tất cả các host kết nối vào một Switch vẫn nằm trong cùng một miền quảng bá. Trong mạng Ethernet LAN thuần chuyển mạch, các node thực hiện chức năng truyền chuyển mạch giống như là trong mạng chỉ có duy nhất mình nó vậy. Khi hai node thiết lập kết nối, một mạch ảo được thiết lập giữa chúng và cung cấp toàn bộ băng thông mạng. Mạch ảo này chỉ tồn tại trong Switch khi các node cần trao đổi. Các kết nối bằng Switch cung cấp nhiều thông lượng hơn so với Ethernet LAN kết nối bằng Bridge hay Hub.

prod_large_photo0900aecd800961d6

Cisco Catalyst 3750G

Như vậy: • Switch loại trừ đụng độ bằng cách phân đoạn cực nhỏ. • Thời gian trễ thấp và tốc độ chuyển trang frame cao trên mỗi port. • Hoạt động tốt với card mạng và cáp.

3. Hoạt động chuyển mạch cơ bản của Switch Chuyển mạch là một kỹ thuật giúp giảm tắc nghẽn trong mạng Ethernet, Token Ring và FDDI. Chuyển mạch thực hiện được việc này bằng cách giảm giao thông và tăng băng thông. LAN Switch thường được sử dụng để thay thế cho Hub và vẫn hoạt động tốt với các cấu trúc cáp có sẵn. Switch thực hiện các hoạt động chính như sau:

• Chuyển mạch frame.

• Bảo trì hoạt động chuyển mạch.

• Khả năng truy cập riêng biệt trên từng cổng.

• Loại trừ được đụng độ và tăng thông lượng đường truyền.

• Hỗ trợ được nhiều phiên giao dịch cùng một lúc.

• Chuyển mạch frame dựa trên bảng chuyển mạch.

• Chuyển frame dựa theo địa chỉ MAC (Lớp 2).

• Hoạt động ở Lớp 2 của mô hình OSI.

• Học vị trí kết nối của từng máy trạm bằng cách ghi nhận địa chỉ nguồn trên frame nhận vào.

+ Chuyển frame ra tất cả các cổng khi địa chỉ đích là quảng bá, multicast hoặc là một địa chỉ mà Switch không biết.

+ Chỉ chuyển frame ra cổng khác khi địa chỉ đích nằm trong cổng khác với cổng nhận vào.

Nguyễn Khắc Phong - VnPro

Thông tin khác

  • » Các loại địa chỉ IPv6 đặc biệt và cấu trúc của IPv6 (25.10.2017)
  • » Thiết lập quan hệ láng giềng trong BGP (25.10.2017)
  • » Quá trình roaming layer 3 trong wireless (25.10.2017)
  • » Roaming trong wireless là gì? Quá trình roaming layer 2 xảy ra như thế nào? (24.10.2017)
  • » Địa chỉ Anycast và Multicast trong IPv6 (24.10.2017)
  • » Sơ lược về giao thức định tuyến BGP (24.10.2017)
  • » Xác định các láng giềng trong OSPF (05.10.2017)
  • » Kết nối và cấp nguồn cho Cisco IP Phone (05.10.2017)

Từ khóa » Hệ Thống Chuyển Mạch Là Gì