Khái Niệm, Phân Loại, Danh Pháp Và Tính Chất Vật Lí Của Este

 

Bài 1:  Lý thuyết chung về este

I.Khái niệm – Phân loại:

1.Khái niệm:

- Este là sản phẩm được tạo thành khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR’ của ancol.

- Công thức chung của 1 số este:

+ Este tạo bởi axit đơn chức và rượu đơn chức RCOOH và R’OH: RCOOR’

Nếu R và R’ là gốc no thì este là CnH2nO2 (n 2)

+ Este tạo bởi axit đơn chức RCOOH và rượu đa chức R’(OH)n : (RCOO)nR’

+ Este tạo bởi axit đa chức R(COOH)m và rượu đơn chức: R(COOR’)m

+ Este tạo bởi axit đa chức R(COOH)m và rượu đa chức R’(OH)n: ( ít gặp) Rn(COOR’)n.mR’m

2.Phân loại:

- Tùy theo đặc điểm của gốc hidrocacbon và số nhóm cacboxyl, este được chia thành nhiều loại khác nhau như: este no, este không no, este đơn chức, đa chức…

3. Đồng phân:

- Ứng với công thức CnH2nO2 có thể có các loại đồng phân mạch hở sau:

+ Axit no, đơn chức

+ Este no, đơn chức

+ Andehit – rượu

+ Xeton – rượu

+ Andehit – ete

+ Xeton – ete

- Các đồng phân este đơn chức gồm có đồng phân mạch cacbon của gốc ancol và đồng phân mạch cacbon của gốc axit tạo thành este.

Ví dụ: ứng với CTPT C4H8O2 có các đồng phân este sau:

HCOOCH2-CH2-CH3: n-propyl fomat

HCOOCH-(CH3)2: isopropyl fomat

CH3COOC2H5: etyl axetat

C2H5COOCH3: metyl propionat

II. Danh pháp:

1. Với ancol đơn chức R’OH:

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit (đổi đuôi ic at )

Ví dụ:

CH3COOC2H5: etyl axetat

CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat

2.Với ancol đa chức:

Tên este = tên ancol + tên gốc axit

Ví dụ: 

CH2OOC-CH3: etylenglycol điaxetat

CH2OOC-CH3

III.Tính chất vật lí:

1.Trạng thái:  Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn ( như mỡ động vật, sáp ong …)

2.Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.

3.Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.

4. Đa số các este có mùi thơm đặc trưng:

-        Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2(CH3)2: mùi chuối

-        Etyl butirat: CH3CH2CH2COOC4H9: mùi dứa

-        Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng…

IV. Bài tập áp dụng:

Câu 1: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

               A.C4H9OH                         B.C3H7COOH                        C.CH3COOC2H5                         D.C6H5COOH

Câu 2: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần

A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH   

B.CH3COOH,CH3CH2CH2OH,CH3COOC2H5

C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5                  

D. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH

Câu 3:Este rất ít tan trong nước do các nguyên nhân sau:

  1. Không có tính axit, cũng không có liên kết phân cực O – H.
  2. Không có H linh động, không tạo được liên kết hidro với nước.
  3. Nhóm chức este –COO – có tính kị nước.
  4. Có nhiều gốc hidrocacbon, tăng tính kị nước.

Câu 4: Chọn phát biểu sai: Este là:

  1. Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa rượu và axit.
  2. Hợp chất hữu cơ chứa nhóm –COO –
  3. Sản phẩm khi thế nhóm –OH trong axit bằng –OR’.
  4. Dẫn xuất của axit cacboxylic.

Câu 5: Chất nào sau đây không phải là este:

A. Isoamyl axetat                                                 C. Benzyl benzoat

B. Natri axetat                                                      D. Etyl fomat

Câu 6: Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất dưới đây là:

CH3COOH (1); C2H5OH (2); HCOOCH3 (3); CH3-CHO (4)

  1. 4,3,2,1                                                             C. 4,3,1,2
  2. 3,4,2,1                                                             D. 3,4,1,2

Câu 7: Tên gọi của este có CTCT (CH3)2CHCOOCH(CH3)2 là:

  1. Isopropyl pentanoat
  2. Propyl 2-metylpropanoat
  3. Isopropyl isobutyrat
  4. 2-metylpropanoat propyl

Câu 8: Dầu chuối là este có tên:

  1. Isoamyl axetat                                                            C. Etyl butyrat
  2. Metyl fomat                                                    D. Geranyl axetat

Câu 9:Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2 là:

A.10                                            B.5                                            C.7                                                 D.9

Câu 10: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo nào sau đây?

        A. C­2H5COOCH3                     B. HCOOC3H7                  C. C3H7COOH                D. CH3COOC2H5

Mọi góp ý và thắc mắc xin vui lòng để lại ở phần Bình luận. Chúc các bạn học vui với Tuyensinh247!  

Đáp án:

1C       2D       3B       4B       5B       6A       7C       8A       9D       10A

Từ khóa » đặc điểm Cấu Tạo Este