Khái Niệm Phân Bón Vô Cơ ( Phân Hóa Học) - Phân Bón Ong Biển

I.Khái niệm phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ (phân hóa học) hay còn gọi là phân bón khoáng, phân bón hóa học là những chất vô cơ (hóa học) có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng được bón vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

I.Phân đơn Phân đơn là tên gọi chung của những loại phân bón chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân). Phân đơn gồm 3 loại sau: Phân đạm, phân lân, phân kali. 1. Phân đạm Là những sản phẩm phân bón chứa đạm (N) cung cấp cho cây trồng. a.Phân Urê Có công thức là [CO(NH2)2], chứa 45-47% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH4 + (Amôn) và dạng NO3- (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng. Dễ bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát đạm. Bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tồn dư Nitrat (NO3-) trong nông sản có hại với sức khỏe con người. b.Phân Amôn nitrat Amôn nitrat (NH4NO3) dạng tinh thể màu trắng, là loại phân bón chứa cả hai dạng đạm (NH4 + và NO3-) mà cây trồng dễ hấp thu và sử dụng được, có hàm lượng đạm từ 34-35%. Thích hợp với các nhiều loại cây trồng cạn. Amôn nitrat khó bảo quản, khó sử dụng do dễ vón cục, dễ chảy nước và tan nhanh trong nước. Là phân bón chua sinh lý nên có nguy cơ làm chua đất. bón trong môi trường ngập nước thường bị thất thoát nên có hiệu quả không cao. c.Amôn sunphat Amôn sunphat (NH4)2SO4 hay còn gọi với cái tên là phân SA, dang tinh thể màu trắng ngà, chứa khoảng 21% hàm lượng đạm dưới dạng NH4 + (Amôn) một dạng đạm cây trồng dễ hấp thu, phân này còn chứa từ 23-25% hàm lương lưu huỳnh (S). Amôn sunphat (SA) thích hợp với các cây trồng cần nhiều lưu huỳnh, trên đất kiềm, đất hàm lượng lưu huỳnh thấp hay thiếu lưu huỳnh. Không nên bón vào các loại đất phèn, đất mặn, chua, lầy thụt sẽ khiến đất chua hơn. Có hàm lượng đạm thấp, tốn chi phí sản xuất vận chuyển, nên giá thành cao. Khi bón vào lá thương gây hiện tượng cháy lá, bón vào đất với số lượng nhiều cây hấp thu không kịp dễ bị thất thoát đạm do bị đất hấp thu. d.Amôn clorua Amôn clorua (NH4Cl) dang tinh thể rắn màu trắng, có hàm lượng đạm chiếm từ 25-26%, hòa tan nhanh, không vón cục, có dạng NH4 + (Amôn) nên cây dễ sử dụng. Nhược điểm dễ chảy nước, ít đạm nhiều clo, bón vào đất mặn gây tích lũy và ngộ độc clo, gây chua đất. e.Natri nitrat Natri nitrat (NaNO3), lượng N chiếm từ 15-17%, dễ tan trong nước, cây dễ sử dụng dưới dạng NO3- (Nitrat). Phân có nhược điểm dễ bị rửa trôi, lượng đạm ít, bón nhiều và liên tục sẽ dư thừa natri khiến đất bị chai cứng. f.Canxi nitrat Canxi nitrat Ca(NO3)2 dạng tinh thể trắng, hàm lượng đạm từ 14-16%, Ca (Canxi) chiếm 35-36%, phù hợp với các loại đất phèn, đất chua, tăng độ pH, giúp cứng cây, hạn chế đổ ngã… Dễ tan, háo nước khó bảo quản,tính Oxy hóa mạnh, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ. g.Canxi cyanamit Canxi cyanamit (CaCN2) có hàm lượng đạm từ 20-21%, thích hợp với các loại đất bạc màu, đất chua phèn, có tác dụng khử chua, hạ phèn. Nhược điểm gây bỏng, rát da nên phải đeo găng tay khi sử dụng, khi hút ẩm dễ bị biến chất làm giảm chất lượng của phân bón. Không dùng để phun lên lá. 2.Phân lân Là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng a.Phân super lân Phân super lân (Ca(H2PO4)2) dạng bột có xám xanh, hàm lượng lân (P2O5) chiếm 17-20%, dễ hòa tan thành dạng H2PO4- nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh, thích hợp bón cho nhiều loại cây. Trên đất chua, phèn nên hạn chế bón super lân, có thể làm đất chua thêm. b.Phân lân nung chảy Phân lân nung chảy (Thermo phosphat) dạng bột óng ánh, có màu xám đen, có từ 15-18% hàm lượng P2O5. Thích hợp bón cho các chân đất phèn, chua, đất trũng, bạc màu. Không nên bón cho các chân đất kiềm, đất phù sa trung tính. 3.Phân kali Tổng hợp những phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng. a.Phân kali clorua Phân kali clorua (KCl) chứa 55-60% K2O, là loại phân kali được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 90-93% lượng phân kali trên toàn thế giới. Dạng bột tinh thể màu đỏ hồng. Dược sử dụng cho nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau, giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, chất lượng của nông sản. Bón kali clorua nhiều và liên tục khiến đất bị chua, phân bị kết dính lại khi để ẩm nên khó sử dụng. Không nên sử dụng với một số cây trồng mẫn cảm với clo như một số cây nguyên liệu, sầu riêng,… b.Phân kali sunphat Phân kali sunphat (K2SO4) có hàm lương K2O chiếm từ 48-50% và 15% lưu huỳnh, có màu trắng, dưới dạng tinh thể, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,… Bón phân kali sunphat lâu ngày đất sẽ bị chua, không thích hợp bón cho đất phèn, chua, mặn.

II.Phân bón hỗn hợp Phân hỗn hợp là gọi chung những loại phân bón có từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân bón hỗn hợp được phân ra hai loại : phân vô cơ trộn và phân vô cơ phức hợp. 1.Phân trộn Phân trộn là phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, được sản xuất bằng cách phối trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ thích hợp và không xảy ra các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu. Như phân NPK, NPK+TE,…

  • Ưu điểm của phân trộn: Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và từng loại cây, thuận tiện không cần phải tính toán phối trộn sao cho cân đối như các loại phân đơn, sản xuất và chế biến đơn giản nên giá thành thấp.
  • Nhược điểm: Khó nhận biết được phân thật với phân giả, chất lượng của phân bón. Bón nhiều và bón trong thời gian dài có ảnh hưởng xấu tới đất đai.

2.Phân phức hợp Gồm những loại phân bón chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng được sản xuất bằng việc phối hợp các thành phần lại với nhau để xảy ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao. Một số loại phân phức hợp : a.Phân Diamôn photphat (phân DAP) Có 2 dưỡng chất chính là đạm (N) chiếm 16-18% và lân P2O5 chiếm 44-46%, cung cấp đồng thời cả đạm và lân cho cây, thích hợp với các loại đất bazan và đất phèn. Không nên bón cho cây lấy củ và trên các chân đất thiếu kali, đất bạc màu, đất cát. b.Phân kali nitrat (KNO3) Kali nitrat là một loại phân kali phức hợp, hàm lượng K2O chiếm 45-46%, đạm chiếm 13%, thích hợp để kích thích cây trồng ra hoa. Là loại phân bón có giá trị cao, đắt tiền. c.Phân phức hợp kali photphat Có nhiều dạng như mono kali photphat (KPO4), di kali photphat (K2PO4),…tùy loại mà hàm lượng lân và kali khác nhau, có hiệu quả cao cho nhiều loại cây, có công dụng giúp hoa ra sớm và đồng loạt. Tuy nhiên giá thành của phân kali photphat cao.

III.Phân trung lượng

Có chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, đây là thành phần chính trong phân bón. 1.Phân magiê (Mg) Phân magiê sunphat (MgSO4).H2O) chứa 16-18% Mg, có nhiều trong mỏ khoáng tự nhiên. Phân magiê nitrat (Mg(NO3)2.H2O) hàm lượng Magiê (Mg) chiếm 15-16%. Phân magiê cacbonat (MgCO3) hàm lượng Mg chiếm từ 45-48%,ít tan trong nước. Ngoài ra còn nhiều loại phân magiê như magiê oxit (MgO) ; magiê kali sunphat (2MgSO4.K2SO4) …. 2.Phân canxi (Ca) Canxi sunphat (CaSO4.H2O) hay còn gọi là thạch cao, hạm lượng Ca chiếm 32%. Bón trực tiếp cho nhiều loại cây hay làm phụ gia cho ngành sản xuất phân bón. Đôlômit (CaCO3.MgCO3) có hàm lượng canxi (CaO) từ 30-32% và 16-20% magiê (MgO). 3.Phân lưu huỳnh Một số phân bón chứa lưu huỳnh như đạm sunphat amôn ((Nh4)2SO4 chứa 24% S) ; quặng photphat (chứa 8-16% S) ; kali sunphat (K2SO4, chứa 18% S) ;….

IV.Phân vi lượng

Gồm những phân bón có chứa các yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE) bổ sung cung cấp cho cây trồng. Phân kẽm (Zn) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng kẽm cho cây trồng như sunphat kẽm (ZnSO4, chứa 21-23% Zn) ; Oxit kẽm (ZnO, chứa 60-80% Zn) ; clorua kẽm (ZnCl2, chứa 45-52% Zn) ;…. Phân sắt (Fe) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng sắt cho cây trồng như sunphat sắt (FeSO4, chứa 20% Fe) ; cacbonat sắt (FeCO3, chứa 42% Fe) ; sunphat amôn sắt (14% Fe) ;…. Phân đồng (Cu) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng đồng cho cây trồng như sunphat đồng (CuSO4, chứa 25-26% Cu) ; oxit đồng (CuO chứa 75% Cu) ;…. Phân mangan (Mn) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng mangan cho cây trồng như sunphat mangan (MnSO4, chứa 25% Mn); oxit mangan (MnO và MnO2, chứa 63% Mn) ;…. Phân bo (B) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng bo cho cây trồng như axit boric (H3PO4, chứa 17% B); borat natri ( Na2B4O7, chưa 11% B) ;…. Phân molipden (Mo) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng molipden cho cây trồng như molipdat natri (NaMoO4, 39% Mo) ; molipdat amôn ((NH4)2Mo7O2, chứa 54% Mo) ;…. Phân clo (Cl) là những phân bón cung cấp, bổ sung cloc ho cây như KCl, NH4Cl,….

V.Một số tác động xấu của phân bón vô cơ đến môi trường và con người

Bón dư thừa, không cân đối bón không đúng cách, bón trong thời gian dài và lạm dụng phân bón vô cơ. Đã khiến phân bón vô cơ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (đất đai suy kiệt, ô nhiễm môi tường), con người và sinh vật có ích. Đất đai: Suy kiệt vi lượng trong đất, có rất nhiều loại phân bón vô cơ (đặc biệt các loại phân đơn) không cung cấp, không thay thế được chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất gây cạn kiệt dần các chất vi lượng trong đất. Bón nhiều và bón trong thời gian dài phân bón vô cơ khiến đất đai chai cứng, bạc màu, giảm độ pH đất,đất bị chua hóa, tích tụ một số kim loại năng trong đất. Tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi trong đất, làm mất cân bằng sinh học. Nước : Bón nhiều phân đạm kèm với sự hòa tan nhanh trong nước, dẫn tới việc dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối, nhấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nước có hàm lượng nitrat cao. Gây độc hại cho những sinh vật thủy sinh. Không khí: Việc sử dụng phân bón vô cơ nhiều và dư thừa, đặc biệt là các phân bón chưa đạm (N), do quá trình chuyển hóa làm bay hơi một số khí như amoniac gây ô nhiễm không khí. Con người: Tồn dư đạm trong nông sản, trong đất, trong nước đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người, NO2- và NO3-là nguyên nhân gây ung thư, chứng máu methaemoglobin,…

Từ khóa » đạm Nitrat Là Gì