Khái Niệm Về Cháy Nổ

Khái niệm về sự cháy nổ

Nhà bác học người Nga M.V. Lômônôxốp (1711 – 1765) là người có giải thích đúng đắn về sự cháy. Theo ông: “cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và chiếu sáng”.

Quá trình nghiên cứu sau Lômônôxốp, người ta nhận thấy các chất cháy không chỉ cháy với oxy mà còn có thể cháy trong môi trường của những chất oxy hoá khác như: Clo, Brôm, Lưu huỳnh v..v..

Do vậy ngày nay người ta đã định nghĩa: “cháy là tổng hợp của các quá trình biến

đổi lý hoá phức tạp có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”.

Nổ cũng là sự cháy nhưng ở tốc độ nhanh hoặc rất nhanh, làm tăng thể tích một cách đột ngột trong một không gian hạn chế. Đám cháy phát triển rất nhanh trong một khoảng thời gian cực ngắn, lúc này nhiệt độ tại tâm đám cháy tăng lên một cách nhanh chóng làm tăng áp xuất của điểm cháy lên – quá trình nổ xảy ra ngay lúc đó.

Sản phẩm của cháy gồm Cacbonic (CO2), hơi nước (H2O), Nitơ ở dạng ion và một số chất khác.

1.   Những yếu tố cần thiết cho sự cháy.

Sự cháy muốn xảy ra và tồn tại cần phải có 3 yếu tố là: chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt.

a)  Chất cháy: Là những chất có khả năng tham gia phản ứng với chất ôxy hoá, khi cháy, nổ, bị biến đổi thành phần hoá học tạo ra sản phẩm cháy đồng thời giải phóng năng lượng nhiệt và phát xạ ánh sáng. Chúng ta có thể phân loại chất cháy theo trạng thái tồn tại và khả năng cháy của các chất cháy như sau :

•   Chất Cháy Rắn: các chất này thường có các thành phần cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, S, O, N.

•   Chất Cháy Lỏng: là những chất cháy ở trạng thái lỏng như xăng, dầu, rượu, benzen, chất cháy lỏng bao giờ cũng bốc hơi sau đó mới tham gia phản ứng cháy, cho nên quá trình cháy của các chất lỏng lan nhanh và liên tục.

•   Chất Cháy Khí: là chất cháy dễ dàng kết hợp với không khí hoặc các chất ô xy hoá khác thành hỗn hợp cháy. Theo một tỷ lệ nhất định nào đó của chất cháy khí hoặc các chất ô xy hoá ở dạng khí có thể gây nguy hiểm về nổ.

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Cháy Nổ