Khái Niệm Cung Cầu Là Gì? Quy Luật Này được áp Dụng Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Khi nói về nền kinh tế thị trường có lẽ chẳng ai là không biết đến khái niệm quy luật cung cầu. Tuy vậy, việc áp dụng nó thì chưa chắc ai cũng biết. Mời các bạn hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để hiểu hơn cũng như học cách để áp dụng quy luật này vào trong kinh doanh nhé!
1. Khái niệm cung cầu là gì?
Khái niệm quy luật cung cầu là một quy luật bất biến của thị trường để điều chỉnh một mức giá cân bằng cùng với một lượng giao dịch cân bằng có thể xác định được. Khi cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng, khi cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm, khi cung và cầu bằng nhau thì giá sẽ không thay đổi.
2. Cụ thể chi tiết khái niệm cung cầu
Để làm rõ hơn quy luật cung cầu, chúng là hãy đi sâu vào từng khái niệm nhỏ hơn lần lượt là mối quan hệ giữa cung và cầu.
2.1. Cung là gì?
Cung là gì? Trong tiếng Anh cung có nghĩa là Supply. Đây là khái niệm thể hiện cho một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên nhà cung cấp có thể sẵn sàng bán ra thị trường với những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.
Nếu giá hàng hóa có xu hướng tăng thì nguồn cung cũng tăng theo, gọi tắt là giá tăng cung tăng. Trong nguồn cung bao gồm ba thành phần sau:
– Cung cá nhân: Còn gọi là lượng cung, đây là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên phía nhà cung cấp muốn bán trong một mốc thời gian cố định (kèm theo điều kiện đi kèm với giá). Vì vậy mà khái niệm cung cá nhân này phải đi kèm với mức giá bán cụ thể.
– Cung thị trường: Đây là tổng số lượng cung hàng hóa hoặc dịch vụ của toàn bộ thị trường trong một ngành hàng cụ thể xét trong quy mô một nền kinh tế xác định.
– Tổng cung: Giống với cung thị trường nhưng không chỉ ở một ngành hàng mà xét chung tất cả các mặt hàng gộp lại.
Bên cạnh yếu tố về giá, còn có những nguyên nhân khác có ảnh hưởng đến nguồn cung là trình độ công nghệ kỹ thuật, nguồn cung của vật tư nguyên liệu thô, các định chế kinh tế và sự điều chỉnh của chính phủ các nước, cả một số lý do bất khả kháng như do thiên tai dịch bệnh chiến tranh,…
2.2. Cầu là gì?
Cầu là gì? Trong tiếng Anh nó được gọi là Demand. Đây là khái niệm dùng để chỉ một số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên phía người mua có thể sẵn sàng mua vào với những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.
Nếu giá hàng hóa có xu hướng tăng thì lượng cầu sẽ giảm, gọi tắt là giá tăng cầu giảm. Trong lượng cầu gồm có ba thành phần:
– Cầu cá nhân: Đây là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một người mua cá nhân sẵn sàng mua vào trong một mốc thời gian cố định (kèm theo điều kiện đi kèm với giá). Do đó, khái niệm cầu cá nhân này phải đi kèm với mức giá bán cụ thể.
– Cầu thị trường: Đây là số lượng nhu cầu hàng hóa hoặc dịch vụ của toàn bộ thị trường trong một ngành hàng cụ thể xét trong quy mô một nền kinh tế xác định.
– Tổng cầu: Giống với cầu thị trường nhưng không chỉ ở một ngành hàng mà xét chung tất cả các mặt hàng gộp lại.
Bên cạnh yếu tố về giá còn có những nguyên nhân khác có tác dụng ảnh hưởng đến lượng cầu là thị hiếu hiện tới của người tiêu dùng, mức giá thị trường của những mặt hàng có liên quan, thu nhập của người tiêu dùng, những kỳ vọng về nền kinh tế,…
3. Khái niệm cung cầu so với giá cả thị trường
Đối với bộ môn kinh tế học vĩ mô, sự cân bằng thị trường là một trạng thái cân bằng giữa cung và cầu. Hai đại lượng này có thể tự ổn định mà không phải chịu những áp lực từ sự chủ đích thay đổi. Trạng thái cân bằng đó tạo ra được sự hài lòng giữa hai bên nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Trạng thái mối quan hệ giữa cung và cầu cân bằng có được là khi số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên nhà cấp sẵn sàng bán ra thị trường bằng với nhu cầu mua vào từ phía người tiêu dùng.
Quy luật dựa trên khái niệm cung cầu thay đổi theo mối qua hệ tỉ lệ nghịch đơn giản:
– Cung vượt cầu thì giá giảm.
– Cầu vượt cung thì giá tăng.
– Cả cung và cầu bằng nhau thì giá cân bằng không biến động.
Vì tính chất của nền kinh tế thị trường là có giả cả luôn biến động dựa theo ý nghĩa của quy luật cung cầu, nên việc của những cơ quan quản lý thị trường đó là phải có các chế tài điều chỉnh để kiểm soát nhằm giữ giá cả thị trường ổn định. Giá cả ổn định sẽ giúp nền kinh tết phát triển thuận lợi.
Để dễ hình dung, chúng ta sẽ lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu hơn về ý nghĩa của quy luật cung cầu này:
Ví dụ 1: Tại thời điểm A, nông sản cam tại thành phố Tokyo có giá là 3000 yen trên 1 kg, cô Takeuchi có nhu cầu và đủ khả năng để mua cho gia đình mình sử dụng 2kg mỗi ngày vào những tháng mùa hè oi ả. Tuy vậy, do nhu cầu vào những mùa nóng này gia tăng nên giá cam khi ấy đã tăng lên tới 6000 yen trên 1 kg. Khi này nhu cầu của gia đình cô Takeuchi giảm xuống do lúc này cô chỉ đủ khả năng để mua 1 kg cam mà thôi.
Ví dụ 2: Lúc cam còn ở mức giá cũ là 3000 yen trên 1 ký, mỗi ngày người dân ở thành phố Tokyo có sức mua và tiêu thụ đến 10 tấn cam một ngày. Tuy nhiên vào các tháng nóng mùa hè, giá cam tăng lên tới 6000 yen trên 1 ký thì sức mua và tiêu thụ của cả thành phố Tokyo về mặt hàng nông sản này giảm xuống chỉ còn lại 4 tấn một ngày.
Kết luận: Qua 2 ví dụ trên ta sẽ thấy khi một mặt hàng có những mức giá khác nhau thì sẽ ảnh hưởng tác động tới nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo từng mức. Sức mua của thành phố Tokyo là 10 tấn cam một ngày và mỗi gia đình là 2kg cam một ngày khi mặt hàng này có giá 3000 yen. Ngược lại khi giá tăng lên gấp đôi là 6000 yen thì sức mua của cả thành phố Tokyo đã giảm hơn 1 nửa chỉ còn 4 tấn một ngày và nhu cầu của mỗi gia đình cũng giảm đi một nửa chỉ còn 1 kg một ngày.
4. Tác dụng của quy luật cung cầu
4.1. Tác dụng đối với nhà nước
– Khi cầu vượt cung nhà nước sẽ xả kho dự trữ quốc gia để tăng nguồn cung ra thị trường hoặc điều tiết và tìm ra kẻ đầu cơ để xử lý.
– Khi cung vượt cầu nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp kích cầu cho thị trường.
4.2. Tác dụng đối với nhà sản xuất
– Khi cầu vượt cung có nghĩa là giá cả hàng hóa khi này cao hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất sẽ tăng cường sản xuất nhằm tăng lợi nhuận.
– Khi cung vượt cầu có nghĩa là giá cả hàng hóa khi này thấp hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất nhằm tối ưu chi phí.
4.3. Tác dụng đối với người tiêu dùng
– Khi cầu vượt cung có nghĩa là giá cả đang cao người tiêu dùng sẽ giảm mua sắm.
– Khi cung vượt cầu có nghĩa là giá cả đang thấp người tiêu dùng sẽ tăng mua sắm.
5. Lời kết
Như vậy qua bài viết này chắc các bạn đã hiểu rõ thế nào là khái niệm cung cầu. Hãy theo dõi tiếp các bài viết liên quan cùng chuyên mục trên trang của chúng tôi nhé, cảm ơn các bạn đã ghé qua!
Tổng hợp: toptradingforex.com
Từ khóa » Khái Niệm Cung Và Cầu
-
Cung Cầu Là Gì? Tác Dụng Của Quy Luật Cung Cầu - Luật Hoàng Phi
-
Cung Cầu Là Gì? Phân Tích Cung Cầu Và Giá Cả Thị Trường Của Một Mặt ...
-
Bài 5: Cung – Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hóa | GDCD 11 ...
-
Cung Cầu Là Gì? Quy Luật Cung Cầu Và Giá Cả Thị Trường, Tiền Tệ
-
Nguyên Lý Cung - Cầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cung Cầu Là Gì? Những điều Cơ Bản Cần Biết - Yuanta
-
GDCD 11 Bài 5: Cung - Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hoá
-
Em Hãy Nêu Khái Niệm Cung? Khái Niệm Cầu? Người Sản Xuất Kinh ...
-
Bài 5: Cung Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hoá - Hoc24
-
Bài 5: Cung - Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hoá
-
Thị Trường – Lý Thuyết Cung Cầu Và Giá Cả - Giao Dịch Tài Chính
-
Cung Cầu Hàng Hóa Và Giá Cả Thị Trường - Luật ACC
-
[PDF] Kinh Tế Vi Mô 2 Bài Giảng 1: Cung Và Cầu
-
Giới Thiệu Về Khái Niệm Cung Và Cầu