Khái Niệm Về Vòng Thuần Sắc - MyThuatMS
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm về vòng thuần sắc
* Vòng thuần sắc là gì?
Vòng thuần sắc là một sơ đồ màu mà trên đó toàn bộ những màu nguyên sắc, nghĩa là những màu đang ở tình trạng nguyên chất, với nguyên vẹn độ tươi thắm, là cơ sở cho lý luận, phân tích, định vị màu sắc được các họa sĩ, nhà sư phạm nghiên cứu để lý giải hệ thống về nguồn gốc vai trò, vị trí của các loại màu sắc được phát sinh ra trên cơ sở định vị hệ thống các màu cơ bản (fundamental colors). Từ đó sơ đồ cơ bản này chúng ta sẽ biết được vai trò, vị trí các màu bậc 2, 3, 4, 5, 6…
Sở dĩ gọi đây là Vòng thuần sắc, bởi vì trên nó toàn là những sắc màu nguyên chất, còn nguyên độ tươi thắm. Mọi việc giảng dạy phân tích, đánh giá màu sắc, đều gắn với việc tiếp thu và thực hành các lý giải trên sơ đồ này.
Về tên gọi thì có người gọi là Vòng thuần sắc, dịch theo thuật ngữ chính thống của Pháp và Anh là: “Cercle Chromatique” của Pháp ngữ (trong sách của Michel-Eugène Chevreul); “Chromatique Circle” của tiếng Anh. Ngoài ra tiếng Anh còn có một từ rất nôm na là “Colors Wheel”.
Cũng có người dịch các thuật ngữ nói trên với tên gọi nôm na là “Bảng màu”. Thiết nghĩ nếu gọi như thế thì rất khó cho việc lý giải, nói rõ về tình trạng của các màu chuẩn vốn đang được bố trí để làm cơ sở cho sự phân tích và giảng dạy một cách khoa học.
Hơn nữa, chữ “Thuần sắc” ở đây có nghĩa chỉ thuần là những “sắc” mà thôi. Tại sao lại gọi là sắc mà không gọi là “màu”?
Chúng ta biết rằng theo lý thuyết quang học thì màu của ánh sáng thường được gọi là “sắc” chứ ít gọi là “màu” như: sắc vàng, sắc xanh, sắc đỏ… Ngoài ra từ ngữ “sắc” này còn gợi đến gắn một tư duy gần như xuất thế của nhà Phật: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Hơn nữa, người ta gọi màu quang học là sắc bởi vì nó đâu phải là dạng màu nhân tạo, được chế tạo ra từ hóa chất hữu cơ hoặc vô cơ. Trên thực tế các nhà lý luận, nghiên cứu về màu sắc đều lấy điểm xuất phát từ màu của ánh sáng.
Trong lịch sử nghiên cứu, lý luận về màu sắc từ thế kỷ thứ 17 cho đến nay thì đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về màu sắc từ Francicus Aguilonius (1613), Isac Newton (1660), Johann Wofgang Goeth, Philip Otto Runge, Michel-Eugène Chevreul (1839, người ảnh hưởng đến lý luận về cách mạng màu sắc của các họa sĩ Phái Ấn tượng), Frans Gerritsen (1975) James Clerk Maxwell, người mở đầu hệ màu RGB (1872) Wihelm Ostwald, Michael Jacobs, Paul Klee, Faber Birren, Johannes Itten.
Sơ đồ màu của Johannes Itten
Biểu đồ màu của Wilhelm Ostwald
Sơ đồ màu của Micheal Jacobs
Sơ đồ màu của Paul Klee
Sơ đồ màu của Faber Birren
Biểu đồ màu của Albert H. Munsell
Về mặt sư phạm trước đây thì trên thế giới thường lấy sơ đồ dạy về màu của Micheal-Eugène Chevreul là mẫu mực. Và để giản dị, dễ nhớ, dễ hiểu người ta quy hệ thống ba màu chính và ba màu bổ túc thành hình ngôi sao có sáu cánh đều nhau. Hình này được cấu tạo bởi hai hình tam giác đều: một có mũi quay lên chứa ba màu chính Vàng Chanh, Đỏ và Xanh Lam; một mũi quay xuống chứa ba màu bổ túc hay bậc 2 là Cam, Tím và Lá Cây hay còn gọi là Xanh Lục.
Xen giữa các mũi của ngôi sao sáu cánh là sáu màu bậc 2 gồm: Vàng nghệ, Cam Đỏ, Đỏ Tím, Tím Xanh hay còn gọi là màu Chàm Lam Lục, Xanh đọt chuối.
Cũng xen kẽ giữa các màu, mười hai màu bậc 3, hai mươi bốn màu bậc 4, bốn mươi tám màu bậc 5…
Cứ như thế, chúng ta có thể coi các màu bậc 3, 4, 5, 6… như là các màu trung gian (intermediary colors) và từ sự tăng dần số lượng màu theo cách ấy mà Hình ngôi sao sáu cánh trở thành ngôi sao có số lượng cánh tăng dần lên từ mười hai, hai mưới bốn, bốn mươi tám, chín mươi sáu màu với chín mươi sáu cánh đều nhau. Sau đó cứ như thế mà tăng dần số lượng các bậc màu tùy theo ý muốn của nhà nghiên cứu.
Bằng mắt thường chúng ta khó nhận biết được những biến đổi từ cung bậc của sắc màu. Tuy nhiên nếu pha trộn và đo bằng máy thì số màu sẽ khôn lường.
Từ đố để tiện việc tạo sự liên kết của dãy màu, người ta biến hình ngôi sao nhiều cánh nói trên thành hình vành khăn với một dãy màu bố trí liên tục thật mạch lạc và đẹp mắt.
Trong ứng dụng giảng dạy, các sơ đồ cần được các nhà giáo dục mỹ thuật thực hiện thêm để làm giáo cụ giảng dạy, giảng giải khúc chiết như sau:
- Sơ đồ mô tả ánh sáng trắng tách ra bảy sắc cầu vồng, từ bảy sắc màu này chúng ta rút ra ba màu chính và ba màu phụ để tiện lý giải. Trên sơ đồ đó cũng thể hiện việc cộng bảy màu sắc cầu vồng vừa nói chung lại với nhau để có màu Trắng như lý thuyết quang học.
- Sở dĩ được hiệu quả của phép cộng này được như vậy bởi vì đó là bảy màu của ánh sáng.
- Kế đó là sơ đồ phép cộng của bảy màu nhân tạo giống y như bảy sắc Cầu vồng pha trộn chung lại (cộng). Và kết quả của việc “cộng” bảy màu lại với nhau lại cho ra màu Xám đậm chứ không phải là màu Trắng. BỞi vì, đó là loại màu nhân tạo, do sắc tố hữu cơ, vô cơ tạo ra. Cho nên, hiệu quả cộng của bảy màu nhân tạo này làm sao giống như việc cộng loại màu ánh sáng.
Chúng ta dùng sơ đồ này để giảng về hai loại màu: màu ánh sáng và màu nhân tạo; về nguồn gốc, avi trò, vị trí, cách ứng dụng hai loại màu Xám.
- Sơ đồ một màu pha với Trắng, pha với Đen, pha với Trắng lẫn Đen (pha với Xám tro) để giảng về độ sáng về độ đậm, độ tái và về cường độ.
- Từ sơ đồ các màu nguyên sắc, màu trung gian, màu trung tính, màu tương đồng, màu bổ sung xen kẽ, màu bổ sung kép… chúng ta trình bày về cách tìm kiếm, định vị màu nguyên sắc, màu trung gian, màu tương đồng trên vòng thuần sắc để từ đó giảng giải về cách tìm màu chủ đạo cho phương pháp hòa hợp ít màu, nhiều màu, hòa hợp đơn sắc và đa sắc.
- Sơ đồ màu theo dạng khối cầu để giảng về ba chiều của màu sắc.
- Sơ đồ về các màu nguyên sắc trên vòng thuần sắc pha dần với màu đen cùng với sơ đồ các màu này, độ tươi, độ tái, sắc độ, sắc biến… bị pha dần với màu trắng để giảng giải về sự biến hóa của màu cũng như các trạng thái của màu sắc.
Ngoài ra còn có sơ đồ giảng giải về phối cảnh, nhiệt độ của màu.
>>> Hành trình từ hang động đến bảng màu của vòng thuần sắc
>>> Kỹ thuật mặt nạ vòng thuần sắc
>>> Vòng thuần sắc trong thiết kế nội thất và thời trang
Từ khóa » Vòng Tròn Thuần Sắc
-
Lý Thuyết Màu Sắc, Vòng Thuần Sắc Và Kỹ Năng Phối Màu
-
Vòng Thuần Sắc Là Gì? Các Yếu Tố Tạo Nên Vòng Thuần Sắc - Unica
-
VÒNG THUẦN SẮC LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA VÒNG THUẦN SẮC
-
Vòng Thuần Sắc Trong Thiết Kế Nội Thất Và Thời Trang - MyThuatMS
-
Khái Niệm Và Cách Lên Một Vòng Thuần Sắc Cơ Bản - LADIGI Academy
-
[Luyện Thi Vẽ Trang Trí Màu] BÀI 19: Vòng Tròn Thuần Sắc
-
Color ME - 1. Vòng Thuần Sắc Là Gì? - Facebook
-
Sử Dụng Vòng Thuần Sắc - Color ME
-
Hướng Dẫn Vẽ Vòng Tròn Màu Thuần Sắc - YouTube
-
[Luyện Thi Vẽ Trang Trí Màu] BÀI 19: Vòng Tròn Thuần Sắc - YouTube
-
[Luyện Thi Vẽ Trang Trí Màu] Hướng Dẫn Tô Trực Tiếp Vòng Tròn ...
-
Cách Làm Vòng Tròn Thuần Sắc - Học Tốt