Khái Niệm Cơ Sở Hạ Tầng Và Kiến Trúc Thượng Tầng Và Quan Hệ Biện ...

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầngCơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới (mầm mống quan hệ sản của xã hội sau). Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam, về cơ bản có các kiểu quan hệ sản xuất sau: quan hệ sản xuất cũ là kiểu quan hệ sản xuất phong kiến, tư bản chủ nghĩa; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất thống trị và mầm mống của quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa định hướng cho sự phát triển cơ sơ hạ tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.Trong mối quan hệ của các quan hệ sản xuất của cơ sở hạ tầng, thì quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò qui định, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Tương ứng với quan hệ sản xuất trong cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị qui định các quan hệ sản xuất khác.Đặc trưng, bản chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam phản ánh bản chất kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Tương ứng với các kiểu quan hệ sản xuất trong một cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tư nhân của người sản xuất nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân tư bản…Trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng mang tính giai cấp. Bởi, nó đều phản ánh và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau.Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của nó được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.Tư tưởng xã hội, là những hiện tượng xã hội được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Đó là chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ. Thiết chế xã hội tương ứng với tư tưởng xã hội trên là giai cấp, chính đảng, nhà nước, giáo hội và các tổ chức xã hội khác…Mỗi bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm và qui luật riêng, nhưng chúng đều có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau khi phản ánh cơ sở hạ tầng. Trong các bộ phận khác nhau đó, thì nhà nước, pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là các bộ phận quan trọng nhất trong xã họi có giai cấp.Đặc trưng, bản chất của một kiến trúc thượng tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: bản chất của nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam đều do quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa qui định. Do đó, bản chất của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nhà nước của dân, do dân và vì dân.Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, phản ánh tính giai cấp ở trong cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì bộ phận thể hiện quyền lực xã hội quan trọng nhất là nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị thể hiện quyền thống trị xã hội của nó về mặt chính trị, pháp luật và các mặt quan hệ xã hội khác.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầnga) Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầngVai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì đồng thời thống trị về mặt tinh thần. Cho nên, cơ sở hạ tầng nào thì sẽ sinh ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng.Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, hoặc giữa các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng sẽ mất theo và cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì một kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cũng xuất hiện.Một khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng mất theo. Song, có những nhân tố riêng lẻ của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn còn tồn tại rất lâu trong xã hội mới, nhất là về mặt tư tưởng. Trong quá trình chuyển hoá giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ và cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng mới bao giờ cũng bao hàm sự kế thừa lẫn nhau dưới những hình thức cụ thể nào đó.b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầngCác bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động trở lại cơ sở hạ tầng; nhưng nhà nước, pháp luật và hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị tác động một cách trực tiếp và quan trọng nhất trong xã hội có giai cấp đối kháng.Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng cũng có thể thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng có thể kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nếu kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng cơ sở hạ tầng và thực hiện đúng các chức năng của nó đối với cơ sở hạ tầng thì nó củng cố bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Ngược lại, nó phản ánh không đúng đối với cơ sơ hạ tầng và không thực hiện đúng các chức năng của nó đối với cơ sở hạ tầng thì lại kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng3. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, tức là các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là có sự thống nhất ở mức độ nhất định về mặt lợi ích, nhưng nó cũng tồn tại những mâu thuẫn nhất định.Tương ứng với những mâu thuẫn là sự không đồng nhất về bản chất kinh tế do sự tác động của nhiều hệ thống qui luật kinh tế. Đó là hệ thống các qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa phát sinh trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, hệ thống các qui luật kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ và các qui luật kinh tề tư bản chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần thì sự quản lý của nhà nước không chỉ bó hẹp trong trong kinh tế quốc doanh mà phải bao quát tất cả các thành phần kinh tế khác, nhằm từng bước xã hội hóa xã hội chủ nghĩa với tất cả các thành phần kinh tế khác phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Trong đó, kinh tế quốc doanh bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể phải thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ, kinh tế tư nhân và gia đình có khả năng phát huy được mọi tiềm năng kinh tế góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của xã hội.Xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động và nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng văn minh, v.v... Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, đội tiền phong của nó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bảo đảm cho nhân dân ta là người chủ thật sự của xã hội. Toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về xã hội thuộc về nhân dân, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội trong cuộc phát triển kinh tế và văn hóa phục vụ ngày càng cao của đời sống nhân dân. Các tổ chức, thiết chế xã hội, các lực lượng xã hội tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đều hướng về mục tiêu chung làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. _________________________ Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.Tồn tại xã hội bao gồm ba nhân tố: Môi trường (hoàn cảnh địa lý); dân số và phương thức sản xuất. Trong đó, môi trường, dân số là yếu tố thường xuyên, tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội; còn phương thức sản xuất là yếu giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của tồn tại xã hội.Ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Theo nghĩa đó, ý thức xã hội là các lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống… hoặc thể hiện thông qua các hình thái ý thức xã hội cụ thể như: ý thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hộiTrước triết học Mác về có nhiều quan điểm không đúng về sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội cũng như vai trò của nó với đời sống xã hội. Chẳng hạn, triết học duy tâm đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởng từ bản thân nó; xem tinh thần, tư tưởng hoặc các lực lượng siêu nhiên là nguồn gốc và quyết định mọi hiện tượng xã hội.Một trong những ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện trong lịch sử triết học đó là việc xây dựng quan điểm duy vật lịch sử và lần đầu tiên đã giải thích khoa học vấn đề sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Các ông cho rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc tư tưởng xã hội, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. C.Mác viết: “... không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và nhưng quan hệ sản xuất xã hội”[1].Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị pháp quyền, đạo đức... sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. Vì thế, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau. Sự thay đổi của ý thức xã hội có thể là sự phản ánh đúng, hoặc không đúng đối với tồn tại xã hội; nhưng xét cho cùng về lâu dài, ý thức xã hội có khả năng phản ánh đúng, dầy đủ và chính xác đối với quá trình thay đổi của tồn tại xã hội. Vấn đề này đã được C.Mác khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”[2].Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không chỉ dừng lại ở việc xác định nguồn gốc, sự phụ thuộc của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét cho cùng những quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong những tư tưởng, quan niệm ấy. Bởi vì, không chỉ có ý thức chính trị phản ánh trực tiếp quan hệ kinh tế của quan hệ giai cấp, mà nó còn được phản ánh ở các hình thái ý thức khác; mặt khác trong các hình thái ý thức xã hội còn bao hàm sự tác động qua lại và bao hàm cả sự kế thừa với quá khứ.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hộiÝ thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội có khuynh hướng nhanh hơn so với sự thay đổi và phát triển của ý thức xã hội. Bởi vì, ý thức xã hội dù thể hiện dưới hình thức nào, như ý thức thông thường, ý thức lý luận, hệ tư tưởng và các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền…cũng chỉ nảy sinh từ tồn tại xã hội và là phản ánh, bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Mặt khác, về nguyên tắc ý thức xã hội có thể phản ánh đúng hoặc không đúng với sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội, nhưng xét về lâu dài nó sẽ phù hợp với tồn tại xã hội.Do sức mạnh của thói quen tâm lý, mặt hạn chế của truyền thống, tập quán cũng do tính lạc hậu, bảo thủ của một số các hình thái ý thức xã hội cũng tác động ngược lại sự phát triển của tồn tại xã hội. Ý thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được những lực lượng lưu giữ, truyền bá, sử dụng bảo vệ lợi ích của mình chống lại những những lực lượng xã hội tiến bộ.Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, thì chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người và đặc biệt vai trò tiên phong của những tư tưởng khoa học tiên tiến bởi tính vượt trước của nó so với tồn tại xã hội.Tri thức khoa học không chỉ có khả năng dự báo tương lai, mà nó còn có ý nghĩa tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn hướng hoạt động thực tiễn của con người giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ chín muồi của đời sống vật chất đặt ra; nhưng nó vẫn phụ thuộc và bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Ví dụ như vai trò của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay.Yếu tố kế thừa trong sự tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Quan điểm về sự phát triển của xã hội kể cả ý thức xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ coi yếu tố kế thừa là cơ sở lý luận giải thích mối quan hệ biện chứng giữa cái mới và cái cũ trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội; mà nó còn là điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của cái mới. Lịch sử hình thành và phát triển của ý thức cá nhân, ý thức xã hội xét cho cùng là sự kế thừa và phát triển giữa các cá nhân, giữa cá nhân với ý thức xã hội và ngược lại dưới nhiều hình thức khác nhau.Sự tác động qua lại giữa các hình thái của ý thức xã hội. Ý thức xã hội bao gồm nhiều hình thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: chính trị, pháp quyền, đạo đức... và sự tác động qua lại giữa chúng làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.Lịch sử hình thành và phát triển của ý thức xã hội, không chỉ đơn thuần là sự phản ánh của mỗi một hình thái ý thức xã hội cụ thể như chính trị, pháp quyền… đối với tồn tại xã hội dưới các hình thức khác nhau; mà còn có sự tác động giữa chính trị đối với pháp quyền và ngược lại…tạo nên, sự thống nhất, tính mâu thuẫn giữa các hình thái ý thức xã hội, phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội dưới các hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trong xã hội có giai cấp thì vai trò của hệ tư tưởng chính thống trị sẽ chi phối tất cả các hình thái ý thức xã hội khác. Thậm chí, tôn giáo cũng có khả năng “định hướng” cho cái thiện và làm việc thiện của con người trong một chừng mực nhất định nào đó khi nó quan hệ với đạo đức, quan hệ giữa cái thiện và cái ác dù là ở trong tư tưởng của tôn giáo. Hơn nữa, không thể phù nhận vai trò của tôn giáo đối với quá trình hình thành, phát triển phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của các nền văn hoá khác nhau. Nhất là vấn đề tính ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân. Ví dụ: nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và các hình thức của bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam, không thể không nghiên cứu vai trò của nho giáo, phật giáo và đạo giáo.Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chống lại quan điểm truyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội, hoặc bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng nó không phải là sự phản ánh đơn giản, máy móc về tồn tại xã hội mà tác động một cách tích cực, năng động và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn trong cuộc sống vật chất của xã hội.Tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức xã hội phụ thuộc vào những điểu kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của những mối quan hệ kinh tế mà trên đó ý thức xã hội được nảy sinh, tồn tại và phát triển. Tư tưởng tiến bộ cách mạng có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội và đồng thời cũng thấy được những mặt tiêu cực hạn chế của những tư tưởng lạc hậu, phản động tác động ngược lại sự phát triển của xã hội.

1 nhận xét:

  1. Unknownlúc 02:43 24 tháng 5, 2018

    Đọc dể hiểu. Cám ơn bạn rất nhiều

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2015 (1208)
    • ▼  tháng 9 (246)
      • Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân li...
      • VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
      • GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
      • Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng v...
      • Tự Luận (CNXH)
      • Lý tưởng cộng sản
      • Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học (Syria)
      • QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯ...
      • QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
      • THUẬT TƯ TƯỞNG
      • BA CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI
      • Những câu chuyện ngụ ngôn, những bài học về business
      • TRÍ THỨC LÀ NGƯỜI CÓ TINH THẦN PHÊ PHÁN!
      • TRÍ THỨC LÀ AI?
      • PHẢN BIỆN XÃ HỘI HAY PHÊ PHÁN XÃ HỘI
      • Phản biện xã hội: Khái niệm, chức năng và điều kiệ...
      • Tư Duy Phản Biện – Critical Thingking
      • KHUYẾN HỌC - PHẦN IX: MỤC ĐÍCH CỦA HỌC VẤN LÀ GÌ?
      • Chủ nghĩa hiện sinh
      • Kỹ năng hình dung tưởng tượng (thauhieuvaphattrien...
      • Biết Mình, Biết Người, Nhanh Chóng Quyết Sách
      • Biết người là khôn, Biết mình là sáng (Lão Tử ?) (...
      • ÓC SÁNG SUỐT - Thu Giang, Nguyễn Duy Cần (phongthu...
      • Mark W. Moffet – Loài kiến và binh pháp
      • Tại sao con người lại thống trị thế giới?
      • TƯ DUY LÝ TÍNH
      • PHƯƠNG TRÌNH TUYỂN QUÂN TOÁN HỌC VI -TÍCH PHÂN- Di...
      • PHƯƠNG TRÌNH VI-TÍCH PHÂN --Differential equation-
      • Những suy nghĩ vụn vặt về đồng tiền & quốc gia
      • Thuyết trí thông minh đa dạng: Bảy loại hình thông...
      • Phân tích các đặc điểm của tư duy ?
      • TƯ DUY LÀ GÌ?
      • Cách Mạng (suynghiem.vn)
      • Immanuel Kant - Trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là k...
      • Tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow
      • Kiến thức kinh tế tài chính
      • TRƯỜNG PHÁI - HỌC THUYẾT
      • 33 Chiến Lược Của Chiến Tranh - Robert Greene
      • Nguồn gốc của triết học Mác - Lênin
      • Tuyên ngôn Độc lập: Theo tôi, đến từ Hi lạp
      • KỸ NĂNG GIÁO DỤC (ge-tvl.com)
      • Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD
      • Bốn trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO?
      • Về nền Giáo dục Việt Nam
      • Hành trình tìm cái tôi và của tôi
      • Trình bày khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách...
      • Rousseau: Tự do, giao mà không mất
      • Mười chiến lược thao túng đám đông
      • Sách hay (khoinguontrithucvn.wordpress.com)
      • Lịch sử phát triển của sách
      • Những nghịch lý của dân chủ (bookhunderclub.com)
      • Chuyện học sách (blog 5xu)
      • Học giả, học thiệt (sachvatranh.com)
      • Hướng Nghiệp
      • Mục đích của kế toán - Hướng nghiệp (sites.google....
      • GIÁO DỤC KHAI MINH - KANT: NGÒI BÚT VÀ DÂN QUYỀ...
      • Linh Hồn Khoa Học
      • Vì sao nước biển lại mặn? (Khoa học)
      • Tâm lý đám đông và những nguy cơ tiềm ẩn
      • Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lý thuyết
      • Tại sao CẦN học những môn PHẢI học ở cấp 3?
      • Những 'cái chết' vô tư trong cách người Việt dạy trẻ
      • Giáo dục trong mối quan hệ với triết học - quan đi...
      • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học
      • Giáo dục không đồng nghĩa với đến trường
      • HỌC SUY NGHĨ
      • GIÁO DỤC (DANH NGÔN)
      • Khoa học và giáo dục - những nghịch lý (huc.edu.vn)
      • LUẬN LÝ HỌC CAI TRỊ CẢ MỌI SỰ Ở ĐỜI (viet-studies....
      • Về khái niệm Tư duy Phản biện (vanhoanghean.com.vn)
      • CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN PHÁP (websrv1.ctu.edu.vn)
      • PHẠM TRÙ CÁI CHUNG, CÁI RIÊNG, CÁI ĐƠN NHẤT
      • CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
      • QUAN NIỆM CỦA WILLIAM JAMES VỀ CHÂN LÝ (*)
      • Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục & phương pháp t...
      • Tư duy phê phán là gì (icevn.org)*
      • ÐẠI CƯƠNG VỀ MỸ HỌC
      • Mô hình duy thực: Từ cuộc đời của bậc tôn sư - Câu...
      • Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật (site.google...
      • What is philosophy? Triết học là gì? *
      • TRIẾT HỌC NHẬP MÔN *
      • 5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
      • Lịch sử Tư tưởng trước Marx *
      • SINH VIÊN, BẠN CẦN BIẾT HOÀI NGHI
      • John Dewey về giáo dục
      • Hãy biết hoài nghi tất cả
      • NẾU BẠN TRƯỢT ĐẠI HỌC, XIN CHÚC MỪNG BẠN!
      • Cuộc Đàm Luận giữa Khổng Tử và Tiến Sĩ John Dewey
      • Nghệ Thuật Giảng Dạy
      • Dạy, Học và Giáo Dục Giả Hiệu
      • Thuật Lãnh Đạo theo một số lý thuyết kinh điển
      • Vai Trò Công Dân
      • Vai Trò của Tự Do Báo Chí
      • Sự Quan trọng của Giáo dục Cơ bản
      • Luật Pháp và Chính Quyền
      • Vai Trò Tư Pháp Độc Lập
      • Các Định Chế và Tiến Trình Chính Trị
      • Các Mô Hình Chính Quyền
      • Sự Hình Thành Xã Hội, Nhà Nước Và Quyền Lực Chính Trị
      • Lãnh thổ thực của Trung Quốc hình thành như thế nào?

Từ khóa » Các Quan Hệ Sản Xuất Thống Trị Là Gì