Khái Niệm Về Rung Và Giảm Rung Cho động Cơ
Có thể bạn quan tâm
IV. Chọn động cơ điện cho máy bơm
1. Khái niệm về rung và giảm rung cho động cơ
Như đã trình bày ở phần đầu, do truyền lực qua cơ cấu khuỷu trục thanh truyền nên động cơ đốt trong là nguồn gây rung rất lớn cho bản thân nó và cho bệ máy. Tác hại do rung gây ra có thể rất lớn, đe dọa trực tiếp đến độ bền của trục và các ổ trục, làm kẹt pistong và xecmăng, bẻ gãy các gujông và bulông bắt bệ với thân máy, gây ứng suất và biến dạng lớn trong các chi tiết máy và làm giảm độ tin cậy chung của ôtô, tàu hỏa, tàu thủy… lắp động cơ này.
Ngoài ra, rung còn tạo nên âm lớn trong khu vực đặt máy, làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân. Để giảm những tác hại trên, ngày nay, đối với những động cơ không cân bằng và thậm chí cả những động cơ đã cân bằng người ta thường đặt trên bệ móng hay bệ tàu qua cơ cấu đàn hồi gọi là bộ giảm xóc.
Lực kích thích gây rung cho động cơ trên bệ là các lực quán tính không cân bằng của khối lượng chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, mômen của các lực này và mômen lật của động cơ.
Trên hình 1.6.7a biểu diễn sơ đồ đặt động cơ trên các bộ giảm xóc và chiều tác dụng của các lực kích thích.
Rung hay dao động tịnh tiến theo phương thẳng đứng của động cơ dọc theo trục OZ sinh ra bởi các lực quán tính không cân bằng của khối lượng chuyển động tịnh tiến và thành phần thẳng đứng của lực quán tính ly tâm không cân bằng.
Dao động quán tính theo phương nằm ngang dọc theo trục OY xuất hiện do thành phần nằm ngang của lực quán tính ly tâm. Còn dao động tịnh tiến theo phương nằm ngang dọc theo trục OX, chỉ xảy ra đối với các động cơ dùng để quay chân vịt, theo hướng này là lực kích thích do sự thay đổi tuần hoàn của lực đẩy Px từ chân vịt.
Dao động quay xung quanh trục OX tạo bởi mômen lật và thành phần nằm ngang của lực quán tính ly tâm không cân bằng. Dao động xung quanh trục OY gây ra do mômen lực quán tính của khối lượng chuyển động tịnh tiến không cân bằng và mômen của thành phần lực ly tâm theo phương thẳng đứng không cân bằng. Còn thành phần nằm ngang của lực này gây nên dao động quay quanh trục OZ.
Như vậy, động cơ có thể xem như một vật rắn, đồng thời tham gia trong sáu dao động liên hợp phức tạp: ba dao động tịnh tiến dọc theo ba trục tọa độ OX, OY, OZ và ba dao động quay xung quanh ba trục ấy (hình 1.6.7b).
Để minh họa nguyên lý giảm dao động nhờ bộ giảm xóc, dưới đây ta xem xét một trường hợp điển hình đơn giản: dao động của động cơ dưới tác dụng của một trong những thành phần lực quán tính không cân bằng là:
α ω2cos
Rm m Pz = r
hay có thể viết Pz =Pcosωt
trong đó: P =Rω2- biên độ kích thích;
t
ω
α= - góc quay của trục khuỷu tính từ điểm chết trên.
Nếu động cơ được bắt chặt trực tiếp với bệ máy thì lực Pz sẽ truyền toàn bộ lên bệ này. Để giảm lực tác dụng lên bệ máy, giữa động cơ và bệ ta đặt các bộ giảm sóc (như hình 1.6.7). Như vậy ta được một hệ dao động gồm động cơ và các lò xo
hình trụ. Theo nguyên lý về dao động ta có thể viết phương trình dao động cưỡng bức của động cơ ở dạng: t k C P Z ω ω / cos 1 1 2 2 ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − = hay Z =Acosωt trong đó: ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − = 2 2 / 1 1 k C P A ω
là biên độ của dao động cưỡng bức; C - độ cứng của hệ lò xo;
k - tần số dao động tự do của hệ.
Trong biểu thức (1.7) P/C là độ di chuyển tĩnh của hệ dưới tác dụng của lực kích thích P. Đối với mỗi giá trị nhất định của hệ thức này biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tỉ số ω/k. Từ biểu thức trên ta có thể kết luận rằng, cơ cấu đàn hồi có tác dụng giảm lực truyền rung cho bệ máy chỉ khi nào giá trị tuyệt đối của hiệu ⏐1-ω2/k2 > 1⏐, hay ω> 2k. Như vậy, khi tỉ số ω/k càng lớn (hay ω rất lớn so với k), có nghĩa là khi động cơ được đặt trên bệ càng đàn hồi, thì hiệu suất giảm xóc cho động cơ trên bệ đàn hồi càng lớn. Nói một cách khác, để giảm lực truyền rung cho bệ máy, máy phải đặt trên các bộ giảm xóc có độ đàn hồi đủ để tần số dao động tự do nhỏ hơn tốc độ góc của trục khuỷu.
Để giảm thành phần lực kích thích ngang (Py =mrRω2sinα) ta phải lắp vào hệ những lò xo ngang và nghiên cứu dao động theo phương nằm ngang của động cơ. Tương tự như trên ta cũng đi đến kết luận là: Để giảm lực kích động ngang, tần số dao động tự do phải nhỏ hơn so với các mômen kích thích ta cũng rút ra kết luận như trên.
Thông thường, tính toán dao động của động cơ đặt trên bệ đàn hồi bao gồm các bước sau:
1. Xác định sơ bộ trọng tâm của động cơ và các mômen quán tính tương ứng trục tọa độ đặt ở trọng tâm.
2. Căn cứ vào trọng lượng của động cơ và tải trọng cho phép trên một bộ giảm xóc để chọn chủng loại, số lượng và phân bố chúng dưới bệ máy của động cơ.
3. Theo số lượng và độ cứng của các bộ giảm xóc đã chọn xác định tâm cứng chung.
4. Xác định các tần số của dao động riêng.
5. Xác định biên độ của dao động do các lực và các mômen lực kích thích gây nên.
6. Kết luận về chủng loại số lượng giảm xóc và sơ đồ phân bố giảm xóc cho động cơ.
2.Các loại giảm xóc
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bệ Quán Tính Cho Bơm
-
Thảo Luận - Bệ Quán Tính Cho Bơm Nước Chiller, Cấp Thoát Nước
-
Bệ Quán Tính Là Gì ? Tại Sao Phải Lắp Bệ Quán Tính ? - Kỹ Sư M&E
-
FILE Tính Bệ Quán Tính - PDFCOFFEE.COM
-
FILE Tính Bệ Quán Tính | PDF - Scribd
-
Bệ đỡ Quán Tính Và Lò Xo Chống Rung Weicco - Bơm Nước MAS-DAF
-
BỆ QUÁN TÍNH IB - HudeTech
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Bơm Công Nghiệp để Có Hiệu Quả Sử Dụng Tốt Nhất
-
Bệ Quán Tính – IB | Lò Xo Chống Rung Hudetech
-
Ban Hành Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Trạm Bơm Nước Chữa Cháy
-
MỤC 22 1123 BƠM CẤP NƯỚC SINH HOẠT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 8532:2010 (ISO 5199 : 2002) Về Đặc ...
-
Đặc Tính Kỹ Thuật Của Bơm Ly Tâm - Cấp II - Phần 3