Khái Niệm Về Dãy Số Thời Gian - VOER

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng TÀI LIỆU Khái niệm về dãy số thời gian Mathematics and Statistics 0

Vật chất luôn luôn vận động không ngừng theo thời gian. Để nghiên cứu biến động của kinh tế xã hội, người ta thường sử dụng dãy số thời gian.

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xềp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Kết cấu

Dãy số thì gian gồm hai thành phần: thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu.

  • Thờt gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm,…tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian. Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian.
  • Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy số thời gian. Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian. Các trị số này có thể là tuyệt đối , tương đối hay bình quân.

Phân loại

Có một số cách phân loại dãy số thời gian theo các mục đích nghiên cứu khác nhau.Thông thường, người ta căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng theo thời gian để phân loại. Theo cách này, dãy số thời gian được chia thành hai loại: dãy số thời điẻm và dãy số thời kì.

Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại những thời điểm nhất định. Do vậy, mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau có thể bao gồm toàn bộ hay một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó.

Dãy số thời kì biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng thời gian nhất định. Do đó, chúng ta có thể cộng các mức độ liền nhau để được một mức độ lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Lúc này, số lượng các số trong dãy số giảm xuống và khoảng cách thời gian lớn hơn.

Tác dụng

Dãy số thời gian có hai tác dụng chính sau:

  • Thứ nhất, cho phép thống kê học nghiên cứu các đặc điểm và xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Từ đó, chúng ta có thể đề ra định hướng hoặc các biện pháp xử lí thích hợp.
  • Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tương lai.

Điều kiện vận dụng

Để có thể vận dụng dãy số thời gian một cách hiệu quả thì dãy số thời gian phải đảm bảo tình chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy thời gian.

Cụ thể là:

  • Phải thống nhất được nội dung và phương pháp tính
  • Phải thống nhất được phạm vi tổng thể nghiên cứu.
  • Các khoảng thời gian trong dãy số thời gian nên bằng nhau nhất là trong dãy số thời kì.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi các điều kiện trên bị vi phạm do các nguyên nhân khác nhau.Vì vậy, khi vận dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp để tiến hành phân tích đạt hiệu quả cao.

Yêu cầu

Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi hiên tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau.

Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian người ta thường sử dụng 5 chỉ tiêu chính sau đây:

Mức độ bình quân theo thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho tất cả các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.Việc tính chỉ tiêu này phải phụ thuộc vào dãy số thời gian đó là dãy số thời điểm hay dãy số thời kì.

Đối với dãy số thời kì

mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thưc sau:

Trong đó:

yi(i=1,n). Các mức độ của dãy số thời kì.

n: Số lượng các mức độ trong dãy số.

Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau

chúng ta áp dụng công thức:

Trong đó:

yi(i=1,n).Các mức độ của dãy số thời đIểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.

Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau

chúng ta áp dụng công thức:

Trong đó:

yi(i=1,n).Các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau.

ti(i=1,n):Độ dài thời gian có mức độ: yi.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong dãy số giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-).

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, chùng ta có các lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn, định gốc hay bình quân.

Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn

phản ánh mức chênh lệch tuyệt đối giữa mức độ nghiên cứu (yi )mức độ kì liền trước đó (yi-1)

Công thức : δi=yi-yi-1 (i=2,n) (4).

Trong đó: δi :Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn

n:Số lượng các mức độ trong dãy thời gian.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc

Là mức độ chênh lệch tuyệt đối giữa mức độ kì nghiên cứuyivà mức độ của một kì được chọn làm gốc, thông thường mức độ của kì gốc là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài .

Gọi là lượng tăng(giảm) tuyệt đối định gốc, ta có:

Giữa tăng giảm tuyệt đối liên hoàn và tăng giảm tuyệt đối định gốc có mối liên hệ được xác định theo công thức:

Công thức này cho thấy lượng tăng(giảm) tuyệt đối định gốc bằng tổng đại số lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.

Công thức tổng quát:

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

là mức bình quâncộng của các mức tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn.

Nếu kí hiệulà lượng tăng (giảm)tuyệt đối bình quân, ta có công thức:

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân không có ý nghĩa khi các mức độ của dãy số không có cùng xu hướng(cùng tăng hoặc cùng giảm) vì hai xu hướng trái ngược nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau làm sai lệch bản chất của hiện tựơng

Tốcđộ pháp triển

Tốc độ pháp triển là tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng theo thời gian.

Có các tốc độ phát triển sau:

Tốc độ pháp triển liên hoàn( ti)

phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.

ti có thể được tính theo lần hay phần trăm(%).

Tốc độ phát triển định gốcTi

phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy mức độ của kì nghiên cứu ( yi )chia cho mức độ của một kì được chon làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số ( yi ).

Công thức:

Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối quan hệ sau:

  • Thứ nhất, tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc:

  • Thứ hai,thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thơì gian liền đó:

Tốc độ phát triển định gốc cũng được tính theo số lần hay%.

Tốc độ phát triển bình quân

là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn, phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn trong một thời kì nào đó .

Gọi là tốc độ phát triển bình quân, ta có:

Công thức này cũng có đơn vị tính giống hai công thức trên.Tốc độ phát triển bình quân có hạn chế là chỉ nên tính khi các mức độ của dãy số thời gian biến động theo một xu hướng nhất định(cùng tăng hoặc cùng giảm).

Tốc độ tăng (giảm)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %) Tương ứng với mỗi tốc độ phát triển, chúng ta có các tốc độ tăng giảm sau:

Tốc độ tăng giảm liên hoàn

phản ánh sự biến động tăng(giảm) giữa hai thời gian liền nhau, là tỉ số giữa lượng tăng(giảm) liên hoàn kì nghiên cứu () với mức độ kì liền trước trong dãy số thời gian (yi-1).

Gọi ai là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, ta có:

Tốc độ tăng (giảm) định gốc

là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc nghiên cứu() với mức độ kì gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy(yi).

Công thức:

Trong đó : Ai:Tốc độ tăng (giảm ) định gốc có thể tính được theo lần hay%.

Tốc độ tăng (giảm) bình quân

là số tương đối phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn trong cả thời kì nghien cứu .

Nếu kí hiệu là tốc độ tăng (giảm) bình quân , ta có:

Do tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính theo tốc độ phát triển bình quân nên nó cũng có hạn chế khi áp dụng giống như tốc độ phát triển bình quân.

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm)

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng(giảm) liên hoàn thì tương ứng với một tỷ số tuyệt đối là bao nhiêu.

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) được xác định theo công thức :

Trong đó: gi :Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm).

ai:Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn tính theođ đơn vị %.

còn được tính theo công thức sau:

*Chú ý:Chỉ tiêu náy chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, đối với tốc độ tăng (giảm ) định gốc thì không tính vì kết quả luôn là một số không đổi và băng yi /100.

0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 Nguyễn Thị Hường
  • hanh phamminh
  • 0 GIÁO TRÌNH | 3 TÀI LIỆU
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn
  • Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng
  • Khái niệm về dãy số thời gian
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » Khái Niệm Dãy Số Thời Gian