Khai Phá Dữ Liệu (Data Mining) Là Gì? Cách Thức Hoạt động Và Ví Dụ
Có thể bạn quan tâm
Khai phá dữ liệu là một quá trình được các công ty sử dụng để biến dữ liệu thô thành thông tin hữu ích.
- Giới thiệu môn học Đồ án cuối khóa - Phân tích dữ liệu (Chứng chỉ Data Analysis)
Table of Contents
- 1. Những điểm cần nhớ
- 2. Khai phá dữ liệu là gì?
- 3. Cách thức hoạt động của Khai phá dữ liệu
- 4. Phần mềm khai phá và lưu trữ dữ liệu
- 5. Ví dụ về khai phá dữ liệu
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên là gì?
- Data Analytics (Phân tích dữ liệu) là gì?
- Học máy (Machine Learning) là gì?
1. Những điểm cần nhớ
- Khai phá dữ liệu là quá trình phân tích một lượng thông tin lớn để nhận diện các xu hướng và mẫu hình (pattern).
- Khai phá dữ liệu có thể được các công ty sử dụng cho mọi thứ, từ tìm hiểu về những gì khách hàng quan tâm cho đến phát hiện gian lận và lọc thư rác.
- Các chương trình khai phá dữ liệu chia nhỏ các mẫu và kết nối trong dữ liệu dựa trên thông tin mà người dùng yêu cầu hoặc cung cấp.
2. Khai phá dữ liệu là gì?
Khai phá dữ liệu là một quá trình được các công ty sử dụng để biến dữ liệu thô thành thông tin hữu ích. Bằng cách sử dụng phần mềm để tìm kiếm các mẫu hình (pattern) trong một lượng dữ liệu lớn, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, nhờ đó phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, giảm chi phí và tăng doanh số bán hàng. Khai phá dữ liệu phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu, lưu trữ và xử lý máy tính hiệu quả .
Các quy trình khai phá dữ liệu được dùng để xây dựng các mô hình học máy đằng sau những ứng dụng như công nghệ công cụ tìm kiếm và các chương trình đề xuất.
>>> Đọc ngay: Nghề phân tích dữ liệu data analysis tại Việt Nam
3. Cách thức hoạt động của Khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu bao gồm các hoạt động khám phá và phân tích các khối thông tin lớn để tìm ra các mẫu hình (pattern) và xu hướng có ý nghĩa. Nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như quản lý rủi ro tín dụng, phát hiện gian lận, lọc email rác, hoặc thậm chí để nhận dạng cảm xúc hoặc ý kiến của người dùng.
Quá trình khai phá dữ liệu được chia thành năm bước. Đầu tiên, các tổ chức thu thập dữ liệu và tải vào kho dữ liệu của họ. Tiếp theo, họ lưu trữ và quản lý dữ liệu, trên máy chủ nội bộ hoặc đám mây. Bước ba, các nhà phân tích kinh doanh, đội ngũ quản lý và chuyên gia công nghệ thông tin truy cập vào dữ liệu và xác định xem nên sắp xếp lượng dữ liệu đó như thế nào. Sau đó, phần mềm ứng dụng phân loại dữ liệu và cuối cùng, người dùng cuối trình bày dữ liệu ở một định dạng dễ dàng chia sẻ, chẳng hạn như bảng hoặc biểu đồ.
4. Phần mềm khai phá và lưu trữ dữ liệu
Các chương trình khai phá dữ liệu phân tích các mối quan hệ và mẫu hình (pattern) trong dữ liệu dựa trên những gì người dùng yêu cầu. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng phần mềm khai phá dữ liệu để tạo ra các lớp thông tin. Để minh họa, hãy tưởng tượng một nhà hàng muốn sử dụng phần mềm khai phá dữ liệu để xác định khi nào thì nhà hàng nên cung cấp một số món đặc biệt. Họ sẽ xem xét thông tin đã thu thập và tạo ra các lớp dựa trên thời điểm khách hàng đến và những món họ gọi.
Trong các trường hợp khác, công cụ khai phá dữ liệu tìm các cụm thông tin dựa trên các mối quan hệ logic hoặc xem xét các mối liên kết và các mẫu tuần tự để đưa ra kết luận về xu hướng hành vi của người tiêu dùng.
Lưu trữ là một khía cạnh quan trọng của khai phá dữ liệu. Lưu kho là khi các công ty tập trung dữ liệu của họ vào một cơ sở hoặc chương trình dữ liệu. Với kho dữ liệu, một tổ chức có thể chia nhỏ một phần dữ liệu để một số người dùng nhất định phân tích và sử dụng.
Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, các nhà phân tích có thể bắt đầu với dữ liệu họ muốn và tạo một kho dữ liệu dựa trên các thông số đó. Dù các tổ chức sắp xếp dữ liệu của họ như thế nào, những dữ liệu này đều được dùng để hỗ trợ quá trình ra quyết định của cấp quản lý.
>>> Đọc ngay: Phân tích dữ liệu là gì? Ứng dụng của nghề phần tích dữ liệu data Analyst
5. Ví dụ về khai phá dữ liệu
Các cửa hàng bán lẻ rất thường sử dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu. Nhiều siêu thị cung cấp thẻ khách hàng thân thiết để được hưởng các mức giảm giá không áp dụng cho những người không phải thành viên. Thẻ này giúp các cửa hàng dễ dàng theo dõi ai đang mua gì, mua vào lúc nào và ở mức giá nào. Sau khi phân tích dữ liệu, các cửa hàng có thể sử dụng dữ liệu này để cung cấp cho khách hàng các phiếu giảm giá nhắm vào thói quen mua hàng của họ hoặc quyết định thời điểm khi nào bán các sản phẩm ở giá gốc hoặc giảm giá.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
- Phân tích dữ liệu kinh doanh là làm gì năm 2022
- Data analyst là gì? Tất cả những gì cần biết về nghề phân tích dữ liệu Data analyst
- Trang bị Kỹ năng phân tích dữ liệu cho người mới
- Nhà phân tích dữ liệu làm gì: mô tả, trách nhiệm?
- Giải đáp về Các loại nhà phân tích dữ liệu Data Analyst
Vân Nguyễn (Dịch từ Investopedia)
Rate this post ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiXTừ khóa » Khai Khoáng Dữ Liệu Là Gì
-
Data Mining Là Gì? Các Công Cụ Khai Phá Dữ Liệu Phổ ... - ISB Insight
-
Data Mining Là Gì? Các Công Cụ Khai Phá Dữ Liệu Phổ ...
-
Khai Phá Dữ Liệu (Data Mining) Là Gì? - LaGi.Wiki
-
[PDF] Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHAI PHÁ DỮ LIỆU WEB - VNU-UET
-
Data Mining - Khai Phá Dữ Liệu - [Data Science Series] - Viblo
-
Các Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu - Viblo
-
Khai Phá Dữ Liệu Là Gì? Tìm Hiểu - VietAds
-
Khai Phá Dữ Liệu Là Gì? Tại Sao Phải Tiến Hành Khai Phá Dữ Liệu?
-
Data Mining Là Gì? 7 Công Cụ Khai Phá Dữ Liệu Phổ Biến - Vietnix
-
Data Mining Là Gì? Lợi ích & Các Bước Trong Data Mining - Unica
-
1 - Khai Phá Dữ Liệu Là Gì? - Thiết Kế Website
-
Khai Phá Dữ Liệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khai Phá Dữ Liệu Là Gì? Các Công Cụ Khai Phá Dữ Liệu Phổ Biến?