Khái Quát Bốn Cuộc Viễn Chinh Cuối Cùng Của Quân Thập Tự

Kho lịch sử

Khái quát bốn cuộc viễn chinh cuối cùng của quân Thập Tự

Khái Cuộc viễn chinh lần thứ 5 (1217 – 1219) có sự tham gia của vua Hunggari và lãnh chúa phong kiến Đức, Áo, Nêđéclan. Nhưng đến Áccô, vua Hunggari quay về, bộ phận còn lại tấn công xuống Ai Cập, song cuối cùng bị thất bại. Cuộc viễn chinh lần thứ 6 (1228 – 1229) do hoàng đế Đức Phriđrích II tiến hành. Ông đã dùng biện pháp ngoại giao kí với Xuntan Ai Cập một hoà ước, do đó đã chiếm được Giêrudalem và nhiều thành phốkhác ở Palextin. Nhưng trong quá trình ấy, do mâu thuẫn với toà thánh Rôma, giáo hoàng tuyên bố khai trừ giáo tịch của ông, lại còn cho quân tấn công lãnh địa của ông ở Nam Italia, nên ông phải vội vàng rút quân về. Đến năm 1244, Ai Cập lại chiếm Giêrudalem, và từ đó “đất thánh” của đạo Kitô vĩnh viễn ở trong tay người Hồi giáo. Cuộc viễn chinh Cuộc viễn chinh lần thứ 7 (1248 – 1254) do vua Pháp Lui IX cầm đầu. Tham gia viễn chinh, ngoài bọn phong kiến Pháp còn có quý tộc và kị sĩ Anh. Mục tiêu của cuộc viễn chinh này là Ai Cập, nhưng cũng bị thất bại nặng nề. Bản thân Lui IX bị bắt, phải dùng một khoản tiển lớn để chuộc tự do và phải rút khỏi Ai Cập đến Áccô và năm 1254 thì rút về nước. Cuộc viễn chinh lần thứ 8 (1270) vẫn do vua Pháp Lui IX chỉ huy. Mục tiêu tấn công lần này nhằm vào Tuynít (Tunis), nhưng tại đây, Lui IX đã bị chết vì bệnh dịch hạch. Quân Thập tự tan rã. Sau đó, giáo hoàng còn nhiều lần hô hào tổ chức viễn chinh, nhưng không ai hưởng ứng. Đến năm 1289, Tơripôli bị Xuntan Ai Cập chiếm. Hai năm sau, cứ điểm cuối cùng của quân Thập tựở bờ Đông Địa Trung Hải là Áccô cũng bị rơi vào tay người Ai Cập và bị phá huỷ. Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/cuoc-vien-chinh-lan-thu-4-cua-tay-au.html Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
  • Follow Us on Twitter!
  • "Join Us on Facebook!
  • RSS
Contact

1 phút quảng cáo

  • http://ketsatantoan.vn/

Bài viết mới nhất

  • Sự thành lập các trường đại học ở Tây Âu thời Trung kì Phong Kiến
  • Sự thành lập các vương quốc của người Giécmanh
  • Tìm hiểu về triết học kinh viện
  • Bộ máy nhà nước phong kiến ở Tây Âu
  • Mục đích chủ yếu của việc thành lập phường hội
  • Phường hội là tổ chức nghề nghiệp
  • Sự phát triển của đạo Kitô
  • Tình trạng văn hóa giáo dục của Tây Âu
  • Sự ra đời của văn học thành thị và những thành tựu của nó
  • Chế độ phong kiến ở Tây Âu từ năm 768 đến năm 814

Tất cả bài viết

  • ▼  2015 (46)
    • ▼  tháng 6 (45)
      • Những cải tiến quan trọng trong quá trình lao động...
      • Sự ra đời của văn học thành thị và những thành tựu...
      • Sự phát triển của văn học kị sĩ và thơ trữ tình củ...
      • Tìm hiểu về triết học kinh viện
      • Sự thành lập các trường đại học ở Tây Âu thời Trun...
      • Giáo hội làm ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của đ...
      • Tình trạng văn hóa giáo dục của Tây Âu
      • Hậu quả của cuộc viễn chinh Thập tự
      • Khái quát bốn cuộc viễn chinh cuối cùng của quân T...
      • Cuộc viễn chinh lần thứ 4 của Tây Âu tiếp tục thất...
      • Bắt đầu cuộc viễn chinh lần thứ tư của phong kiến ...
      • Cuộc viễn chinh lần thứ ba (1189-1192)
      • Cuộc viễn chinh của kị sĩ Tây Âu
      • Cuộc viễn chinh của những người dân nghèo
      • Nguyên nhân của các cuộc viễn chinh
      • Những cuộc viễn chinh của quân thập tự
      • Mâu thuẫn giữa hai bên giáo hội
      • Hội nghị toàn thể tín đồ Kitô giáo lần thứ nhất
      • Tổ chức giáo hội sơ kì phong kiến
      • Sự phát triển của đạo Kitô
      • Ảnh hưởng của thành thị đối với chế độ phong kiến
      • Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng
      • Đấu tranh của thợ thủ công chống quý tộc thành thị
      • Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị của thành ...
      • Thành thị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến
      • Châu Âu đã diễn ra việc chuyên môn hoá về sản xuất
      • Phường hội bước vào quá trình tan rã
      • Phường hội là tổ chức nghề nghiệp
      • Mục đích chủ yếu của việc thành lập phường hội
      • Sự phát triển của thành thị
      • Trang viên phong kiến
      • Quá trình ra đời của thành thị
      • Hoàn cảnh lịch sử
      • Bộ máy nhà nước phong kiến ở Tây Âu
      • Chính sách xã hội thời phong kiến
      • Chế độ đối với nông dân thời phong kiến
      • Tình hình chế độ dưới sự tổ chức của lãnh chúa
      • Chính sách ruộng đất thời phong kiến
      • Công xã nông thôn của người Frăng được thành lập
      • Quá trình hình thành chế độ phong kiến
      • Chế độ phong kiến ở Tây Âu từ năm 768 đến năm 814
      • Vương quốc Frăng và Vương triều Carôlanhgieng
      • Vương triều Mêrôvanhgiêng
      • Quá trình thành lập, phát triển của vương quốc Frăng
      • Sự thành lập các vương quốc của người Giécmanh
Được tạo bởi Blogger.

Latest Tweets

  Theme by Site5. Experts in Web Hosting. HTML5 Inside © ;

Từ khóa » Cuộc Viễn Chinh Cuối Cùng