Khái Niệm Khu Dân Cư Là Gì? Quy định Khu Dân Cư Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Khu dân cư là gì? Chúng ta có thể được nghe nói nhiều về cụm từ này nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các đặc điểm cũng như quy định của khu dân cư. Hôm nay hãy cùng làm rõ định nghĩa khu dân cư và những vấn đề liên quan cùng với GIATHUECANHO nhé.
- Thế nào là khu dân cư?
- Định nghĩa khu dân cư là gì?
- Các đặc điểm đặc trung của khu dân cư là như thế nào?
- Quy hoạch khu dân cư là gì? Nguyên nhân của sự hình thành khu dân cư?
- Ai là người đứng đầu đại diện cho khu dân cư
Thế nào là khu dân cư?
Định nghĩa khu dân cư là gì?
Có thể nói, “khu dân cư” là cụm từ chưa có sự phổ biến nhất định bởi nó không có mặt trong hầu hết những quyển từ điển Tiếng Việt. Đồng thời, trong những văn bản pháp luật cũng chưa đề cập đến cụm “khu dân cư”. Tuy nhiên, đây lại là cụm từ rất phổ biến và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy khu dân cư hay cụm dân cư là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2012/TT-BCA, khái niệm khu dân cư được định nghĩa là: “Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.”
Các đặc điểm đặc trung của khu dân cư là như thế nào?
- Khu dân cư có thể là một tập thể tồn tại lâu đời hoặc đăng trong quá trình hình thành, quy hoạch từ chính sách phát triển của chính quyền.
- Số lượng người sinh sống trong khu dân cư thường không có quy định cụ thể, có khu dân cư chỉ bao gồm vài chục hộ gia đình nhưng có khu dân cư lại có tổng số hộ gia đình lên tới vài trăm.
- Những hộ gia đình thuộc khu dân cư thường không có vị trí địa lý tách biệt mà hay đan xen trong thôn, xóm, bản hay khu phố.
- Mỗi khu dân cư đều có những đặc điểm riêng biệt về cơ cấu địa giới, tên gọi, lượng người sinh sống. Trong đó, mỗi hộ gia đình có thể sở hữu sổ đỏ riêng hoặc không.
- Những căn nhà trong khu dân cư đồng thời cũng có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê,…
- Những hộ dân ít khi có quan hệ huyết thống với nhau như một đại gia đình lớn, trái lại có sự gắn bó thông qua quan hệ sản xuất, sinh hoạt văn hóa, giao tiếp xã hội,…
- Khu dân cư đồng thời phải chịu sự chỉ đạo từ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước vừa phải đáp ứng sự chi phối từ các cấp chính quyền địa phương
Quy hoạch khu dân cư là gì? Nguyên nhân của sự hình thành khu dân cư?
Như chúng ta đều biết, hệ thống quản lý hành chính của nước ta bao gồm nhiều cấp khác nhau. Cụ thể đi từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, thị xã, cấp huyện, phường, xã, thị trấn. Tuy nhiên, dù là những cấp quản lý thấp nhất nhưng xã, phường, thị trấn vẫn không dễ dàng để nắm bắt tình hình của công dân. Đó cũng là lý do mà các “khu dân cư” ngày càng trở nên phổ biến và được quy hoạch mỗi lúc một nhiều.
Mặt khác, lợi ích của việc hình thành khu dân cư là gì? Khu dân cư giúp một bộ phận lớn hộ gia đình tập trung thành một khu vực nhất định sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý. Tăng cường được khả năng đảm bảo an ninh trong khu vực, nắm rõ tình hình đăng ký thường trú, tạm trú. Điều này không những giúp cộng đồng trở nên an toàn hơn mà còn góp phần cải thiện bộ mặt chung của khu vực.
XEM THÊM
- Khu compound là gì và những đặc điểm thu hút nhà đầu tư
Ai là người đứng đầu đại diện cho khu dân cư
Thông thường mỗi khu dân cư thường cử người làm đại diện để kịp thời nắm bắt những chủ trương, chính sách cũng như cập nhật những vấn đề quan trọng từ chính quyền ban hành, quy định. Đồng thời, người đại diện này cũng thay mặt dân cư, dựa trên ý kiến số đông dân cư để biểu quyết hoặc đưa ra những ý kiến đối với những chính sách, chủ trương. Và người đại diện trên thường được gọi là trưởng ấp, trưởng khu vực hay trường khu dân cư (Thông tư số 09/2017 của Bộ Nội vụ).
Như vậy, trưởng khu dân cư có quyền triệu tập và chủ trì các hội nghị khu vực, ấp. Ngoài ra, chức vụ trưởng khu dân cư còn có thể thực hiện một số trách nhiệm khác như ký hợp đồng xây dựng công trình do người dân trong khu dân cư đóng góp kinh phí đầu tư và đã được thông qua. Đồng thời được phép phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho những người cấp dưới. Thông thường nhiệm kỳ của chức trưởng khu dân cư được lép dài từ 2,5 năm đến 5 năm.
Nói tóm lại, qua những thông tin vừa trình bày chúng ta đã giải đáp được khái niệm khu dân cư là gì và những đặc điểm hình thành nên một khu dân cư. Theo GIATHUECANHO, việc quy hoạch khu dân cư làm tăng hiệu quả quản lý công dân cũng như nâng cao an ninh khu vực. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về bất động sản, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Thông tin liên hệ:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH GIATHUECANHO.COM
Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm, phường 25, Bình Thành, Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0981 041 694
Email: truongtainang2018@gmail.com
Website: giathuecanho.com.
Từ khóa » đơn Vị Dân Cư Cơ Sở Là Gì
-
Đơn Vị ở Là Gì? Phân Loại đơn Vị ở - Luật Hoàng Phi
-
Phân Cấp Hành Chính Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Dân Cư Là Gì? Giúp ích Gì Cho Người Dân?
-
Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Dân Cư Là Gì? Có Vị Trí, Vai Trò Gì?
-
Đơn Vị Hành Chính Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
TỔ CHỨC NÔNG THÔN - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
Đơn Vị Hành Chính Là Gì? Phân Loại đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam?
-
Nghị Quyết 1211/2016/UBTVQH13 Về Tiêu Chuẩn Của đơn Vị Hành ...
-
Quy định Mới Của Chính Phủ Về Thành Lập, Tổ Chức Lại, Giải Thể đơn Vị ...
-
HTCTTKQG – Dân Số, Mật độ Dân Số - Tổng Cục Thống Kê
-
Xác Lập đơn Vị Hành Chính - Lãnh Thổ ở Việt Nam Hiện Nay
-
Chính Quyền địa Phương Trong Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội ...
-
Đại Cương Về Hệ Thống Y Tế Và Tổ Chức Mạng Lưới Y Tế Việt Nam
-
Những điểm Mới Trong Nghị định Số 60/2021/NĐ-CP Ngày 21/6 ...