Khái Niệm Khế ước Là Gì? Khái Niệm Thanh Lý Khế ước Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm khế ước là gì?
- 2 2. Đặc điểm của khế ước:
- 3 3. Nguồn của khế ước:
- 4 4. Quy định pháp luật hiện hành của khế ước:
- 5 5. Khế ước vay là gì?
- 6 6. Thanh lý khế ước là gì?
- 7 7. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay:
1. Khái niệm khế ước là gì?
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, khế ước là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở thời kì trước và sau khi giành được độc lập dân tộc năm 1945, do ảnh hưởng của thuật ngữ pháp lý trong luật dân sự của Pháp như trong dân pháp điển Bắc Kỳ, dân pháp điển trung Kỳ, pháp quy giản yếu năm 1883 thi hành ở Nam kỳ
Trong Sắc lệnh số 97/ SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 22.5.1950 quy định : “khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu” ( điều 13).
Như vậy, khế ước là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách trực tiếp khế ước là hợp đồng.
Định nghĩa trên đây của Bộ luật dân sự được xem là hợp lý và thuyết phục nhất ở Việt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác , vừa mang tính khái quát cao, phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “hợp đồng” , vừa thể hiện rõ vai trò của hợp đồng là một căn cứ pháp lý ( phổ biến) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ ( dân sự ) của các bên.
2. Đặc điểm của khế ước:
Nội dung chủ yếu của khế ước hay còn gọi là hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những vấn đề thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì theo thỏa thuận của các bên. Tùy theo loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận những nội dung chủ yếu như: đối tượng của hợp đồng ; số lượng; chất lượng; giá; phương thức thanh toán; thời hạn; địa điểm; quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng…
Hợp đồng được thực hiện trên nguyên tắc trung thực, hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau, không xâm hại lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. Nếu như hành vi pháp lý đơn phương chỉ là sự tuyên bố ý chí công khai của một phía chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng, ít nhất phải có hai chủ thể thể đứng về phía của hợp đồng. Ngoài ra trong một số trường hợp, việc tham gia quan hệ hợp đồng có thể có sự xuất hiện của bên thứ ba( hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba).
Hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và sự thống nhất ý chí giữ các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó. Thỏa thuận và thống nhất ý chí lấy yếu tố cốt lõi để hình thành quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể, thiếu sự thỏa thuận này thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực.
Hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi yếu tố như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối , đe dọa.
3. Nguồn của khế ước:
Theo như thuyết khế ước đưa ra, bắt đầu từ việc con người cùng thoả thuận để xây dựng đời sống cộng đồng. Còn theo quy định của pháp luật thì khế ước xã hội cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng mà trên đó các thành viên trong xã hội cùng thống nhất các nguyên tắc để chung sống với nhau.
Theo đó khế ước cơ bản nhất chính là hiến pháp, là nền tảng cho tất cả các thoả ước khác cho cộng đồng. Thông qua đó, con người chính thức nhượng bộ một phần quyền tự nhiên của mình để trở thành một công dân, và chính thức nhượng bộ một phần tự do quyết định của mình để trở thành một công dân, và chính thức đánh đổi một phần quyền tự nhiên của mình để trở thành một công dân, và chính thức đánh đổi một phần tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền( là nhà nước). Khế ước xã hội không những đưa ra nguyên tắc bình đẳng khi lụa chọn người cầm quyền mà còn đưa ra được những nguyên tắc ở đây là sự ràng buộc về trách nhiệm đối với cộng đồng trong đời sống.
Từ sự ràng buộc đó, người cầm quyền phải đảm bảo được quyền lợi cho phía bên kia về quyền tự nhiên. Quyền lực đó được thực hiện trong trường hợp có sự đồng thuận của những người bị trị trong xã hội. Theo đó, Hiến pháp là môt bản của khế ước, và là nền tảng cho các thoả ước khác của cộng đồng. Việc thông qua hiến pháp, là giúp con người chính thức giành quyền tự do để trở thành công dân. Việc giúp bản bản hợp đồng trao đổi có được sự công bằng, trong khế ước xã hội phải định rõ nguyên tắc về việc lựa chọn đưa ra người cầm quyền. Bình đẳng ở đây thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền thông qua được việc nhiều thành viên ủng hộ. Đối với người cầm quyền, với quyền lực hiện đang có trong tay, là những ràng buộc về các trách nhiệm đối với cộng đồng. Nếu người có quyền không hoàn thành trách nhiệm, bản hợp đồng giữa người cầm quyền và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
4. Quy định pháp luật hiện hành của khế ước:
Quy định hiện hành của khế ước là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách ngắn gọn khế ước là hợp đồng.Theo đó, các quy định của hợp đồng dựa trên cơ sở thỏa thuận và sự thống nhất ý chí giữ các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó.
Lấy ví dụ cho khế ước là giấy giao kèo mua bán nhà, đất. Theo đó, giấy giao kèo mua bán nhà đất cụ thể hợp đồng đặt cọc các bên đã ký kết, là một căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực khi hai bên giao kết hợp đồng đặt cọc. Để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên khi giao nhận tiền cọc cần lập hợp đồng đặt cọc gồm những nội dung như: Thông tin về địa chỉ, chứng minh nhân dân, ngày cấp chứng minh nhân dân của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc, số tiền đặt cọc, thời điểm giao nhận,…Việc làm như vậy nhằm giúp bảo đảm quyền lợi của hai bên khi giao kết khi có vấn đề phát sinh.
Khi mua bán nhà đất không thể không nhắc đến Hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Trong hợp đồng chuyển nhượng quy định rõ về việc như mảnh đất này chuyển nhượng cho ai, giá trị mảnh đất như thế nào, và nghĩa vụ và quyền lợi của các bên cũng được nêu rõ. Khi bên kia vi phạm hợp đồng chuyển nhượng đất thì phải đền bù thiệt hại cho bên kia như thế nào? Việc đền bù thiệt hại được quy định rõ nhằm phòng tránh mất quyền lợi của mình trong trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng. Theo đó quy định về nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Thứ nhất, chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
Thứ hai, giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.
Đồng thời theo quy định của Luật dân sự Quyền của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
“Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.”
Việc làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thể không nhắc đến nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ như: Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Khi mua đất, quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn được người mua để ý đến trong hợp đồng. Quyền này cũng được quy định rõ trong Bộ luật dân sự về người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau:
Thứ nhất, yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;
Thứ hai, yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
Thứ ba, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;
Thứ tư, được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.
5. Khế ước vay là gì?
Khế ước vay là một dạng hợp đồng tín dụng, gồm điều khoản, cam kết về mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ, thời hạn,phương án trả nợ gốc, trả lãi, lãi suất và tài sản đảm bảo (nếu có). Việc theo dõi thanh toán khế ước giống như việc theo dõi thanh toán một hóa đơn( đã thanh toán bao nhiêu còn lại bao nhiêu), tuy nhiên điểm khác biệt là việc thanh toán theo các kỳ hạn khác nhau được các bên cam kết rõ trong khế ước.
6. Thanh lý khế ước là gì?
Thanh lý khế ước được hiểu là sau khi khế ước hết thời hiệu thực hiện thì sẽ chấm dứt mọi hoạt động phát sinh liên quan đến hợp đồng.
7. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay:
Luật Dương Gia căn cứ vào quy định của thanh lý khế ước, về việc chấm dứt tất cả các hoạt động phát sinh từ hợp đồng để đưa ra mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay .
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG VAY
Số: …/TLHĐV
– Căn cứ vào Bộ Luật Dân Sự 2015
– Căn cứ hợp đồng vay nợ số …. ký ngày … tháng … năm … giữa … với …
Hôm nay, ngày … tháng …năm … tại …chúng tôi gồm có:
ĐẠI DIỆN BÊN A: (Bên cho vay)
Ông(Bà):… Chức vụ: …
Địa chỉ: …
Điện thoại:…. Fax: …
Tài khoản: …
ĐẠI DIỆN BÊN B: (Bên vay nợ)
Ông(Bà):… Chức vụ: …
Địa chỉ: …
Điện thoại:… Fax: …
Tài khoản: …
Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng trên với các nội dung sau đây:
1. Bên B đã thanh toán đúng và đủ cả gốc và lãi số tiền đã mượn Bên A theo hợp đồng số … ký ngày … tháng …năm …
2. Tổng số tiền thanh toán gồm có:
– Tiền gốc:…
– Tiền lãi: …
– Tổng cộng: …
(Viết bằng chữ: …)
3. Kể từ ngày …tháng …. năm …. , hợp đồng số … được thanh lý xong quyền, nghĩa vụ của hai bên đã thực hiện đầy đủ và chấm dứt mà không có vướng mắc hay tranh chấp gì.
Biên bản này được thành lập 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 NGƯỜI LÀM CHỨNG 2
Từ khóa » Thanh Lý Khế ước Là Gì
-
Khế ước Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
Khế ước Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khế ước Là Gì ? Khái Niệm Khế ước được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Lập Khế Ước Nhận Nợ Là Gì – Khái Niệm Thanh Lý Khế Ước Là Gì
-
[PDF] KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ - VPBank
-
Khái Niệm Khế ước Là Gì Và được Hiểu Như Thế Nào?
-
Mẫu Bảng Kê Khế ước Vay ( NGOẠI TỆ ) - Sàn Kế Toán
-
Mẫu Bảng Kê Các Khế ước Vay - Sàn Kế Toán
-
Quản Lý Khế ước Vay - AMIS Kế Toán
-
[PDF] KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ CHO VAY TIỀN MẶT Giữa CÔNG ... - VietCredit
-
Khái Niệm Hợp đồng Và Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Hệ Thống ...
-
Hôn Khế Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Hỏi đáp Chính Sách | Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - VBSP