Khái Niệm Thi Hành án Dân Sự Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Thi hành án dân sự là gì?
- Cơ quan thi hành án dân sự là gì?
- Vai trò của thi hành án dân sự
Sau khi các cá nhân hay tổ chức đã có bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp đã phát sinh thì cần phải được đảm bảo và thực hiện trên thực tế hay còn gọi là thi hành án dân sự.
Vậy Thi hành án dân sự là gì? thi hành án dân sự có vai trò như thế nào, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những thông tin vô cùng hữu ích qua bài viết sau đây.
Thi hành án dân sự là gì?
Thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó. Phán quyết, quyết định của Tòa án cũng chỉ là kết quả về mặt pháp lý do vậy, việc thi hành án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên thực tế.
Thi hành án dân sự là hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Thi hành án dân sự là loại hình thi hành án tác động tới tài sản, sản nghiệp, buộc người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ gắn với nhân thân người được thi hành án hoặc cấm thực hiện hành vi nhất định. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan là người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự thông thường và cả những người phạm tội hình sự, phải thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
Thi hành án dân sự là hoạt động thi hành các bán án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế; quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính; quyết định về dân sự trong bản án; quyết định hình sự; các bản án khác do pháp luật quy định… của Tòa án.
Các hoạt động của thi hành án dân sự bao gồm: cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giải thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; v.v….
Thi hành án dân sự đề cao yếu tố tự định đoạt (tức là cho phép người phải thi hành án tự nguyện thi hành) tuy nhiên vẫn thực hiện cưỡng chế khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của người được thi hành án. Từ đó cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Mặt khác, thi hành án dân sự là loại dịch vụ công đặc biệt, có thể do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận, cũng có thể do tư nhân (Thừa phát lại – Công lại) thực hiện dưới sự bảo hộ của Nhà nước.
Cơ quan thi hành án dân sự là gì?
Sau khi đã hiểu rõ về bản chất của Thi hành án dân sự là gì? Tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự.
Cơ quan thi hành án dân sự là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức việc thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án tại Việt Nam bao gồm: cơ quan thi hành án cấp tỉnh, quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong các cơ quan thi hành án dân sự có chấp hành viên trưởng, các chấp hành viên và các cán bộ làm công tác thi hành án. Đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan thi hành án. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp xã cũng tham gia thi hành án dân sự đối với những vụ việc được thi hành án cấp huyện giao.
Theo Điều 13 Luật Thi hành án dân sự hiện hành, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định như sau:
1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án dân sự:
a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Vai trò của thi hành án dân sự
Cũng từ việc tìm hiểu khái niệm Thi hành án dân sự là gì? Chắc hẳn nhiều người đã thấy rõ tầm quan trọng, vai trò của việc áp dụng thi hành án dân sự trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực thì công tác thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói riêng.
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, bảo đảm cho bản án, quyết định của tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Quyết định, bản án của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trong thực tế do vậy hiệu quả thi hành án cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường tính hiệu quả của hoạt động tư pháp.
Từ khóa » Cục Thi Hành An Dân Sự La Gì
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cục Thi Hành án Dân Sự
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Tổng Cục THADS
-
Thi Hành án Dân Sự Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Thi Hành án Dân Sự
-
Thi Hành án Là Gì? Vai Trò Và ý Nghĩa Của Thi Hành án Dân Sự?
-
Thi Hành án Dân Sự Là Gì? - DHLaw
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Tổng Cục Thi Hành án ...
-
Việc Thi Hành án Dân Sự điển Hình - Tạp Chí Nghiên Cứu Lập Pháp
-
Chức Năng - Nhiệm Vụ
-
Thi Hành án Dân Sự Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Nghị định 74/2009/NĐ-CP Về Cơ Quan Thi Hành án Dân Sự
-
Tùy Trường Hợp Mà Xác định Bà S Hoặc Chi Cục Thi Hành án Dân Sự ...
-
Cục Thi Hành án Dân Sự Thực Hiện Có Hiệu Quả Công Tác Dân Vận
-
Thi Hành án Dân Sự Là Gì? Quy định Thi Hành án Dân Sự 2022