Khái Niệm Thuế Bảo Vệ Môi Trường Là Gì? Đặc điểm Của Thuế Này?

Theo Từ điển Tiếng Việt, môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, chúng bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, và phát triển của con người và thiên nhiên. Chính vì thế cần phải bảo vệ môi trường và ngăn các hành vi xâm hại đến nó. Vì lẽ đó mà Chính phủ đặt ra thuế bảo vệ môi trường. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thuế tài nguyên qua bài viết sau đây.

1. Khái niệm thuế bảo vệ môi trường

Theo nghĩa hẹp, bảo vệ môi trường là một phần trong các biện pháp để đảm bảo tính bền vững và phát triển bền vững. Luật Thuế bảo vệ môi trường ra đời khá muộn hơn so với các Luật thuế khác cho nên trước đây pháp luật về bảo vệ môi trường chỉ được lồng ghép trong các sắc thuế khác.

Từ 15/11/2010, Luật Thuế bảo vệ môi trường chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, ta có thể hiểu thuế này là:

“Điều 2

1. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”

Theo đó, bất kể hàng hóa nào có nguy cơ gây hại đến môi trường khi sử dụng đều có thể bị tính thuế bảo vệ môi trường. Ví dụ như xăng, dầu khi sử dụng vận hành động cơ sẽ tạo khói gây ô nhiễm môi trường, hay túi nilon khó phân hủy sẽ làm xói mòn đất, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, gây tắc nghẽn kênh mương, ứ đọng nước thải khi bị vứt xuống nước.

2. Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường

Từ khái niệm trên ta có thể thấy các đặc điểm sau ở thuế bảo vệ môi trường:

- Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu giống như một số loại thuế tiêu dùng khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bởi vì người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng là người gánh chịu số tiền thuế được xác định trong số tiền thanh toán.

- Thứ hai, mục đích định hướng tiêu dùng được thể hiện khá rõ ràng ở thuế bảo vệ môi trường. Các mặt hàng thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường đều có tác động xấu đến môi trường khi sử dụng chúng.

Việc giảm thiểu việc sử dụng các hàng hoá gây tổn hại môi trường bằng việc làm tăng giá thanh toán đối với hàng hoá đó, tạo điều kiện để người tiêu dùng chuyển thói quen sang sử dụng hàng hoá thân thiện với môi trường là điều cần thiết.

Cũng chính từ yếu tố “hạn chế tiêu dùng” nêu trên nên luật pháp cũng định rõ (liệt kê) các hàng hoá nằm trong diện chịu thuế của loại thuế này.

- Thứ ba, thuế bảo vệ môi trường chia sẻ mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua thuế của một số loại thuế tiêu dùng khác.

Thay bằng việc thay đổi mức thuế suất hoặc mở rộng diện chịu thuế đối với thuế giá trị gia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thì việc đánh thuế bảo vệ môi trường không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (trong đó có sử dụng cho việc tái tạo môi trường) mà còn chia sẻ mục tiêu cho các loại thuế khác.

- Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về thuế bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

Từ khóa » Thuế Môi Sinh Là Gì