Khái Niệm đa Dạng Hệ Sinh Thái - Viện Nghiên Cứu Hải Sản

Toggle navigation RIMF
  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Lịch sử hình thành và phát triển
    • Lãnh đạo Viện qua các thời kỳ
    • Tổ chức, đội ngũ
    • Văn bản
    • Hình ảnh hoạt động
    • Liên hệ
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin tức chung
    • Nguồn lợi biển
    • Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển
    • Môi trường biển
    • Dự báo khai thác hải sản
    • Khai thác hải sản
    • Bảo quản và Chế biến hải sản
    • Công nghệ Sinh học biển
    • Sản xuất giống và Nuôi biển
    • Hợp tác quốc tế
    • Đào tạo
    • Thông báo
  • Nhiệm vụ KHCN
    • Cấp quốc gia
    • Cấp Bộ/Ngành
    • Cấp địa phương
    • Hợp đồng KHCN
    • Hợp tác quốc tế
    • Nhiệm vụ thường xuyên
    • Hội thảo - Triển lãm
  • Sản phẩm - Dịch vụ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Dự báo khai thác theo nghề
    • Dự báo theo đối tượng khai thác
    • Quy trình công nghệ
    • QCVN/TCVN
    • Tiến bộ kỹ thuật - Sở hữu trí tuệ
    • Giải thưởng - Sáng kiến
    • Sản phẩm
  • Ấn phẩm
    • Ấn phẩm quý
    • Tạp chí số chuyên đề
    • Bài báo khoa học
    • Sách chuyên khảo
    • Danh mục tác quyền

General Information

Author: Issued date: 08/08/2008 Issued by:

Content

Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái . Đánh giá định lượng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cư trú hoặc hệ sinh thái còn nhiều khó khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng loài, từ đó xây dựng các phương pháp đánh giá khác nhau, thì không có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào về đa dạng hệ sinh thái ở mức toàn cầu, và trên thực tế khó đánh giá được đa dạng hệ sinh thái ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực và vùng, và cũng thường chỉ xem xét đối với thảm thực vật. Một hệ sinh thái khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu . Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài . Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau . Do đó một hệ sinh thái giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng. Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau .

Nguồn www.svbkol.org/forum/showthread.php?p=180216#post180216

Download
  • Hiện trạng bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ của một số nghề chính tại tỉnh Bến Tre
  • Nghiên cứu ban đầu về phát thải nhựa trong nuôi tôm thâm canh tại Bến Tre
  • Thành phần loài và phân bố thực vật phù du ở vùng ven biển Bến Tre
  • Các loài cỏ biển Việt Nam
  • Thành phần loài hải sản trong sản lượng nghề lưới kéo đáy đơn ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Bến Tre
  • Kết quả nghiên cứu khoa học
  • Dự báo khai thác theo nghề
  • Dự báo khai thác theo đối tượng
  • Dự báo trường hải dương
  • Quy trình công nghệ
  • Tiến bộ kỹ thuật - Sơ hữu trí tuệ
  • Giải thưởng - Sáng kiến
  • QCVN/TCVN
  • Sản phẩm
  • National Technical Regulations/Standards in Fisheries
  • Achievements and License
  • Prize and Initiative

Lịch công tác

Hộp thư công vụ

  • Bộ Nông nghiệp & PTNT
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Mạng lưới thông tin KHCN Hải Phòng

Image

Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giấy phép cung cấp thông tin trên mạng số 163/GP-BC ngày 02/05/2007. Chịu trách nhiệm chính: TS. Nguyễn Khắc Bát - Viện trưởng Địa chỉ: Số 224, Lê Lai, Hải Phòng Điện thoại: (84) 225 383 6656; Fax: (84) 225 383 6812; © Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản  |  Nghiêm cấm việc sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Đăng nhập

Từ khóa » Hệ Sinh