Khái Niệm Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại Ngành Nông Nghiệp - Goodvn

Nông nghiệp là một thuật ngữ rộng cho tất cả mọi thứ liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi, để cung cấp thực phẩm và vật liệu mà mọi người có thể sử dụng và thưởng thức. Trồng trọt, bao gồm canh tác đất đai và chăn nuôi, là một phần của nông nghiệp, cũng bao gồm khoa học thực vật .

Mọi người trên toàn cầu đã thực hành nông nghiệp trong hàng nghìn năm. Ngày nay, thông qua các đổi mới canh tác hiện đại và công nghệ khoa học thực vật, Canada đã có thể trồng một số loại cây trồng có năng suất cao nhất trên thế giới, mang lại cho chúng ta lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu. Tại Việt Nam, để có thể được công nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch, doanh nghiệp có thể đăng ký chứng nhận VIETGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) để chứng minh năng lực.

Đối với những người nông dân, nông nghiệp còn là một cách sống, một kế sinh nhai và một niềm đam mê mà họ tận hưởng ngày này qua ngày khác.

Nông nghiệp là gì? 

Theo wikipedia: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.”

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.

Phân loại ngành nông nghiệp

Trong nông nghiệp có ba loại chính, tùy thuộc vào hình thái của quá trình sản xuất.

  • Nông nghiệp thuần túy hay còn gọi là nông nghiệp sinh nhai, đặc điểm là sản xuất có đầu vào thô sơ đầu ra chủ yếu phục vụ cho cá nhân hay gia đỉnh của người sản xuất. Trong loại hình này, ít có sự cơ giới hóa.
  • Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực nông nghiệp được chuyên môn hóa và chuyên biệt hóa hầu hết ở tất cả các khâu, có sử dụng máy móc hiện đại. Ở loại hình này đầu vào là các sản phẩm chuyên biệt như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, giống được được định ở phía đầu ra là các sản phẩm thương mại.
  • Nông nghiệp công nghệ cao hay nông nghiệp 4.0 là thuật ngữ xuất hiện và sử dụng đầu tiên ở Đức. Trong phân loại này nông nghiệp được hiểu các hoạt động sản xuất gắn với cây trồng vật nuôi được kết nối mạng nội bộ hoặc với bên ngoài. Nghĩa là thông tin được số hóa từ quá trình sản xuất cho đến giao dịch với đối tác. Sử dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc tính toán mô phỏng quy trình canh tác, chăn nuôi từ đó lựa chọn quy trình tối ưu để tiến hành sản xuất thực. Trong quá trình sản xuất liên tục theo dõi thống kê để phân tích bằng trí tuệ nhân tạo nhằm điều chỉnh phù hợp, đạt năng suất cao nhất.

Xem thêm bài viết liên quan

  • Chương trình tiên quyết của HACCP
  • Danh sách các câu hỏi của ISO 22000
  • Một số điều cần biết về tiêu chuẩn ISO 22000

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

– Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế

Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không tí có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ ph cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.

– Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

– Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ

Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.

– Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau.

– Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa

Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.

Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế 

Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

 Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.

Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.

Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

Tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.

Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng. Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

Xem thêm dịch vụ liên quan: 

  • Chứng nhận HACCP
  • Chứng nhận ISO 22000

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        www.chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

 

  • About
  • Latest Posts
Daisy Nguyễn Daisy NguyễnChuyên gia đánh giá trưởng at Good Việt NamThạc sĩ Nguyễn Thị Mận với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành kiểm soát môi trường và đảm bảo chất lượng hệ thống thiết bị y tế. Ngoài ra, chị còn là chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật Hoa Kỳ và liên minh Châu Âu, đặc biệt về quy định của FDA và về CE marking. Daisy Nguyễn Latest posts by Daisy Nguyễn (see all)
  • Số DUNS Doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn cách đăng ký mã số DUNS cho doanh nghiệp - 28/06/2024
  • Khái niệm nông nghiệp là gì? Phân loại ngành nông nghiệp - 19/01/2022
  • Hướng dẫn đánh giá nội bộ, đánh giá chứng nhận | Tiêu chuẩn SA 8000 - 21/09/2021

Từ khóa » Giới Thiệu Về Lĩnh Vực Nông Nghiệp