KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC TÍNH CÔNG ...
Có thể bạn quan tâm
I. CÔNG
1. Khái niệm về công
- Cônglà lực được sinh ra khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật dịch chuyển.
2. Công thức tính công
A = F.s.cosα
Trong đó:
A là công cơ học
F là độ lớn của lực
s là quãng đường vật dịch chuyển
cosα: α là góc tạo bởi lực F và phương chuyển dời
Nếu:
- cosα < 0 => A < 0 thì A gọi là công cản.
- Nếu cosα > 0 => A > 0 thì A gọi là công phát động.
Đơn vị của công: Jun(J)
Jun là công do lực có cường độ 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực
Đơn vị công trong hệ đơn vị SI là jun (J)
A = 1N.1m = 1Nm = 1J
Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị KJ, là bội của J:
1KJ = 1000J
II. CÔNG SUẤT
1. Khái niệm về công suất
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy và được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
2. Công thức tính công suất
P = A/t
Trong đó :
P: công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W))
A: công thực hiện (N.m hoặc J)
t: thời gian thực hiện công (s)
Đơn vị: Oát (W)
1KW = 1000W ; 1MW = 1.000.000W
3. Công suất trung bình
- Công suất trung bình của một máy sinh công là tỷ số của công A và khoảng thời gian thực hiện công đó.
4. Hệ số công suất cosα
a. Khái niệm:
- Là tỷ số giữa công suất hữu dụng (kw) và công suất toàn phần (kva), hoặc là cos của góc giữa công suất tác dụng và công suất toàn phần.
b. Ý nghĩa
Xét trên phương diện nguồn cung cấp (máy phát điện hoặc máy biến áp): cùng một dung lượng máy biến áp hoặc công suất của máy phát điện
=> Hệ số công suất càng cao => thành phần công suất tác dụng càng cao => máy sẽ sinh ra được nhiều công hữu ích.
Xét ở phương diện đường dây truyền tải (quan tâm đến dòng điện truyền trên đường dây): Dòng điện này sẽ làm nóng dây và tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây truyền tải.
Nếu xét trong hệ thống 1 pha, công suất biểu kiến: S=U.I
Nếu xét trong hệ thống 3 pha, công suất biểu kiến: S = căn 3 của UI
Trong đó:
U: điện áp dây
I : dòng điện dây
Cả trong lưới 1 pha và 3 pha dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến S.
=> Nếu như cùng 1 tải, trang bị tụ bù để phát công suất phản kháng ngay tại tải, đường dây chỉ chuyển tải dòng điện của công suất tác dụng thì chắc chắn đường dây sẽ mát hơn.
=> Nếu chấp nhận đường dây phát nhiệt ở mức hiện tại và trang bị tụ bù phát công suất phản kháng để bù cosϕ ở tại tải, có thể bắt đường dây tải nhiều hơn hiện nay một ít.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Từ khóa » Công Công Thức Tính Công
-
24. Công Và Công Suất - Củng Cố Kiến Thức
-
Công Thức Tính Công - Công Thức Công Cơ Học, Công Suất
-
Công Thức Tính Công Của Một Lực
-
Công Và Công Suất, Công Thức Tính Và Bài Tập Vận Dụng - Vật Lý 10 ...
-
Công (vật Lý Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Và Công Suất, Công Thức Tính Và Bài Tập Vận Dụng Dễ Hiểu
-
Công Thức Tính Công Và định Luật Về Công [Vật Lý 8] Flashcards | Quizlet
-
KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC TÍNH CÔNG, CÔNG CÔNG SUẤT
-
Công Thức Tính Công Suất - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Công Suất Là Gì? Công Thức Tính Công Suất Chính Xác 100%
-
Công Thức Tính Công Công Thức Tính Công Của Một Lực
-
Top 9 Công Thức Tính Công - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Công Suất Là Gì? Công Thức Tính Công Suất, đơn Vị Của Công Suất ?