Khái Niệm Tác Dụng Phân Biệt đà Kiềng Và Giằng Móng

News
  • Trang nhất
  • Tư Vấn
Khái niệm tác dụng phân biệt đà kiềng và giằng móng Thứ năm - 23/04/2020 14:43 Đà kiềng (giằng cột) là cấu kiện nối liền các cột với nhau, ở vị trí gần chân cột, có cos cao hơn đài móng (hay đế móng). Đà kiềng thường được dùng để đỡ tường xây.

Trong thực tế, có thể gặp công trình mà chỉ có dầm móng và tường xây trực tiếp lên nó. Lúc này nhiều người cũng gọi nó là đà kiềng. Cũng có thể gặp công trình chỉ có đà kiềng như 1 số nhà cấp 4 chẳng hạn, lúc này một số người lại gọi nó là dầm móng. Ngoài Bắc, đà kiềng và đà giằng đều được gọi là giằng móng (dầm móng).

Khái niệm tác dụng phân biệt đà kiềng và giằng móng

Tác dụng của đà kiềng và đà giằng

  • Giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
  • Tham gia với toàn bộ hệ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.
  • Chịu tải trọng bản thân của tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình.
  • Đà Giằng nằm phía dưới Đà Kiềng, thường đặt chìm trong đài móng có tác dụng giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.

Nói đơn giản dễ hiểu thì :

  • Đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu tải tường ngang dồn xuống móng. Đà kiềng chịu lực uốn kéo, võng.
  • Đà giằng có tác dụng nối các móng lại với nhau, ổn định móng theo 2 phương chống lún lệch. Đà giằng chịu kéo, vòng.

Giằng móng

  • Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
  • Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép. Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.
Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác
  • Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T.
  • Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ.
  • Tại nơi có bố trí lối ra vào cho ô tô... thì không đặt giằng móng.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Tweet Xem thêm
  • Quy trình thi công công nghệ sàn bóng bubbledeck
  • Cấp phối vật liệu cho một bao xi măng
  • Quy trình biện pháp thi công sàn cáp dự ứng lực
  • Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông
  • Khái niệm và tác dụng của tường thu hồi mái trong xây dựng
  • Hướng dẫn các bước thi công móng đơn
  • Cách khắc phục xử lý nhà mới xây bị nứt tường
  • Chống thấm toilet, khu nhà vệ sinh, nhà tắm
  • Tính toán lượng xi măng, cát và gạch xây tường
  • Cách chống thấm cho tường nhà không tô trát
Bạn đã xem chưa?
  • Nền nhà bị phồng rộp nguyên nhân và cách khắc phục
  • Công thức tính nhẩm trọng lượng thép xây dựng
  • So sánh chi phí bê tông tươi với bê tông trộn thủ công
  • Xác định khối lượng sắt cho 1m2 sàn bê tông nhà dân dụng
  • Cơ sở tính toán chiều sâu chôn móng
  • Cách xử lý tường bị bong tróc
  • Nguyên nhân và phòng tránh lỗi sập nhà khi đang thi công xây nhà
  • Làm thế nào để tính toán số lượng gạch xây dựng cho công trình?
  • 13 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bê tông tươi
  • Cách xử lý chống dột mái nhà đạt hiệu quả nhất bạn nên biết

Tham khảo sản phẩm

Giàn giáo

Giàn giáo

Chéo giàn giáo

Chéo giàn giáo

Cây chống tăng

Cây chống tăng

Coppha

Coppha

Mâm giàn giáo

Mâm giàn giáo

Kích tăng

Kích tăng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đà Giằng Là Gì