Khái Niệm Và Các Phương Pháp đo áp Suất - Bkaii

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chủ đề khá mới so với những bài viết trước đây mà BKAII chia sẻ. Đó chính là những thông tin về áp suất. BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm và các phương pháp đo nhé!

Áp suất là một đại lượng vật lý điển hình. Thuật ngữ này miêu tả lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Đơn vị xác định của áp suất là Newton trên mét vuông. Trong đó được sử dụng nhiều nhất là Pascal.

Phương pháp đo áp suất là cách thức thực hiện nhằm xác định giá trị của áp suất chất khí hoặc chất rắn hay một vật cụ thể nào đó. Trong tiếng anh, Áp suất là Pressure (thường được viết tắt là P).

Hiện nay có hai phương pháp đo áp suất phổ biến là có thể dùng đồng hồ đo áp suất và dùng cảm biến áp suất

Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất hoạt động dựa theo nguyên lý giãn nở của ống bourdon. Áp suất được đưa vào phần ống bourdon. Dưới tác động của áp suất ống bourdon sẽ giãn nở. Độ giãn nở của ống bourdon sẽ có ảnh hưởng đến bộ phần truyền động. Khiến kim di chuyển trên mặt đồng hồ. Khi đó, ta có thể đọc được giá trị áp suất trên mặt đồng hồ.

Ưu điểm

  • Được sử dụng để đo áp suất tại chỗ
  • Cách lắp đặt không mấy phức tạp
  • Màn hình hiển thị cụ thể, rõ ràng. Ta có thể trực tiếp giám sát áp suất trên mặt đồng hồ

Nhược điểm

  • Tín hiệu không thể xử lý
  • Nếu gặp phải sự cố quá tải thì cần kích hoạt bơm/hút bằng tay nhằm mục đích giảm áp.

Cảm biến đo áp suất

Nguyên lý hoạt động của phương pháp đo áp suất bằng cảm biến là sử dụng lực căng bề mặt. Cảm biến áp suất được thiết kế bên trong có 1 màng bằng sứ. Màng bằng sứ này có nhiệm vụ làm thay đổi bề mặt màng cảm biến mỗi khi áp lực tác động lên bề mặt. Dựa vào độ biến dạng mà ta có thể đo được áp suất.

Tín hiệu áp suất xuất ra dưới dạng 4-20mA.

Ưu điểm

  • Sử dụng phổ biến để đo áp suất, dễ mua trên thị trường.
  • Tín hiệu đo được có thể xử lý hoặc lập trình thông qua việc đưa về PLC hoặc bộ điều khiển giám sát liên tục.
  • Có khả năng chịu quá áp
  • Giá thành phải chăng

Nhược điểm

  • Cần nguồn nuôi cảm biến hoạt động.
  • Không có màn hình hiển thị.

So sánh giữa hai phương pháp

Đo áp suất bằng đồng hồ Đo áp suất bằng cảm biến
Có thể thực hiện để đo ngay tại chỗ Sử dụng để đo thông qua tín hiệu truyền về PLC và bộ điều khiển
Lắp đặt đơn giản, không nhiều chi tiết Nếu đặt phức tạp hơn vì cần tìm tín hiệu ngõ ra
Có màn hình hiển thị rõ ràng Không có màn hình hiển thị
Tín hiệu áp suất đầu ra thường chỉ động và không thể xử lý được Tín hiệu hiển thị có thể đưa về PLC nhằm lập trình
Khi quá áp xảy ra người dùng cần kích hoạt bơm để giảm Khi quá áp xảy ra có thể lập trình ngay trên PLC tự động

Các chú ý khi chọn phương pháp đo áp suất

Để mua được sản phẩm tốt nhất, người dùng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi đo áp suất bằng hợp đồng hồ đo, Bạn nên chọn giải to bằng 80% giá trị lớn nhất của áp suất cần đo.
  • Căn cứ vào vị trí lắp đặt, chọn lựa ren kết nối cho phù hợp. Điều này giúp kết quả đo áp suất chính xác hơn.
  • Nên sử dụng cảm biến đo áp suất có độ sai số khoảng 1%.
  • Thông thường đo áp suất trong môi trường nhiệt độ dưới 85 độ sẽ mang lại hiệu quả cao. Trường hợp bạn đo tại mức nhiệt cao hơn, hãy sử dụng ống siphon để giảm nhiệt.

Trên đây là một vài tìm hiểu của BKAII về các thông tin liên quan đến áp suất. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

  • Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC
  • Khái niệm, phân loại và vai trò của cảm biến
  • Cảm biến IoT là gì? Các loại cảm biến IoT phổ biến hiện nay
  • Cảm biến chênh áp là gì? Khái niệm, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

Từ khóa » đại Lượng đo áp Suất