Khái Niệm Kinh Tế Tuần Hoàn

Skip to content

Giới thiệu

kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế tuần hoàn

là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuyến tính

Kinh tế thẳng (hay kinh tế tuyến tính) là khái niệm được sử dụng trong các nền kinh tế trước đây. Nền kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt, dẫn tới sự hoang phí khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong các thị trường thường đã bão hòa[1].

[1] http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/kinh-te-tuan-hoan-9872

Kinh tế tuần hoàn

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990)[1] . Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Ellen MacArthur Foundation mô tả nền KTTH là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

[1] Pearce, D.W. and R.K. Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf.

vì sao phải chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn?

Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam. Bốn lý do chính mà bắt buộc diễn ra sự chuyển đổi này bao gồm:

(1) Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn nguyên liệu này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên không thể tái tạo được;

(2) Sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc nước khác về nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc này dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu;

(3) Tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu cực đoan, gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm giảm quá trình biến đổi khí hậu;

(4) Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khan hiếm nguyên liệu, sử dụng năng lượng bền vững, hạn chế rác thải tối đa trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn, … đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực khoa học có trình độ, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết sự chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên toàn cầu.

Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Khái niệm liên quan đến mô hình KTTH đã có ở Việt Nam từ cách đây 20 năm với những định danh khác. Đó là mô hình VAT (Vườn – Ao – Chuồng), một mô hình chúng ta áp dụng khá thành công. Ngoài ra, các khái niệm “khu công nghiệp sinh thái – ecological industrial zone”, “sản xuất sạch hơn – Cleaner production”, “Không phát thải – zero emission”, tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất – một phần của KTTH – cũng được đề cập nhiều trong thời gian qua. Các khái niệm này đã được thể hiện qua các chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và được các Trường/Viện nghiên cứu triển khai nghiên cứu, áp dụng như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

Tin tức

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP VỀ CĐS THÚC ĐẨY SẢN XUẤT TIÊN DÙNG BỀN VỮNG, KTTH TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ”

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá và đề xuất giải pháp về...

16 Dec
HỘI THẢO: “PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH GIẢM THIỂU, THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ PHÁT TRIỂN KTTH Ở VIỆT NAM”

Ngày 22/11/2024, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, ĐHQG-HCM phối hợp với...

23 Nov
THÚC ĐẨY HÀNH TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KÉP

PGS.TS Nguyễn Hồng Quân: "Thách thức và cơ hội triển khai kinh tế tuần hoàn...

21 Oct
ASEAN urged to embrace circular economy

Governments need to take the lead. The circular economy (CE) is the future of the...

02 Oct
DIỄN ĐÀN KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

Trong khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (HEF 2024),...

25 Sep
CÔNG TY NGÀNH BAO BÌ NHỰA “NGỒI TRÊN ĐỐNG LỬA”

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 08/2022 quy...

21 Jul
KẾT QUẢ KỲ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC ĐỢT 1 NĂM 2024

Ngày 08/07/2024, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học...

08 Jul
HỘI THẢO: “KINH TẾ TUẦN HOÀN – GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN TRUNG HÒA CARBON CHO KHU ĐÔ THỊ ĐHQG-HCM”

Chiều ngày 02/07/2024, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn đã tổ chức...

03 Jul
  • Về ICED
    • Khái niệm kinh tế tuần hoàn
    • Giới thiệu ICED
    • Dịch vụ ICED
    • Dự án ICED tiêu biểu
  • Hoạt động
    • Khu đô thị & công nghiệp
    • Nông – lâm nghiệp
    • Hải đảo & Đô thị ven biển
    • Lĩnh vực mới
  • Nhân sự
    • Ban cố vấn
    • Hội đồng viện
    • Ban lãnh đạo
    • Đội ngũ nghiên cứu
    • Nghiên cứu viên cộng tác
  • Tin tức và Xuất bản
    • Xuất bản
      • Bài báo khoa học
      • Sách
      • Tóm lược chính sách
    • Tin tức ICED
      • Bản tin ICED
      • Hội thảo, hội nghị
      • Sự kiện
      • Hình ảnh và Video
    • Tin về Kinh tế tuần hoàn
      • Tin tức về KTTH
      • Thư viện tài liệu về KTTH
  • Hợp tác
    • Nhà tài trợ
    • Đối tác chiến lược
    • Đối tác khác
    • Cơ hội nghề nghiệp
  • Liên Hệ

Từ khóa » Khái Niệm Và ý Nghĩa Của Kinh Tế