Khái Niệm Tổ Hợp Tác Là Gì? Các đặc điểm Của Tổ Hợp Tác?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khái niệm tổ hợp tác là gì?
  • 2 2. Các đặc điểm của tổ hợp tác:
    • 2.1 2.1. Về hợp đồng hợp tác:
    • 2.2 2.2. Về tổ viên tổ hợp tác: 
    • 2.3 2.3. Về tài sản của tổ hợp tác:
    • 2.4 2.4. Về chấm dứt tổ hợp tác:

1. Khái niệm tổ hợp tác là gì?

Thuật ngữ “Tổ hợp tác” là một trong những thuật ngữ được biết đến dựa trên cơ sở của hợp đồng hợp tác, thuật ngữ này dùng để chỉ một tập hợp hay một nhóm người có xuất phát điểm chung bắt nguồn từ việc có chung lợi ích, có mối quan hệ liên kết với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu nhất định. Tổ hợp tác trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã được đưa ra những dấu hiệu cơ bản để nhận diện tổ hợp tác, tuy nhiên quy định này không được dự liệu tại Bộ luật Dân sự hiện hành mà đã được tách ra và quy định ở một cơ sở pháp lý khác. Nhận thức được tính khách quan và tầm quan trọng trong sự hình thành và phát triển của tổ hợp tác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác, qua đó quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác. Chính vì thế mà tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 77/2019/NĐ-CP quy định về định nghĩa tổ hợp tác là: “Tổ hp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.

Theo Điều 504 Bộ luật dân sự 2015, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Các đặc điểm của tổ hợp tác:

Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP được ban hành chính bởi vì số lượng tổ hợp tác là khá lớn, phản ánh thực tiễn nhu cầu hợp tác, họp nhóm, liên kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và được chính quyền, người dân đánh giá là một trong mô hình liên kết cộng đồng hiệu quả trong điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Và cụ thể là theo khái niệm trên về tổ hợp tác, có thể rút ra 1 số đặc điểm chung của tổ hợp tác như:

2.1. Về hợp đồng hợp tác:

Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể này cùng nhau đàm phán, soạn thảo và ký kết Hợp đồng hợp tác. Mặc dù vậy, năng lực chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân tham gia Hợp đồng hợp tác phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cũng như mục đích hợp tác của các thành viên, về nguyên tắc, các chủ thể tham gia xác lập họp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với mục đích xác lập hợp đồng. Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên tổ hợp tác.

Bên cạnh việc quy định về năng lục chủ thể của cá nhân thì pháp luật hiện hành cũng có quy định về nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng…

Theo đó, các hội viên cần thoả thuận, thống nhất về nội dung của hợp đồng hợp tác và được chứng thực tại Uỷ ban nhân cấp xã. Nói cách khác, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở Hợp đồng hợp tác. Các thành viên tự nguyện liên kết, thực hiện việc đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc chung nhất định phù hợp với quy định của pháp luật. Các thành viên cũng cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh chung, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh cho tổ hợp tác.

2.2. Về tổ viên tổ hợp tác: 

Tổ viên tổ hợp tác là các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quyền và nghĩa vụ của tổ viên tổ hợp tác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật ( thỏa thuận không được trái pháp luật). Tổ hợp tác có quyền giao kết hợp đồng lao động với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định.

 Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợp tác.

2.3. Về tài sản của tổ hợp tác:

Tài sản của tổ hợp tác: Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho  chung là tài sản của tổ hợp tác. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thảo thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý được quy định tại điều 22 nghị định 77/2019/NĐ-CP, theo đó:

Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho  chung là tài sản của tổ hợp tác. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thảo thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

Tài sản của tổ hợp tác là điều kiện vật chất để tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã đăng kí hoạt động và chịu trách nhiệm dân sự. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tài Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và phải bồi thường thiệt hại.

Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên. Việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả thành viên hợp tác có thỏa thuận. Việc phân chia tài sản chung không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

2.4. Về chấm dứt tổ hợp tác:

Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 + Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác

+ Mục đích của việc hợp tác đã đạt được.

+ Các tổ viên thảo thuận chấm dứt tổ hợp tác.

Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

Khi chấm dứt, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ của tổ; nếu tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác.

Từ khóa » Tổ Nhóm Hợp Tác Còn Có Tên Gọi Khác Là