Khái Niệm Văn Bản Nhật Dụng Là Gì? - Mua Hàng đảm Bảo

Văn bản nhật dụng được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm văn bản nhật dụng là gì. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về dạng văn bản này cùng với muahangdambao.com thông qua bài viết chi tiết dưới đây bạn nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Khái niệm văn bản nhật dụng là gì?
  • Đặc điểm văn bản nhật dụng là gì?
    • Về phương diện nội dung
    • Về phương diện hình thức
  • Nội dung chính mà văn bản nhật dụng thường đề cập tới là gì?
  • Tính cập nhật xuất hiện trong văn bản nhật dụng là gì?
  • Tính văn chương trong văn bản nhật dụng được thể hiện ra sao?
  • Ví dụ cơ bản về văn bản nhật dụng
  • Tìm hiểu các văn bản nhật dụng lớp 6, 7, 8, 9
    • Những văn bản nhật dụng lớp 6
    • Những văn bản nhật dụng lớp 7
    • Những văn bản nhật dụng lớp 8
    • Những văn bản nhật dụng lớp 9
  • Phương pháp học văn bản nhật dụng hiệu quả nhất

Khái niệm văn bản nhật dụng là gì?

Theo định nghĩa thì văn bản nhật dụng là gì lớp 8? Như đã nói thì văn bản nhật dụng là loại văn bản được sử dụng tương đối thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là thể loại văn bản tường thuật, thuyết minh, miêu tả, bàn luận hay đánh giá về một sự vật, hiện tượng nào đó xung quanh hoạt động của con người.

Kiểu văn bản nhật dụng là gì?
Kiểu văn bản nhật dụng là gì?

Văn bản nhật dụng được sử dụng nhiều nhất bởi nội dung cũng như đề tài mà nó khai thác thường rất rộng rãi với các cách thức sử dụng đối với một trong nhiều lối viết khác nhau nhằm mang đến những mô tả chân thực nhưng đầy màu sắc. Đó là các chất riêng được gửi gắm trong ngòi bút và thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng.

Dễ thấy, văn bản nhật dụng không có yêu cầu quá cao như những thể loại văn bản khác như là biểu cảm, phân tích, nghị luận nhưng vẫn yêu cầu người viết phải đảm bảo truyền tải được ý một cách cao nhất.

Đặc điểm văn bản nhật dụng là gì?

Về phương diện nội dung

Đây là dạng văn bản có tính cập nhật thường xuyên, liên tục, các nội dung thể hiện với chủ đề có thể sẽ không hề mới nhưng với các cách tiếp cận khác nhau lại đem đến những cái nhìn và cảm nhận hoàn toàn khác nhau.

Đề tài mà văn bản nhật dụng khai thác tới đều là những điều diễn ra thường nhật trong cuộc sống hàng ngày của con người. Các vấn đề xảy ra trong xã hội luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc tới thường xuyên và được đông đảo cộng đồng, xã hội quan tâm. Trong đó, các tác giả sẽ mang đến những chất liệu quen thuộc bên cạnh hoạt động triển khai cho ý nghĩa có sự khác nhau. Điều đó đã làm nên sự đa dạng và tính sáng tạo, đồng thời mang đến các thể hiện chân thực đến những cái mới, sinh động và cả những giá trị nghệ thuật đóng góp.

Về phương diện hình thức

Phương thức biểu đạt của các văn bản nhật dụng thường khá phong phú, đa dạng bởi chúng có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau chỉ trong cùng một văn bản tạo nên sự ấn tượng nhất định.

Tuy không được thể hiện dưới dạng của một tác phẩm văn chương nhưng văn bản nhật dụng vẫn có những điểm chung với các tác phẩm văn chương như việc sử dụng khá nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để có thể truyền tải ý đến người đọc, tăng thêm tính thuyết phục cho văn bản.

Xem thêm: Văn biểu cảm là gì? Các bước làm bài văn biểu cảm

Nội dung chính mà văn bản nhật dụng thường đề cập tới là gì?

Đề tài mà văn bản nhật dụng khai thác rất rộng lớn
Đề tài mà văn bản nhật dụng khai thác rất rộng lớn

Đề tài dễ thấy của các văn bản nhật dụng sẽ là gắn với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề xã hội đang được cộng đồng quan tâm. Với các đề tài của văn bản nhật dụng sẽ đòi hỏi người viết phải có 1 sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng nhất. Như vậy thì mới có thể bàn luận, phân tích cũng như kéo người đọc theo đúng ý muốn của mình.

Những đề tài cơ bản sẽ gắn liền với cuộc sống của con người như: Thiên nhiên, môi trường, con người, văn hóa – đạo đức,… Nói tóm lại, tất cả các vấn đề của văn bản sẽ được các thông tin đại chúng đề cập tới rất nhiều, được địa phương, các cấp chính quyền và xã hội quan tâm.

Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chính của những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cơ quan nhà nước. Ví dụ như những chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng và chống lại nạn tham nhũng, phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng hoặc đưa ra các thông báo, công văn của của các tổ chức quốc tế trên thế giới,…

Tính cập nhật xuất hiện trong văn bản nhật dụng là gì?

Văn bản nhật dụng có tính cập nhật, kịp thời để có thể đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày và thể hiện rõ đề tài cũng như chức năng của nó. Văn bản nhật dụng thường cập nhật những vấn đề nóng bỏng của xã hội, đem đến cho học sinh một cái nhìn tổng quát nhất về xã hội giúp học sinh dễ dàng hòa nhập hơn với xã hội.

Văn bản nhật dụng thường phản ánh hiện thực, dù là về mặt tích cực hay là tiêu cực. Qua đó giúp cho học sinh thâm nhập dễ dàng hơn vào cuộc sống thực tế đồng thời nâng cao ý thức xã hội.

Tính văn chương trong văn bản nhật dụng được thể hiện ra sao?

Như đã nói, văn bản nhật dụng không có yêu cầu quá cao về tính văn chương mà chỉ quan trọng về cách truyền tải thông điệp sao cho những người đọc có thể dễ dàng hình dung, thấm thía về đề tài của văn bản đang đề cập tới.

Ví dụ cơ bản về văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng là 1 thể loại văn bản tương đối phổ biến. Ở chương trình ngữ văn trung học cơ sở, chúng ta đã được làm quen với rất nhiều văn bản được viết theo thể loại văn bản này. Có thể lấy ví dụ tiêu biểu nhất là văn bản “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lí Lan.

Tác phẩm “Cổng trường mở ra” thuộc dạng văn bản nhật dụng
Tác phẩm “Cổng trường mở ra” thuộc dạng văn bản nhật dụng

Cụ thể, văn bản “Cổng trường mở ra” là loại văn bản nhật dụng được viết theo dạng thể ký. Văn bản đã thể hiện được tâm trạng của người mẹ trong buổi tối trước hôm con trai bước vào lớp một – ngưỡng cửa đầu tiên trong cuộc đời.

Người con ngây thơ thì luôn ở trong tình trạng háo hức sau đó lại ngủ 1 cách ngon lành. Còn người mẹ lại trằn trọc không thể chợp mắt, vừa nghĩ đến tâm trạng của con, bà như vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của chính bản thân mình đồng thời cùng vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút thiêng liêng được dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu của cuộc đời. Đó cũng chính là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai tươi sáng của đứa con sau này.

Xem thêm: Văn diễn dịch là gì? Văn quy nạp là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch

Tìm hiểu các văn bản nhật dụng lớp 6, 7, 8, 9

Dưới đây sẽ là tổng kết những văn bản nhật dụng lớp 6, 7, 8, 9:

Những văn bản nhật dụng lớp 6

Tên tác phẩm Tên tác giả Nội dung Hình thức thể hiện
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử Thuý Lan Nói về một địa danh, di tích lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội. Sử dụng hình thức tự sự, miêu tả cùng biểu cảm.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn Nói về quan hệ giữa thiên nhiên với con người hiện nay. Hình thức chính là nghị luận và biểu cảm.
Động Phong Nha Trần Hoàng Nói về cảnh đẹp của danh lam phong canh Phong Nha Kẻ Bàng. Hình thức thuyết minh kết hợp cùng với miêu tả.

Những văn bản nhật dụng lớp 7

Tên tác phẩm Tên tác giả Nội dung Hình thức thể hiện
Cổng trường mở ra Lí Lan Chủ yếu là đề cập đến những vấn đề giáo dục. Kết hợp giữa hình thức tự sự và biểu cảm.
Mẹ tôi Ét-môn-đô đơ A-mi-xi Đề cập đến những vai trò quan trọng của người phụ nữ trong cuộc sống. Hình thức chính là tự sự.
Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Nói về mái ấm gia đình, tình cảm giữa các thành viên. Tự sự kết hợp với miêu tả.
Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh Nói về một di sản văn hoá cần được bảo tồn. Thuyết minh kết hợp cùng với miêu tả.

Những văn bản nhật dụng lớp 8

Tên tác phẩm Tên tác giả Nội dung Hình thức thể hiện
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nóng hổi hiện tại. Hình thức nghị luận là cốt lõi.
Ôn dịch, thuốc lá Nguyễn Khắc Viện Nói lên những hệ lụy nghiêm trọng của tệ nạn ma túy, thuốc lá. Ba hình thức chính là thuyết minh, nghị luận và biểu cảm.
Bài toán dân số Thái An Nói về tình hình dân số và tương lai của loài người trong nhiều năm tới. Hình thức thể hiện chính là nghị luận.

Những văn bản nhật dụng lớp 9

Tên tác phẩm Tên tác giả Nội dung Hình thức thể hiện
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình G.G.Mác-két Bảo vệ nền hòa bình thế giới, chống lại chiến tranh phi nghĩa. Hình thức nghị luận kết hợp với biểu cảm.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Tại Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em Đề cập đến quyền lợi phát triển của trẻ em trên toàn thế giới. Hình thức sử dụng chính là nghị luận.
Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà Nói về việc hội nhập và giữ gìn những bản sắc văn hóa trong con người của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị luận là hình thức sử dụng chính.

Phương pháp học văn bản nhật dụng hiệu quả nhất

Để có thể ứng dụng văn bản nhật dụng được nhanh và hiệu quả nhất thì bạn cần chú ý tới những điểm như sau:

  •  Đọc thêm các sách có chú thích về nghĩa của từ để có vốn từ được phong phú hơn, vận dụng uyển chuyển vào bài viết.
  •  Cần lưu ý đặc biệt tới các loại chú thích về sự kiện có liên quan tới văn bản như lịch sử, tình hình xã hội, chính trị, phát kiến khoa học,…
  •  Tạo thành thói quen liên hệ với những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống cũng như các cộng đồng nhỏ, cộng đồng lớn,…
Cần có sự liên kết chặt chẽ khi viết văn bản nhật dụng
Cần có sự liên kết chặt chẽ khi viết văn bản nhật dụng
  •  Bày tỏ ý kiến riêng, quan điểm riêng của mình và mỗi trường hợp cụ thể còn có thể đưa những đề xuất những kiến nghị và giải pháp giải quyết.
  •  Hình thức văn bản nhật dụng vô cùng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt để có thể phân tích đúng hướng nhất.
  •  Tính cập nhật về nội dung chính là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi khi học văn bản nhật dụng chúng ta nhất thiết phải liên hệ chúng với thực tiễn cuộc sống.

Ví dụ như: Các đề xuất ý kiến, biện pháp giải quyết những vấn đề đã được đặt ra trong các văn bản nhật dụng (rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, bạo hành trẻ em, tình hình chiến tranh ở các quốc gia, khủng bố trên thế giới..). Một số đề tài điển hình mà văn bản nhật dụng thường hướng tới như là: Môi trường, sự tham nhũng, hệ luỵ của tệ nạn ma túy, m.ạ.i d.â.m, trẻ em, bình đẳng giới hay an toàn giao thông…

Chắc hẳn với những thông tin nói trên, các bạn học sinh đã có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về văn bản nhật dụng cũng như các văn bản nhật dụng tiêu biểu trong chương trình văn học lớp 6, 7, 8, 9. Nếu còn thắc mắc nào cần được trả lời, vui lòng bình luận ngay dưới bài viết này của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất có thể nhé!

Từ khóa » Những Văn Bản Nhật Dụng Lớp 6