Khái Niệm Về Ma Trận | Maths 4 Physics & More...
I. Các định nghĩa về ma trận:
1. Định nghĩa 1.1:
Một ma trận A loại (cấp) m x n trên trường K (K – là trường thực R, hoặc phức C) là một bảng chữ nhật gồm m x n phần tử trong K được viết thành m dòng và n cột như sau:
Trong đó là phần tử ở vị trí dòng i, cột j của A. Đôi khi A được viết ngắn gọn là hay
Các ma trận thường được ký hiệu bởi A, B, C và tập hợp tất cả các ma trận loại m x n trên trường K được ký hiệu bởi Mm x n(K)
Ví dụ 1.1: là ma trận cấp 2 x 3. là ma trận cấp 3 x 2.
Ví dụ 1.2: Viết ma trận cấp 4 x 4 biết:
Nhận xét:
– Ma trận A có thể xác định trực tiếp bằng cách liệt kê các phần tử, cũng có thể được xác định theo công thức tổng quát.
– Ma trận không cấp m x n (ma trận zero), ký hiệu 0mxn là ma trận mà mọi phần tử đều bằng 0.
– Nếu m = n thì A được gọi là ma trận vuông cấp n trên K. Tập hợp tất cả các ma trận vuông cấp n trên K được ký hiệu là Mn(K)
– Ma trận cấp 1 x n được gọi là ma trận hàng; ma trận cấp m x 1 được gọi là ma trận cột
– Nếu A là ma trận vuông cấp n, thì đường chứa các phần tử a11, a22, a33,…, ann được gọi là đường chéo chính của A.
2. Định nghĩa 1.2: Cho . Khi đó:
– Nếu (nghĩa là tất cả các phần tử bên ngoài đường chéo chính của A đều bằng 0) thì ta nói A là ma trận đường chéo.
– Ta thường dùng ký hiệu diag(a1, a2,…, an) để chỉ một ma trận đường chéo cấp n có các phần tử trên đường chéo lần lượt là a1, a2, …, an
– Ma trận chéo có (nghĩa là các phần tử trên đường chéo chính đều bằng 1) được gọi là ma trận đơn vị. Ký hiệu: In
– Một ma trận đường chéo với tất cả các phần tử trên đường chéo chính đều bằng nhau được gọi là ma trận vô hướng.
– Nếu (nghĩa là tất cả các phần tử nằm bên dưới đường chéo chính của A đều bằng 0) thì ta nói A là ma trận tam giác trên.
– Nếu (nghĩa là tất cả các phần tử nằm bên trên đường chéo chính của A đều bằng 0) thì ta nói A là ma trận tam giác dưới.
– Ma trận tam giác trên hay tam giác dưới được gọi chung là ma trận tam giác.
II. Các phép toán trên ma trận:
1. Định nghĩa 2.1 (hai ma trận bằng nhau):
Cho .
Ta nói A = B khi và chỉ khi:
Ví dụ: Với Thì
Hai ma trận không thể bằng nhau do không cùng cấp.
2. Định nghĩa 2.2 (Ma trận chuyển vị):
Cho . Ta nói:
là chuyển vị của A (ký hiệu B = AT) nếu:
Ví dụ: Nếu thì
3. Tính chất 2.1:
Cho . Khi đó:
1.
2.
Ghi chú:
Cho . Khi đó, nếu AT = A thì ta nói A là ma trận đối xứng; nếu AT = – A thì ta nói A là ma trận phản xứng.
Ví dụ: là ma trận đối xứng. là ma trận phản xứng.
Nhận xét: Nếu B là ma trận phản xứng thì các phần tử trên đường chéo chính của B đều bằng 0.
4. Phép nhân một số với một ma trận:
Cho Ta gọi tích a và A (ký hiệu aA) là một ma trận được xác định bởi:
– Nếu a = -1 thì ta ký hiệu (-1).A bởi -A và gọi là ma trận đối của A. 5. Cộng hai ma trận:
Cho
Ta gọi tổng của A và B (A + B) là một ma trận được xác định bởi:
Tổng của A + (-B) được ký hiệu bởi A – B và gọi là hiệu của ma trận A và B. 6. Tính chất 2.2:
Cho. Ta có: (ab).A = a.(bA); (aA)T = a.(AT)
7. Ví dụ: Xác định các giá trị của x, y sao cho:
8. Định lý 2.1:
Cho . Khi đó:
1.Tổng hai ma trận có tính giao hoán: A + B = B + A
2.Tổng hai ma trận có tính kết hợp: A + (B + C) = (A + B) + C
3.Tồn tại ma trận 0mxn sao cho: A + 0 = 0 + A = A
4. Tồn tại ma trận đối của A sao cho: A + (- A) = (- A) + A = 0
5.Phép nhân vô hướng có tính phân phối: α(A+B) = αA + αB ;(α +β)A = αA + βA
6.Chuyển vị của tổng bằng tổng các chuyển vị:(A + B)T = AT + BT
Đánh giá:
Chia sẻ:
- In
Trang: 1 2
Thảo luận
40 bình luận về “Khái niệm về ma trận”
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Từ khóa » Tổng Quát Về Ma Trận
-
Ma Trận (toán Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] 1 CHƯƠNG 1. MA TRẬN - ĐỊNH THỨC
-
[Ma Trận] Một Số Khái Niệm Cơ Bản - Hai's Blog
-
[PDF] Bài 2 : MA TRẬN VÀ ĐỊNH THỨC - Topica
-
[PDF] HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH I. MA TRẬN II. ĐỊNH THỨC III ...
-
Ma Trận (toán Học) - Wiki Là Gì
-
[PDF] Bài Giảng Toán Cao Cấp PGS.TS Lê
-
[PDF] 4.1. Ma Trận Và Các Khái Niệm - TaiLieu.VN
-
[PDF] Toán A2: đại Số Tuyến Tính - Chương I Ma Trận - định Thức
-
Ma Trận Nghịch đảo Tổng Quát - 123doc
-
[PDF] TOÁN CAO CẤP - Khoa Kinh Tế - Luật
-
[PDF] BÀI GIẢNG ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
-
[PDF] BÀI 5 PHÉP NHÂN MA TRẬN VÀ MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO - Topica
giúp e chứng minh A.B=0 => A=O hoặc B=0 là đúng hay sai ?
ThíchThích
Posted by duy | 16/07/2016, 11:18 Reply to this commentThầy ơi cho em hỏi. Nếu đề bài hỏi là 2 ma trạn A và B có đồng dạng hay không? Thì em có thể giải quyết dạng bài này như thế nào ạ
ThíchThích
Posted by khuongbka | 18/01/2015, 09:54 Reply to this commentcho em hỏi ma trận đối xứng có bao nhiêu cặp số bằng nhau
ThíchThích
Posted by ngọc bích | 10/01/2014, 15:59 Reply to this commentMa trận đối xứng có tính chất Nên nếu xét ma trận vuông cấp n thì em có thể tính toán bằng cách liệt kê: – Với i = 1 thì có n – 1 cặp số giống nhau – Với i = 2 thì có n – 2 cặp số …… Từ đó, em sẽ có kết quả: 1 + 2 + 3 + …. + (n-1)
ThíchThích
Posted by 2Bo02B | 20/03/2014, 15:30 Reply to this commentXin thầy cho e hỏi, trong 1 ma trận vuông có mấy đường chéo chính ạ? Ở phần lý thuyết trên thầy nói đến các phần tử a[i,j] mà i=j thì sẽ nằm trên đường chéo chính, còn các phần tử a[i,j] mà i+j=n+1 thì cũng nằm trên đường chéo của ma trận vuông đó, nhưng đường chéo đó gọi là đường chéo chính hay đường chéo phụ vậy? E xin cảm ơn thầy.
ThíchThích
Posted by Nguyễn Hằng | 09/10/2012, 21:16 Reply to this commentThầy ơi cho e hỏi làm sao để nhân 1 chuỗi ma trận với nhau ạ? cách tính thế nào ạ?
ThíchThích
Posted by Bao Nghi | 23/07/2012, 22:21 Reply to this commentem cám ơn thầy ạ ^^
ThíchThích
Posted by Bunie | 21/02/2012, 20:31 Reply to this commentthầy ơi cho em hỏi tính lũy thừa của ma trận cấp n thì tính thế nào vd: lũy thừa 14 lần chả hạn của ma trận A cấp 3 chả hạn ?
ThíchThích
Posted by Phuong | 29/01/2012, 09:05 Reply to this commentĐề ra là : tính |A|. Tìm điều kiện của m để |A| nghịch đảo?
ThíchThích
Posted by Trần Thái | 02/01/2012, 20:27 Reply to this commentcho em hỏi ma trận nghịch đảo của ma trận có 1 phần tử là gì ạ:(
ThíchThích
Posted by huynh | 16/12/2011, 17:03 Reply to this commentThưa Thầy!các phần tử trên đường chéo chính có phần tử bằng không thì có được gọi là ma trận tam giác không?
ThíchĐã thích bởi 1 người
Posted by Huyền | 06/11/2011, 23:28 Reply to this commentEm xem lại định nghĩa ma trận bậc thang nhé. Ma trận bậc thang không phụ thuộc vào việc các phần tử trên đường chéo chính bằng 0 hay khác 0. Vì: – Thứ nhất, một ma trận cấp mxn bất kỳ luôn có dạng bậc thang, chứ không cần phải ma trận vuông (ma trận có đường chéo chính) – Thứ hai, nếu là ma trận vuông vẫn tồn tại ma trận bậc thang mà có các phần tử trên đường chéo chính bằng 0. Ví dụ:
ThíchThích
Posted by 2Bo02B | 07/11/2011, 13:19 Reply to this commentThưa thầy,cho em hỏi là chúng ta có thể dùng như mặc định rằng một ma trận vuông A lũy thừa 0 thì bằng ma trận đơn vị E ko ạ ? Và E lũy thưa n luôn = E nữa ? em xin cám ơn
ThíchThích
Posted by Ân | 02/10/2011, 18:28 Reply to this commentthưa thầy tại sao em ko thấy phép nhân 1 dòng với một số trong ma trận. Mà em thấy khi dùng biến đổi ma trận về ma trận đơn vị lại đc dùng phép tính trên???
ThíchThích
Posted by thiện | 09/03/2011, 16:22 Reply to this commentPhép biến đổi sơ cấp là phép biến đổi đưa ma trận về một ma trận mới có tính chất tương đương với nó. Dĩ nhiên, 2 ma trận chỉ tương đương chứ không phải ma trận này bằng bao nhiêu lần ma trận kia nên nó không phải là một phép toán trên ma trận. Phép biến đổi xuất hiện dựa trên quá trình giải hệ phương trình: đổi chỗ 2 pt cho nhau, nhân 1 pt với một hằng số. Do đó, em cần phân biệt các phép toán trên ma trận với các phép biến đổi: – Phép toán: cộng trừ hai ma trận cùng cấp, nhân 2 ma trận; lũy thừa của 1 ma trận vuông, nhân ma trận với 1 hằng số…. – Phép biến đổi: phép chuyển vị; 3 phép biến đổi sơ cấp….
ThíchThích
Posted by 2Bo02B | 11/03/2011, 22:58 Reply to this comment