Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo Là Gì? 6 Nguyên Nhân Xung đột Sắc Tộc

Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm xung đột tôn giáo đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì?

“Xung đột” (conflict), theo nghĩa chung nhất của từ này, được hiểu như quan hệ không tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống, dẫn đến sự vận hành trục trặc hoặc sự sụp đổ của hệ thống. Theo nghĩa đó, thuật ngữ “xung đột” đã được sử dụng trong không chỉ các ngành khoa học xã hội, mà còn cả tự nhiên nữa.

Sắc tộc (race)

Sắc tộc là thuật ngữ chỉ một cộng đồng tộc người sinh sống trong một lãnh thổ nhất định và là chủ thể của những giá trị văn hóa tạo nên nét riêng đủ để phân biệt với các cộng đồng tộc người khác.

Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì? 6 nguyên nhân xung đột sắc tộc
Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì?

Tôn giáo (religion)

Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiêu. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:

- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.

- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.

- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.

Xung đột sắc tộc (ethnic conflict)

Xung đột sắc tộc là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về các lợi ích kinh tế hoặc các giá trị văn hóa giữa các cộng đồng tộc người.

Xung đột tôn giáo (religious conflict)

Xung đột tôn giáo là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về giá trị tôn giáo giữa các cộng đồng tôn giáo. Một số cuộc xung đột tôn giáo trên thế giới như xung đột giữa các nhóm đạo Hồi ở I-rắc, giữa các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo), xung đột ở miền Nam Thái Lan (Hồi giáo - Phật giáo), Phi-lip-pin (Hồi giáo - Thiên Chúa giáo), xung đột quốc tế liên quan đến việc đăng tải các bức biếm họa Đấng tiên tri Mô-ha-mét trên báo chí một số nước ở châu Âu...

Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình. Các cuộc xung đột tôn giáo rất phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

6 nguyên nhân xung đột sắc tộc

Theo chuyên gia Bỉ Olivier Duhayon, có 6 nguyên nhân chính dẫn đến xung đột:

Nghèo đói và bất công kinh tế:

Mindanao vốn là miền đất hứa nhờ giàu khoáng sản và gỗ, đóng góp phần lớn trong xuất khẩu nông nghiệp và có nhiều tiềm năng du lịch do ít bão. Dù vậy người dân vẫn cứ nghèo. Các tỉnh đóng góp nhiều nhưng không được trung ương hỗ trợ tương xứng.

Lề lối quản lý yếu kém:

Philippines tuyên bố độc lập năm 1946. Nền dân chủ còn non trẻ đã phải chịu nhiều sức ép từ nước ngoài song song với nạn nghèo đói và xung đột bùng phát trong nước.

Bất công xã hội và lạm dụng quyền lực:

Do lề lối quản lý yếu kém, bất công xảy ra phổ biến, nạn lạm quyền rất dễ xảy ra một khi tài sản chỉ tập trung vào một số ít cá nhân.

Số nhỏ quyền lực thâu tóm kinh tế:

Số ít lãnh đạo chính trị ở địa phương đồng thời là chủ đất, chủ đầu tư, nhà tài chính và buôn chứng khoán. Như vậy thành phần này đã nắm chính trị lẫn kinh tế. Môi trường dân chủ yếu kém là điều kiện để họ nhũng lạm.

Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì? 6 nguyên nhân xung đột sắc tộc
6 nguyên nhân xung đột sắc tộc

Căn nguyên tước đoạt đất đai:

Trước thế kỷ 16, khi Magellan tìm thấy Philippines thì đã có dân gốc Mã Lai cư trú. Sau đó, thực dân Tây Ban Nha đến đã tước đoạt đất đai của họ. Hiện nay họ sống chủ yếu trong rừng hay sống du mục.

Mâu thuẫn từ các cộng đồng văn hóa:

Ngoài dân bản địa còn có cộng đồng người dân tộc Moro theo Hồi giáo. Người Moro chủ yếu là dân di cư từ Indonesia sang và thường bị đánh đồng là chiến binh. Trong khi đó, người Thiên Chúa giáo, hậu duệ của người Tây Ban Nha, chiếm số đông (75% dân số Mindanao) đang làm chủ đồn điền, công ty mỏ, công ty lâm sản.

Xem thêm bài viết: "Khái Niệm Tôn Giáo là gì? Tôn Giáo tiếng Anh là gì? Bản chất, nguồn gốc" tại đây!

Kết luận:

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365

Từ khóa » Khái Niệm Xung đột Tôn Giáo Là Gì