KHÁI NIỆM CƠ BẢN Về Giá Trị, Giá Trị Sử Dụng, Giá Trị Trao đổi Và Giá ...

  • Home
  • GIỚI THIỆU
  • KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT
  • CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
  • E-LECTURES
THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ Entries RSS | Comments RSS
  • danhngon4.1

    “Làm điều đúng, không bao giờ là sớm quá.

    Jane Austen

    More >>>

  • Cần có quy hoạch khu kinh tế đêm, không thể để bên này hoạt động, bên kia ngủ quên”.

    Ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ VHTTDL, phát biểu tại Phiên họp chất vấn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 04-06/6/2024.

    (Source: kinhtemoitruong.vn)

    More >>>

  • CHUYÊN MỤC

    • BÀI VIẾT CỦA SINH VIÊN (14)
    • CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (358)
      • Cùng suy ngẫm (142)
      • Góc tết (31)
      • Đọc và chia sẻ (21)
    • CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT (734)
    • DỰ THẢO CHÍNH SÁCH & VBPL (85)
    • E-LECTURES (2)
    • GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (161)
      • Dư luận xã hội về BĐG (30)
      • VBPL về Giới và Phát triển (9)
    • KINH NGHIỆM SƯ PHẠM (369)
      • Kinh nghiệm học tập (155)
      • Kinh nghiệm đào tạo (241)
        • Trí thức và vai trò của trí thức (46)
      • Thăm dò dư luận (8)
      • VBPL về GD&ĐT (17)
    • LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (1.089)
      • Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài (324)
      • Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam (816)
        • Nhà nước và nền KTTT (330)
    • LUẬT DÂN SỰ (2.501)
      • 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005 (462)
      • 2. QUI ĐỊNH CHUNG (527)
        • Chủ thể (243)
          • Quyền nhân thân (132)
        • Giao dịch – Đại diện – Thời hiệu (99)
        • Lý luận chung (101)
        • Tài sản (96)
      • 3. VẬT QUYỀN (467)
        • Chiếm hữu (24)
        • Quy định chung về vật quyền (41)
        • Quyền sở hữu (408)
          • Cổ phần hóa (55)
        • Vật quyền khác (63)
      • 4. TRÁI QUYỀN (902)
        • Hợp đồng (413)
        • Quy định chung về nghĩa vụ và bảo đảm nghĩa vụ (285)
        • Trách nhiệm dân sự (273)
          • TNDS do tài sản gây thiệt hại (18)
      • 5. THỪA KẾ (62)
      • 6. QHDS CÓ YTNN (17)
      • 7. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN (526)
      • 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI (129)
      • 9. VBPL Dân sự (266)
    • LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (352)
      • 1. LÝ LUẬN CHUNG (72)
        • ĐỐI CHIẾU LUẬT HNGĐ 2014 (1)
      • 2. HÔN NHÂN (99)
        • Kết hôn (48)
        • Ly hôn (27)
        • Quan hệ nhân thân (5)
        • Quan he tai san (18)
      • 3. CHA MẸ VÀ CON (100)
        • Nuôi con nuôi (32)
        • Quan hệ nhân thân (28)
        • Quan hệ tài sản (13)
        • Xác định cha, mẹ, con (28)
      • 4. QHHNGĐ CÓ YTNN (25)
      • 5. Tình huống thực tiễn (109)
      • 6. VBPL về HNGĐ (25)
    • LUẬT KINH DOANH (1.192)
      • 1. Lý luận chung (223)
      • 2. Chủ thể kinh doanh (422)
      • 3. Hợp đồng thương mại (128)
      • 4. Bảo vệ người tiêu dùng (16)
      • 5. Đầu tư (112)
      • 6. Pháp luật cạnh tranh (179)
      • 7. Tình huống thực tiễn (45)
      • VBPL Kinh doanh (228)
        • Tài chính – Tín dụng – Chứng khoán – Bảo hiểm (133)
    • LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (321)
      • Tình huống thực tiễn (39)
      • VBPL Shtt&Cgnn (24)
    • LUẬT TÀI CHÍNH – TÍN DỤNG – CHỨNG KHOÁN – BẢO HIỂM (599)
      • Thị trường chứng khoán (90)
    • LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (254)
      • Chống bán phá giá (21)
      • Chuyên đề WTO, TPP… (105)
    • LUẬT ĐẤT ĐAI & KINH DOANH BĐS (329)
      • Thị trường bất động sản (121)
      • VBPL đất đai & BĐS (80)
    • PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (173)
      • Tranh chấp Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam (41)
    • PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ (885)
      • LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (807)
        • 1. Lý luận chung (126)
        • 2. Người tham gia tố tụng (41)
        • 3. Các giai đoạn tố tụng (60)
        • 4. Tranh tụng và luật sư (79)
        • 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án (383)
          • Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (58)
          • Thẩm quyền của Tòa án (96)
        • 6. Thi hành án dân sự (119)
        • 7. Tình huống tố tụng (155)
        • 8. Tố tụng nước ngoài (91)
      • PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI (79)
      • VBPL GQ vụ việc dân sự (75)
    • PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ ASXH (324)
      • VBPL LĐ & ASXH (110)
    • SINH VIÊN VÀ THỰC TIỄN (6)
    • TÀI LIỆU THAM KHẢO (168)
    • THÔNG TIN TƯ VẤN (102)
    • THUẬT NGỮ (44)
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (107)
      • Điều ước quốc tế (58)
    • ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (34)
  • BÀI ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU

    • Một số tình huống về BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
    • VÀI SO SÁNH giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây
    • Khái quát về lịch sử ra đời, phát triển của Hồi giáo VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỒI GIÁO
    • ỦY BAN: CÔNG XƯỞNG CỦA QUỐC HỘI
    • Pháp luật cho thuê tài chính - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN
    • CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ, quan hệ giữa đạo đức với các hình thái xã hội khác
    • Trách nhiệm tài sản của pháp nhân: HỮU HẠN HAY VÔ HẠN?
    • CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
    • Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại VÀ PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
    • ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 8 – MODUL2: Hợp đồng có đối tượng là công việc, nghiên cứu riêng về hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ
  • FORWARD

    • GIỚI THIỆU
      • CÙNG SUY NGẪM
      • GÓC CỦA CIVILLAWINFOR
    • KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT
      • “IN-HOUSE COUNSEL” UNDER REVIEW: MỘT NGHỀ SINH VIÊN LUẬT CẦN TÌM HIỂU VÌ TƯƠNG LAI
      • Ý KIẾN CỦA BẠN VỀ HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO LUẬT HỌC
      • CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
      • DANH NGÔN
      • MẪU HỢP ĐỒNG – VĂN BẢN
      • PHÁP LUẬT – VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN VÀ QUAN ĐIỂM
        • Ý KIẾN CHUYÊN GIA
        • VẤN ĐỀ 1
        • VẤN ĐỀ 2
      • PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
      • QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
      • TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
      • THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
    • CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
    • E-LECTURES
      • DIỄN ĐÀN LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG
      • DIỄN ĐÀN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
      • DIỄN ĐÀN LUẬT THƯƠNG MẠI
      • DIỄN ĐÀN LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ BĐS
      • DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
      • DIỄN ĐÀN LUẬT HN&GĐ
      • DIỄN ĐÀN LUẬT LAO ĐỘNG VÀ ASXH
      • ENGLISH FOR LAW
      • GIAO LƯU – CHIA SẺ
  • LƯU Ý: Nội dung các bài viết  có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.

    KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.

    MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN về giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả của hàng hóa

Posted on 21 Tháng chín, 2009 by Civillawinfor

DINHGIA Bốn khái niệm (giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả) đã có một quá trình lịch sử lâu dài trong kinh tế học và triết học, nghĩa của các khái niệm này cũng được phát triển mở rộng ra. Bất kỳ hàng hoá nào đều có giá trị và giá trị sử dụng. Nếu hàng hóa này được trao đổi ở thị trường thì nó được thêm vào giá trị trao đổi và thường được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá hay giá cả của hàng hóa đó.

1. Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.

Giá trị của hàng hoágiá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động XH cần thiết.

– Thời gian lao động XH cần thiếtthời gian lao động XH trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi.

– Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:

+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.

+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.

+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.

2. Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.

3. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là  lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.

4. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,

– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

– Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.

– Giá trị của đồng tiền

– Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.

5. Giá trị thị trường: “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường”.

6. Thuyết số lượng tiền tệ:

Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được

Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định

– Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:

+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,

+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.

Do vậy: mức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.

Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:

1) Phương trình cân đối tiền mặt      :   M= k*Y*P

2) Phương trình Fisher (khi  V = 1/k):    M*V=Y*P

· M là lượng cung về tiền mặt;

· P là mức giá chung của nền kinh tế;

· Y là thu nhập (GDP) thực tế của toàn bộ nền kinh tế;

· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.

· t là thời gian.

· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt

Thế nghĩa là khi Y và k (V) cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.

7. Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.

8. Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm  tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm  tỉ lệ nghịch với nhau.

9. Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.

SOURCE: DINHGIA.COM.VN – THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CHƯA ĐƯỢC CẬP NHẬT

Trích dẫn từ:

http://dinhgia.com.vn/?artid:291:Khai-niem-co-ban-ve-gia-tri,-gia-tri-su-dung,-gia-tri-trao-doi-va-gia-ca-cua-hang-hoa.html

Chia sẻ:

  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới)
  • Thêm
  • Bấm để chia sẻ lên Reddit (Mở trong cửa sổ mới)

Thích điều này:

Thích Đang tải...

Related

Filed under: 1. Lý luận chung, Quyền sở hữu, Tài sản |

« TÌM HIỂU ĐIỀU 418 BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004 TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI MUA VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM, CẦN BIẾT (Trích một số nội dung của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/12/2008) »

One Response

  1. thumuavai.com.vn, on 3 Tháng tư, 2020 at 1:10 chiều said:

    Tôi luôn hiểu sâu sắc về Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau. Tôi đã áp dụng chúng để bắt đầu kinh doanh thu mua vải ở công ty Nam Nải

    Bình luận

Gửi phản hồiHủy

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  • Cập nhật thông tin qua Thư điện tử

    Địa chỉ thư điện tử (email)

    Theo dõi

    Tham gia cùng 5.314 người đăng ký khác
  • logo binh luan BLDS2

    Học để tích lũy giá trị bản thân;

    Học để hiểu cuộc sống có thể không công bằng, nhưng kẻ vô lại nhất cũng phải được tiếp cận công lý;

    Học để có niềm tin, để hoàn thiện không ngừng những gì với mình là đúng;

    Học để biết cách chấp nhận thất bại và hiểu chiến thẳng phải đến từ đẳng cấp.                   

  • logo binh luan BLDS2

  • logo binh luan BLDS2

  • logo binh luan BLDS2

  • VỀ NGƯỜI VIỆT, ĐẤT VIỆT

    Paul Giran – Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương  năm 1901

    Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.

    Nguồn: Paul Giran “Tâm lý người An Nam”, NXB: Nhã Nam – Hội Nhà văn Việt Nam.

  • Ý KIẾN CHUYÊN GIA 

    ALAIN LACABARATS  – Chánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris, Cộng hòa Pháp

    Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam.

    Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật.

    Nhận xét thứ hai là, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, ở Việt Nam, tồn tại một Luật Hôn nhân và Gia đình riêng biệt với Bộ luật Dân sự, quy định về hôn nhân, gia đình là các quy định cơ bản đến mức phải nằm trong Bộ luật dân sự. Có thể các bạn có lý do để làm như vậy, nhưng dù sao là một luật gia Pháp, tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy các bạn có luật riêng về lĩnh vực này.

    Nhận xét cuối cùng là, thẩm phán (ở Việt Nam) không có quyền giải thích pháp luật. Tôi nghĩ rằng, thẩm phán không thể áp dụng pháp luật mà không giải thích nó, vì khi đọc bất cứ một văn bản pháp luật nào, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng, không thể áp dụng văn bản đó một cách cơ học mà không có giải thích đó chính là trách nhiệm của thẩm phán. Tất nhiên, việc giải thích pháp luật cũng phải có giới hạn vì không thể lấy cớ là giải thích pháp luật để bóp méo một văn bản pháp luật nào đó. Tóm lại, tôi cho rằng, không thể áp đặt thẩm phán áp dụng pháp luật một cách thuần túy mà không có quyền giải thích pháp luật”.

    Nguồn: Hội thảo “Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 28-30/10/2002.

    More >>>

  • TRANG THÔNG TIN ĐANG ĐƯỢC KHẮC PHỤC LỖI KỸ THUẬT, CÓ THỂ GÂY KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRA CỨU, MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM.

  • Website Cơ quan Tư pháp

    • 1. Bộ Tư pháp
    • 10. Sổ tay Thẩm phán trực tuyến
    • 2. Cục Đăng ký Quốc gia GDBĐ
    • 3. Đăng ký trực tuyến giao dịch, tài sản
    • 4. Tòa án nhân dân tối cao
    • 5. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
    • 6. CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật
    • 7. Bản án, quyết định của Tòa án
    • 8. Án lệ
    • 9. Khởi kiện trực tuyến
  • Website Giảng viên luật

    • 1. Chia sẻ Thông tin Luật học
    • 2. Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
    • 4. Luật Tài chính
    • 6. Nhà nước và pháp luật
  • Website Đào tạo & Nghiên cứu KHPL

    • Đại học Luật Hà Nội
    • Đại học Luật TPHCM
  • Websites Thông tin KT - XH - Pháp lý

    • Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
    • Tạp chí Kiểm sát
    • Tạp chí Tòa án nhân dân
    • Từ điển kinh tế học Anh – Việt
  • Thư giãn

  • THẢO LUẬN

    Dịch vụ Công chứng on LUẬT TÀI SẢN trước thử thách s…
    Duong Nguyen on MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L…
    Luật Nam Sơn on MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L…
    landviet on SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua…
    landviet on XÁC ĐỊNH VIỆC GÓP VỐN và giấy…
    landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ…
    landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ…
    landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ…
    lê khắc huy on CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ…
    Ngọcquang on Khái quát về lịch sử ra đời, p…
    landviet on LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với…
    Hùng on KỸ NĂNG CHUẨN BỊ HỒ SƠ B…
    Hùng Nguyễn on SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua…
    Hùng on LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với…
    Hùng Nguyễn on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ…
  • Số lượt truy cập

    • 29.770.892 hits
  • Who's Online

    61 visitors online now18 guests, 43 bots, 0 members
  • Other languages (for reference purposes only)

  • Linkedln
    Facebook
    Twitter

WP Designer.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Khám phá thêm từ THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Nhập email của bạn…

Theo dõi

Tiếp tục đọc

Go to mobile version %d

Từ khóa » Trao đổi Là Gì